Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      




ĐI HOANG



V ới tôi ngày nào cũng là ngày nghỉ nhưng vẫn quen thói buổi trưa phải ngơi, dù là 15, 20 phút. Cái đó đã thành cố tật của cả nhà.  Khởi Đông  rồi mà trời Sàigòn vẫn nắng như thiêu, vẫn mưa gió sụt sùi như mùa Hạ. Với thời tiết khó thương như vậy, tôi thường bị vợ cấm túc tại nhà. Lý do; " sống đã cơm rau, đau mà không thuốc." 
      Nhưng trưa nay thì lại khác, ăn xong tôi mặc quần áo đứng ngoài hành lang nhìn xuống để chờ.  Vợ tôi hỏi có ý châm chọc:
      " Anh đi  làm Vương làm Bá để mang bạc thước về hay sao mà giữa trưa nắng dầy dày thế này mà ra đường?".
     Tôi chưa kịp lên tiếng tì thằng con hớt lẻo:
     " Bố đi uống cà phê với bác Đỗ.  Lúc mẹ chưa về, bác Đỗ gọi điện thoại bảo bố chuẩn bị, bác đến ới là đi ngay tới" Thằng Bờm" có người chờ".
     " Hỗn ! Sao con dám goi người tương giao với bố là" thằng này, thằng nọ". Mẹ lại vả cho rơi răng ra bây giờ".
     " Không phải đâu mẹ ơi! " Thằng Bờm"  là tên một quán cà phê".
     " Ở đâu?"
     "Bên kia Cù Lao Phố".
     Quay qua tôi, vợ tôi nói đầy khiêu khích:
     "Đi mấy cục cây số, chỉ để uống ly cà phê?  Bộ uống xong là được khước, rồi anh em ông trở thành Quận công,  Tể tướng cả hay sao mà ghê thế! "
     Tôi chỉ biết cười trừ. Được thể thị' bồi" thêm:
     "Nghe nói bác Đỗ đang sửa hay làm nhà mà vẫn" đi hoang" thế à?  Thật khổ cho bác gái và mấy cháu.
     " Làm nhà thì cứ làm nhà'/" Còn ông! vẫn cứ tà tà đi chơi".
     Không ngờ vợ tôi cũng" xuất khẩu thành thi"! Thay vì trả lời, tôi nối đuôi hai câu:
      
     " Đi chơi cho sướng cái đời" / " Không chơi thì để cuộc đời làm chi?"
 
     Tiếng xe Honda  rồ máy. Tiếng còi chát  chúa như còi ô tô vang vọng. Trời nắng chang chang, tôi bước xuống lầu để đi về hướng mặt trời  mọc.
     Con đường này tôi vẫn thường đi. ngày anh Nguyễn còn ở nhà, gần như tuần nào tôi cũng cùng anh xuôi ngược để thăm cụ thân sinh ra anh t rở bệnh. Đó là lý do chính, nhưng những lý do phụ lại phấp phới hấp dẫn hơn nhiều ở các lần đi núi , đi biển để giải tỏa cái mà danh từ thời thượng gọi là" bức xúc".
     Qua cầu Bình Triệu, chiếc xe lồng lộng lên như ngựa vía phi nước kiệu đại. Tính anh Đỗ vẫn vậy, vẫn bất chấp tất cả.  Tôi đã bị ảnh hưởng của anh từ ngày xưa còn bé:
      
     "Nhân sinh quí thích chí"/ "Có bao năm: ba vạn sáu ngàn ngày " / " Như bóng đèn" / " Như mây  nổi " / " Như gió thổi" / " Như chiêm bao !".
 
     Trái với anh Đỗ, anh Nguyễn cẩn trọng từ lời ăn tiếng nói. Đã nhiều lần anh" sửa lưng" tôi, vì nói năng vô trật tự, đi đứng ẩu tả.
     Nhưng anh Đỗ chưa lần nào phải đưa đi cấp cứu tai nạn lưu thông.  Ngồi sau xe anh Đỗ chạy, tôi thấy an tâm hơn, dù anh vượt xe 18 bánh , hay qua ổ voi ,ổ khủng long trên  xa  lộ.
     Chỉ 30 phút phù du rong ruổi. Ở giữa Cầu  Gành, anh em tôi như lạc vào cảnh giới khác, đất t rời mây nước giao hòa một màu lam tím.  Mặt sông mặt nước  Đồng Nai đã choáng ngợp, ru hồn chúng tôi vào cõi mộng.  Thảo nào, ông Đoàn Phú Tứ, ở không gian nào đó ngày xưa đã đối cảnh sinh tình:
      
"Màu thời gian không xanh"/ "  Màu thời gian tím ngát?" / "  Hương thời gian không nồng" / " Hương thời gian thanh thanh"
( Màu thời gian).
 
