V ậy là không đầy bốn tháng, ngôi nhà lầu hai tầng nằm lấp ló trong vườn cây, ngó mặt ra con đường làng trải nhựa và dựa lưng bên một dòng sông nhỏ đã được xây xong. Ai nói: Thời buổi này, có con gái vàng đeo tới háng. Có con trai bằng khoán đem cầm. Con trai như thằng Tảo nhà này bằng mấy lần con gái đó chớ. Con người ta sao mà khôn bắt sợ, biết lưa vợ nhà giáu, con một cho cha mẹ nhờ, chớ ai như con ḿnh....
Thuở đời nay “ đãi nhi dưỡng lăo”. Có con nhờ con. Anh Tảo cho tiền chú ba Tần cất nhà cũng là chuyện b́nh thường, sao mấy bà “buôn dưa lê” ở ở cái ấp Vàm Lở bàn tán xôn xao dữ vậy cà?
Tôi đem chuyện hỏi má. Má nạt ngang:
- Ai nói gì nói. Mày bày đặt xía vô, nhiều chuyện tao đập chết!
Tự nhiên bị mắng ngang xương, tôi cãi lại:
- Con nghe mấy bà ngoài xóm nói vậy, hổng biết vụ gì con mới hỏi má chớ có xía gì đâu.
- Thôi! Ra sông xả cho tui thau đồ. Tui ṿ xà bông rồi đó. Xả cho sạch nghe chưa. Lớn đầu mà làm gì cũng hổng nên thân. Mai mốt mày có chồng chắc tao theo phụ làm dâu với mày quá.
Gì kỳ vậy. Hỏi có chút xíu mằng người ta như con hổng đẻ là sao trời? Tôi bưng thau đồ vừa đi vừa lầm bầm. May mà má không nghe.
Chị Lan là con cô giáo Linh, vừa là trường ấp Vàm Lở, vừa là đại biểu hội đồng nhân dân xã, đã hai mươi sáu tuổi mà không chịu lấy chồng. Đám nào hỏi chỉ cũng lắc đầu. Một bữa cô Linh giận quá bố cho một trận:
-Nó có vợ rồi mày còn tiếc gì nữa? Hỏi tới thì mày nói mày mắc lo cho dân. Dân cái ấp Vàm Lở này cả ngàn chớ có phải chỉ có hai vợ chồng cha ba Tần đâu.
- Chị Lan cười dả lả sà vào ḷng cô Linh:
- Trời đất! Dân mà sao chửi cán bộ dữ vậy trời .
Cô Linh xuống cái ọt, không la nữa nhưng trong bụng còn ấm ức lắm. Đâu xa không biết chứ ở cái ấp này ai cũng biết chị Lan với anh Tảo là một cặp xứng đôi. Hai nhà ở cách nhau có mấy liếp vườn. Nhà anh Tảo đă mấy đời gắn bó với mảnh đất này. Còn mẹ con chị Lan mới về đây lập nghiệp sau ngày giải phóng. Hồi đó, cả xóm không đầy một chục căn nhà. Con nít cỡ chạng anh Tảo chị Lan có chừng năm, sáu đứa.
Cô Linh là dân gốc thị trấn lại có học thức nên cách sinh hoạt và chăm sóc con cái có khác. Con nít người ta ở quê tối ngày đầu giang ngoài nắng, lăn lê bò lết dưới ruộng bắt ốc mò cua. Còn chị Lan quần áo trắng phau, mặt mũi sáng rỡ, chân giày chân dép sạch trơn lại học hành giỏi giang. Thím ba Tần thấy vậy thích lắm nên hay qua dắt chị Lan về chơi với anh Tảo cho có bạn. Họ đã có một quãng đời thơ ấu bên nhau dưới mái trường làng. Có cả những năm tháng xa nhà cùng nhau ra thị trấn học hết cấp ba.
Không ai cắt nghĩa được tại sao chị Lan thi rớt đại học. Cô Linh hỏi chỉ lặng lẽ khóc chớ không trả lời. Thôi thì “ Học tài thi phận”. Hôm liên hoan tiễn anh Tảo lên thành phố học Đại học Bách khoa, chị Lan trùm mền kêu nóng lạnh không qua dự được. Anh Tảo là người đầu tiên trong dòng họ Nguyễn Đình ở ấp Vàm Lở đậu đại học, lại nhằm ngay mùa trái, tiền bạc chời chỡ, chú ba Tần làm một bữa tiệc linh đình mời gần một trăm thực khách. Anh Tảo chiều ý chú ba chớ bụng ảnh không muốn. Ảnh sợ chị Lan buồn. Mà chị Lan buồn thiệt. Mấy bửa trước anh Tảo có rũ chỉ đi chơi cho chỉ vui. Chị Lan sau trước làm thinh không nói một tiếng. Bữa nay, chỉ lại né tránh không qua. Ngày mai anh Tảo đi rồi, ảnh đứng ngồi không yên, lòng dạ như lửa đốt, gượng cười với khách mà con mắt để ngoài đường. Thấy tội nghiệp quá, tôi ghé tai ảnh nói nhỏ:
- Em qua rũ chị Lan ra chỗ thường bữa. Lát nữa anh ra nghen.
Lần đầu tiên trong đời tôi làm “việc nghĩa”. Thì ra làm việc nghĩa bụng dạ nó sướng tưng tưng. Không biết họ chia tay nhau như thế nào. Giống Dịu và Hoàng trong Lá Sầu Riêng? Giống Lan và Điệp trong Xác Bướm Cành Lan? Hay giống Lương Sơn Bá- Chúc Anh Đài? Bậy quá. Mấy cặp đó kết cục đâu có hay ho gì. Không tiện hỏi nhưng sau đó thấy chị Lan vui vẻ, tôi cũng yên lòng. Lá thư nào anh Tảo gởi về chị Lan cũng cho tôi xem (chắc cũng có giấu bớt). Điện thoại anh Tảo gọi về nói gì chỉ cũng kể tôi nghe. Má tôi cằn nhằn:
- Mày con nít bày đặt nghe chuyện yêu đương chi vậy. Con Lan cũng kỳ, khi không cho nó đọc thơ. Tụi bây thiệt tình là...
Người ta mười tám tuổi rồi mà nói con nít. Động mỗi thứ mỗi chửi. Mai mốt có gì khỏi kể cho nghe (đó là tôi nói thầm trong bụng).
Một dạo không thấy chị Lan rủ đi nghe điện thoại hay cho xem thư. Chỉ nói:
-Anh Tảo cỡ rày bận lắm, học thi túi bụi. Chị biểu ảnh khỏi viết thư. Lâu lâu điện thoại được rồi. Để tiền mà mua sách vở.
Tôi định ghẹo chỉ chắc dạo này thư viết mùi rệu nên hổng cho em xem chứ gì. Nhưng thấy chỉ ngó bộ buồn buồn nên thôi không dám, tôi đánh trống lảng:
- Nữa anh Tảo ra trường đi làm ở đâu chị Lan?
- Chị có bàn với ảnh ra trường kiếm việc gì đó trên thành phố mà làm, đặng có cơ hội tiến thân với người ta. Chớ kỹ sư cơ khí như ảnh về quê mình biết làm gì. Chỉ nói giống như sự sắp đặt này là do ý của chỉ, sao giọng nói nghe xụi lơ vậy cà. Tôi lở trớn nói cho chỉ vui:
- Chị Lan sướng nha. Mai mốt theo anh Tảo lên Sài G̣n làm dân thành phố. Ờ, mà chị đi ai làm trưởng ấp?.
- Thì em thế chị. Nói chứ chị đâu có bỏ má chị ở đây một mình được.
- Vậy chị với ảnh làm sao?
- Ờ, Thủng thẳng tính.