     Trạng thái lâng lâng ấy theo anh em tôi vào mãi quán" Thằng Bờm". Trời chiều đẹp như chưa có một buổi chiều nào đẹp như thế! Tiếc rằng tôi không có tài của nhà văn, nhà thơ để' bắt được" cảnh tuyệt vời này sống mãi.
     Đến điểm hẹn có người chờ quá sớm. Anh Đỗ đi trước thời gian cả tiếng, nên phải cất công làm đồng hồ báo thức," thỉnh" Bùi đến điểm hẹn.
     Với một phong thái của một người có tầm cỡ ở tương lai, bị nâng đầu dậy, chỉ để uống có ly cà phê, và nghe lời tráh cứ đến hai lần" đến hẹn chẳng lên:; là lần  tiễn người đi và lần đón người về; Bùi vẫn tươi  rói, giải thích rằng " hai lần đó lỗi hẹn vì Công tư đều chẳng vẹn được cả đôi bề".
      
     " Quán vắng chiều mưa "/ " Mưa với gió: "/"  Quán cùng hung cực ác"
 
     Trời  càng đẹp như mơ làm cho nhếch nhác. Chính người xứ Bưởi cũng ngạc nhiên vì hai trận mưa rào liên tục, mưa bất ưng bất chợt, chứ không thèm gầm gừ báo trước.  Mưa đập xuống mái tôn, khiến người nói phải cao giọng, người nghe phải lắng tai . Tiếng nhạc Giáng sinh ngoại nhập rất hay, đang phát ra từ hai, ba cái loa bị mưa át cả cung bực điệu đàng.
     Rất may là chiều thứ 7, Bùi được nghỉ theo luật lao động  mới.  Còn anh Đỗ với tôi,thời gian chẳng là cái ' thá" gì; nên chuyện Đông, Tây, chuyện thời sự văn nghệ, biết gì nói nấy. Nghe không chán, nói không mỏi, kể cả những kỷ niệm với hai người ở xa là anh Nguyễn và bạn" Sầu Mê Điên" - thuở nào cũng ngồi ở bàn này- ở đây.
      
     Tôi được mời mua vé số. Trước khi mua thì ai cũng phải dò số cũ.  Tôi rút kính đọc số dò, thì mảnh giấy nhỏ rớt ra. Đó là mảnh giấy ghi vội cuộc đối đáp" văn nghệ" của vợ chồng tôi. Bảo là câu đối ,hay bài thơ" con cóc" cũng được cả. Tôi sung sướng đọc cho anh Đỗ và bạn Bùi nghe toàn văn, cùng lời giải thích:
      
     " Làm nhà  thì cứ làm nhà " / " Còn ông! vẫn cứ tà tà đi chơi " / "Đi chơi cho sướng cái đời"/ " Không chơi thì để cuộc đời làm chi?"
 
     Nghĩ đến người anh và người bạn. Bây giờ đã phương trời cách biệt, ở sinh cảnh mới ấy, hai vị đó có những điều bất như ý, qua nội dung nhưng bức thư gửi về. Nhất là bạn" Sầu Mê Điên", vì chưa quen với' đi cày" 10 tiếng mệt nhoài. Nên " Sầu không ổn" / " Mê không xong" / "  Điên không được!". Buồn thay cho bạn tôi, người chỉ mê có không khí cà phê, thuốc lá với anh em; mà bây giờ phải chịu, phải cai đành đoạn !.
     Trong t hư gửi về, bạn tôi nhớ như in cùng anh em cà phê, thuốc lá; bên cạnh những người đã nhiều lần phải góp tiền lại mua những điếu thuốc lẻ, rồi nhường qua, nhường lại cho nhau.
     Ở cái xứ gì cũng có sẵn,phú túc như vậy  mà không dám xài tự do thì tức thật! Chả lẽ, ngoài' tứ khoái" ra , không có cái nào là cái "khoái thứ năm"" thứ sáu"; để công dân nước họ di dưỡng tinh thần.  Mà, cà phê thuốc lá đâu có phải là thứ ma túy độc hại gì lắm cho cam!  Thôi thì " Nhập gia tùy tục'/" Đáo giang tùy khúc", làm sao cưỡng lại tập tục mới của đất nước người ta.
     Thằng con tôi đang ở tuổi đua đòi, hỏi tôi:
     "Quán" Thằng Bờm" ở số mấy, đường nào, trên đó? Để hôm nào con lên thăm bà dì, con nói chú Tạ cho tới đó cho biết".
     Tôi trả lời:
     " Thằng Bờm"  thì ở đâu chả có, quán ấy cũng như trăm ngàn quán khác. Đáy chốt là ở cái không gian, và không khí do những người ngồi bên nhau tạo ra. Rồi cho nó một cái" hồn" , rồi trở thành những kỷ niệm gắn liền nó với sự kiện, với thời gian. Cà phê, thuốc lá cũng giống như ăn nhậu. . Cũng kén chọn như  thi sĩ Tản Đà đã dạy người ta ỏ cung cách , và thể cách hưởng dụng sao cho ngon. Bài luận thuyết dài rút lại  gồm ba điều chính: " Đồ ăn ngon" / " Chỗ ngồi ngon"/ " Người  ùng ăn: ngon" / " Ngon!"
     Chén nào cũng là chén quỳnh, nêu được đối ẩm với tri âm.  cám ơn anh Đỗ. Cám ơn những lần đi hoang, và nhất là buổi chiều tuyệt với hôm nay:
      
" Trăm năm rồi cũng trắng tay " / " Mấy ai xứng đáng bậc thầy đi hoang".
    