Đùng một cái, nghe đồn anh Tảo sắp cưới vợ mà không phải cưới chị Lan. Mấy bà lối xóm lại mở tiếp chuyên đề: Người ta đẻ con khéo dạy ác. Lấy con vợ thành phố được nhờ cái hộ khẩu, lại thêm nhà giàu, con một. Chừng ông bà già vợ chết, ủm luôn gia tài. Chắc gì ăn. Con vợ vừa già vừa xấu. Chớ con gái trẻ đẹp ở trển ai thèm con trai tỉnh lẻ. Con Lan tuy đẹp người đẹp nết, nhưng mà cô Linh có chữ chớ không có đất, theo mấy bà mấy bà chọn bên nào?!
Tội chạy riết về kể má nghe. Má liếc ngang:
-Ai nói gì nói. Mày bày đặt xía vô, nhiều chuyện tao đập chết.
Không hiểu gì hết. Tôi tức quá nhảy mương băng tắt qua nhà chị Lan, bắt đằng sau đi tới. Nghe tiếng cô Linh tôi sựng lại nép vô cánh cửa sau.
-Mấy tháng nay má hồ nghi lắm. Có gì nói má nghe coi Lan.
- Nói vụ gì má?
- Thì vụ mày với thằng Tảo.
Tôi đứng trong cánh cửa nín thở, nghe chị Lan cười tỉnh rụi:
- Có gì đâu má. Anh Tảo cưới vợ đâu có liên quan gì tới con. Con với ảnh chỉ là bạn bè thôi mà. Ảnh có nói với con, ảnh cưới cô này để nhập hộ khẩu thành phố, mới xin được vô công ty gì đó lương cao lắm. Với lại ba cô này là dân gốc bự, ảnh cũng có cơ hội thăng tiến. Con thấy ảnh tính vậy cũng phải.
Trời ơi, chuyện nặng nề vậy sao chỉ nói nghe nhẹ hều vậy cà!
Tiếng cô Linh muốn gắt gỏng:
- Vậy sao bữa nó đi mày trùm mền khóc tỉ ti. Mày tưởng bữa đó tao hổng biết mày giả đò bịnh hả? Rồi mấy năm trời thơ từ điện đóm qua lại là sao?
- Thì bạn bè cũng thơ từ điện đóm được vậy. Lá thơ nào con hổng cho con Thương đọc..
Đang lúp ló, nghe nhắc tên mình, tôi hết hồn muốn rớt tim. Không nghe cô Linh nói gì thêm. Chị Lan lại cười tỉnh rụi:
- Bộ má sợ con ế chồng hả? Có lấy chồng con cũng lấy chồng ở quê đặng còn phụng dưỡng má tuổi già nữa chớ.
- Thôi tui cám ơn cô.
Tôi bỗng thấy thương chị Lan đứt ruột. Tôi mà là chỉ, tôi chạy ra mé sông lựa chỗ nào thanh vắng khóc hừ hừ một chập cho nó đă. Giả đò vậy làm chi. Mà chỉ gạt được người khác (trừ tôi ra) chứ sao tự gạt mình được.
Tưởng chị Lan thất tình khổ sở, suy sụp, ốm o gầy mòn, ai dè chỉ mướt ô, tươi rói lăng xăng việc làng việc xóm. Chỉ mở thêm lớp dạy tiếng Anh cho mấy đứa nhỏ trong xóm. Lại còn nay diện áo dài đi thi tuyên truyền viên giỏi, mai diện comlê đi báo cáo điển hình. Bởi vậy mấy bà phát thanh viên thời sự ấp Vàm Lở tắt đài ráo trọi.
Hôm đám cưới anh Tảo, chị Lan đang ở Hà Nội dự thi trưởng ấp giỏi vàng toàn quốc. Chỉ biểu tôi ở nhà ra thị xã mua một bó hồng nhung một trăm bông mang sang chúc mừng anh Tảo kèm với một tấm thiệp có ghi dòng chữ : Chúc anh hạnh phúc và đạt được ước nguyện. Tay mân mê tấm thiệp, nhìn từng nét chữ nhảy múa lung linh, tôi chợt nghĩ: Nếu như người mình yêu thắm thiết tự nhiên bỏ mình đi cưới vợ mình làm sao ta? Nghĩ một hồi, tôi bần thần ôm bó bông ngồi khóc sướt mướt như bị phụ tình. Má tôi trợn mắt:
-Mày làm gì vậy con điên? Mày tính hát tuồng gì?