Bình Qưới Tây, 27/11/1999.( tiễn anh U.T.- đón anh P.D.)
( trích "  tháng Hai buồn, đọc lại Lỗ Tấn  " Văn Uyển, San José, Cali xb, năm 2002)

 
LỜI BÀN MAO TÔN CƯƠNG:
 
Câu chuyện đã qua đi hơn 10 năm. Danh tính nhân vật : "Nguyễn ","Sầu Mê Điên" ( Mỹ) , ở Biên Hòa  là " Bùi",  ở  tp. HCM  là  " Đỗ"," và Hoàng vũ Đông Sơn  cùng , vợ,  một con trai.  
Tác giả Đông Sơn  vào  cấp cứu lần hai- mua  vé số  lại chưa bao giờ trúng-  mà Thằng phải gió chỉ  mua một tấm 5000 đồng ( trúng 125 triệu , nhận tiền  tại  Chi nhánh Xổ số  Kiên Giang tại tp. HCM/ tháng 12/2008)  -chia đều, còn một số   "ngân ảnh" gửi Eximbank , chờ thuận tiện đi Mỹ thăm  trưởng nam ở Houston.  Riêng HVĐSơn , nay không cỏn viết lách, 2 năm  ròng  chực chờ  vào ra " Khoa Lồng ngực "mổ xẻ .( Bệnh viện Nhân dân Gia Định ). Và  vợ anh,  dạy cấp 3 Thanh Đa ,trước khi nghỉ hưu- năm cuối -có  bao nhiêu trò lớp 12 của cô  giáo Thanh Phương, chủ nhiệm - chẳng trượt một ai  . Con trai (  con độc nhất) tiếp nối nghiệp mẹ,  mới đây được tuyển vào dạy tâm lý   cho một  trường cơ sở ở Gò Vấp, tiếp nối cha làm thơ .(  từng có thơ đăng trong" Thi tuyển của Hội thơ Tài tử Việtnam hải ngoại"/ Như Hoa-Lê Quang Sinh )
 Và Nguyễn, biệt danh" Chú Tư Gà"  xuất bản  " Người Mỹ cô đơn" (  sách anh ngữ  dành cho  đọc giả Mỹ)- tay thiện xạ bắn trăm phát trúng , nay  gãi đầu , dáng   bơ phờ , xuội lơ ," đành  gác súng" săn mồi" . Tới   " Sầu Mê Điên" - Thanh Chương  , tác giả "  Tình buồn nhớ mãi" ( Little Saigon-Cali 2009)  bây giờ  không còn " cày"  10 tiếng/ngày ,như  Đông Sơn  tả oán-  chỉ   còn vào, ra bệnh viện như ở  nhà  .N hìn tấm ảnh mới nhất , được nhạc sĩ Phan Ni Tấn  ở Canada post lên You Tube- đôi mắt  nhỏ  chú  voi già , nhìn đời buồn vời vợi mênh mông.  Và  Đỗ, biệt danh " Thằng Phải Gió" bị  tai nạn giao thông- được nhà văn nữ Nguyễn Thị Bích  Nga đến thăm , post  ảnh  lên  blog cá nhân- sau Google/ search  tải đăng   -  nhìn chân dung tác giả "Hồi ký ngoài văn chương" - giả thiết , đứa nào  còn  ân oán thù ghét, muốn ném lựu đạn  vào mặt , thì anh ta ( 78 tuổi) vẫn câng câng   nhận, chịu  . Riêng  cậu " Bùi"  Biên hòa ( Đông Sơn  nhận xét  " một người có tầm cỡ ở tương lai" - vừa rồi  lái xe đưa " giám  đốc Bùi Quang Huy "  về tp. HCM tham gia Hội sách 2010 , cậu giám đốc cắp nách thi tập " Tình buồn nhớ mãi" xít xoa " giấy thơm mùi giấy, mực thơm mùi mực " từ Huê Kỷ gửi tặng.
" Cô chủ nhỏ" nxb Văn  Uyển - nhà văn nữ Trần Thị Bông Giấy nhận  xét  về Hoàng Vũ Đông Sơn : "... thế rồi, trên những lần giang hồ bất đắc dĩ ấy, a nh có dịp mắt thấy tai nghe những điều bất ưng trong cuộc sống, có phen cảm nhận những nỗi đau khổ của người và của cả chính mình qua những sự kiện được ghi nhanh xuống..." (trích TỰA/ THÁNG HAI BUỒN ĐỌC LẠI LỖ TẤN, trang 7).

Thanh Đa, 20/5/2002  





VVM.14.8.2021

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com