Đám cưới xong bữa trước, bữa sau chị Lan về. Nghe má tôi kể vụ tôi khóc chỉ cười chảy nước mắt, rủ tôi tối qua nhà chơi chỉ kể chuyện Hà Nội cho nghe. Đêm đó, chúng tôi ngồi trên cây cầu bắc qua con rạch sau nhà chị Lan. Trăng mồng mười bàng bạc lung linh trên mặt nước sông đầy. Giàn thiên lý nhà ai tỏa hương ngan ngát làm cho đêm thêm vời vợi thơm tho. Bên kia bờ văng vẳng giọng hát não nề của cô đào Út Bạch Lan một thời được gọi là Sầu nữ : “ Ngày mai đám cưới người ta tại sao sơn nữ Phà Ca lại buồn”. Gió từ mặt sông thổi lên liu riu lạnh thon thót. Tôi nhích sát vào chị:
- Chị lạnh không Lan?
Chị lắc đầu. Trong cái nhàn nhạt của ánh trăng suông, tôi thấy mắt chị long lanh. Tôi cầm tay chị gọi khẽ: “Chị Lan”. Chị ngả đầu vào vai tôi. Tiếng con chim cú mèo thảng thốt trong đêm thăm thẳm. Nghe tiếng tôi về, má từ trong buồng hỏi vọng ra:
- Chuyện Hà Nội gì kể tới nửa đêm vậy? Nó có đi thăm lăng Bác Hồ hôn? Hà Nội có gì lạ kể tao nghe với.
-Để mai mốt con kể, giờ con buồn ngủ quá.
Tôi giả đò ngáp hơ hơ mấy cái, chun vô mùng nằm thao thức tới gà gáy.
Từ ngày cưới vợ đã hơn một năm không thấy vợ chồng ảnh Tảo về thăm chú thím ba Tần lần nào. Đùng một cái, bữa sáng nọ, vợ anh Tảo lái chiếc xe bốn chỗ về một mình. Vợ anh Tảo người thấp béo, da trắng, lông mày xăm xanh lè, tóc nhuộm vàng quéo, đứng trước sân nhà chú ba một tay chống nạnh, một tay chỉ chỏ, nói như phân bua trước đám đông đang bu đen ngoài cổng:
- Ngày nó lấy tui nó có cái gì? Đám cưới ba má tui bỏ tiền ra lo. Vàng cưới cũng ba má tui lòn qua. Cái nhà này cũng tui bỏ tiền ra cất. Nhà sẵn nó ở. Cơm sẵn nó ăn. Vợ sẵn nó lấy. Nó còn đòi gì nữa? Đòi làm chủ hả? Chó nằm gầm chạn, cá trê chui ống mà bày đặt sĩ diện. No đủ quá rồi rửng mỡ, thơ vớí thẩn, yêu với đương. Con nào vô đây lãnh nó, tui giao. Tui biết cái con nó ngày đêm tơ tưởng ở cái xóm này chớ hổng đâu xa. Tui về đây để cho mọi người biết thằng Tảo là thằng không biết điều, thằng vô ơn. Tui sẽ ly dị nó, nhưng cái gì của tui, tui sẽ lấy lại.
Bị một cú sốc nặng quá, thím ba Tần ngả bệnh. Chị Lan mượn tôi qua ở với cô Linh, chỉ đi nuôi thím ba dưới bệnh viện tỉnh gần một tháng trời. Ngày thím ba xuất viện cũng là ngày người ta đến coi mắt chị Lan. Đám cưới chị, tôi được làm phù dâu. Trước khi bước xuống thuyền hoa, tôi thấy chị Lan quay lại như muốn tìm kiếm ai, như muốn gom hết cảnh vật, con người của cái ấp Vàm Lở mang theo về nơi xa ngái...-./.