KẾT
Ấy thế là
Khối CTCT do trung tá Hậu đứng đầu bị điên
đầu. Trung tá Hậu rất khôn ngoan, đợi hết giờ làm việc,
mặc dân sự,ông sai lính đến nhà tôi ở Khu Gia binh, mời
tôi đi uống cà phê ở quán quen thuộc Năm Lợi. Tôi không
nhớ rõ qua câu chuyện,ông như năn nỉ, như ra lệnh ngầm,
nhưng buộc tôi phải liên hệ với các báo ngoài đang đề
cập việc truyện ngắn” Lâng Lâng” của thiếu
tá Dưỡng- là chương 4 trong”
Đoạn tuyệt” của Nhất Linh-Khái Hưng. Ông không muốn
thấy Việt Nam nhật báo, báo Sóng Thần,
có một dòng chữ nào, kể từ ngày mai, với lời đe dọa.
Đại khái, lần này,ông không thể bênh vực trước
Tham Mưu Trưởng về việc đổi tôi và trung sĩ Kiều văn
Bảng đi Pleiku. Bạn đọc nhớ lại, đó là đại táVõ
Dinh, xưa kia từng là Tham Mưu Phó – như trung tá Hậu
nắm chức vụ bây giờ- và ông đại tá Dinh đã nổi xung
đuổi tôi khỏi văn phòng- chỉ vì thâm niên trung sĩ 2 năm
trở lên không chịu khai báo,lại xỏ siên :”
bố là nông dân, mẹ cũng là nông dân;
đi lính lên tới trung sĩ thì
khỏi lập bàn thờ, không cần
khai để được thăng trung sỉ
1.”
Nào có ai ngờ,
chuyện ấy đã chạm nọc đời binh nghiệp đại tá Võ Dinh
, vì ông cũng từng là thầy đội, rồi được Pháp
cử đi học Trường Võ Bị Dalat, ra sĩ quan, và ông cho tôi
xấc sược nói móc. Cũng không thể quên, mỗi lần
gặp ba tướng đứng đầu Bộ Tư Lệnh KQ- tôi giơ tay chào
kính theo lối nhà binh rất nghiêm chỉnh- vị tướng
duy nhất không chịu đưa tay ra xiết, mà giơ lên trán
chào lại- đó là chuẩn tướng Võ Dinh.
Khi nghe lời đe dọa
của trung tá Hậu, tôi giữ im lặng; nhưng thâm tâm
phản kháng kịch liệt. Tôi cũng được nghe qua, kể lại
từ Sếp Khải, Khồi CTCT đa họp các Trưởng phòng, từ
Phòng kế hoạch chính huấn, Báo Chí, Xã hội, Thông tin
báo chí… về hai trung sĩ làm loạn- đưa tin tức nội bộ
báo ngoài đăng, làm tổn thương danh dự Không quân., phá
hoại tình đoàn kết quân đội, làm lợi cho địch. Tất
cà các trưởng phòng đều ký vào biên bản: đồng ý đề
nghị cấp trên thuyên chuyển 2 trung sĩ Đỗ Mạnh Tường
và Kiều Văn Bảng đi khỏi Bộ Tư Lệnh KQ. Cũng cần ghi
chú thêm: không thuận cho 2 trung sĩ được thuyên chuyển
về Sư đoàn 5 KQ, hoặc Sư đoàn 3 KQ, Sư đòan 4 KQ, những
Sư đoàn KQ ở gần Saigon, mà phải đưa đi Sư doàn
6 KQ ở Pleiu; hoặc Sư đoàn 1 KQ ờ Đà Nẵng.
Trung tá Liêm, Phòng
Tâm lý chiến. còn phát biểu: “…không đuổi chúng
nó ra khỏi không quân như đối với trung
úy Dương Hùng Cường là may rồi !”
Tội phá hoại
đoàn kết sĩ quan binh sĩ là trọng tội, còn
hơn phải đối diện với kẻ thù đang nã
pháo vào Tân sơn nhất đêm ngày, và nhất là trung sĩ
Tường thường ỷ bạn Tư lệnh KQ, nào là cùng ngồi chung
xe đi ăn sáng, bàn chuyện văn chương, và trung sĩ Tường
từng giới thiệu nhà xuất bản ngoài tái bản”
Chết Non”, in đẹp , bìa đẹp tựa sách truyện
ngoại quốc, và rước họa sĩ Tạ Tỵ vào Mây Bốn Phương
Trời, chỉ để vẽ chân dung tác giả đẹp hết biết!.
Thiếu tá Bùi Hoàng
Khải, Trưởng phóng Kế hoạch và Chính huấn, Sếp
trực tiếp của tôi, hình như không chịu ký vào biên bản,
với lời buộc tội nặng nề,và sau này ông tiết lộ:
“ cứ làm như 2 tên việt Cộng nội kích sắp sửa
bị đưa ra tòa án quân sự xét sử
vậy?”.
Trung tá Hậu còn
có cách nói tâm lý chiến sâu xa tuyệt vời, nhìn
hoàn cảnh gia đình tôi lúc ấy, một vợ , năm con- đưa
trai út mới được sinh ra, thì Đỗ Thông Tường Khê mới
được hơn 1 tuổi. Nào là, một mình chị ấy làm
sao săn sóc nổi 5 đứa, mà lương bổng chia đôi, nhà ở
Khu Gia binh bị đòi lại, và tôi sẽ bị cắt khỏi mội
trường sống, không viết báo, cũng không in sách được,
vợ không việc làm, cách nào đây để các cháu ăn
học và khôn lớn ?! Đại để, cứ hãy nghe ông, chỉ
cần một buổi sáng, tôi ra gặp các bạn bè cũ- như nhà
báo Uyên Thao, Tổng thư ký tòa soạn nhật báo Sóng
Thần, rồi gặp nhà văn, nhà báo Chu Tử, và cả Thư
ký tòa soạn Việt Nam nhật báo- để họ’ tốp”
lại chuyện không đáng đăng gì đó; thì tôi sẽ được
ở lại Saigon.
Này, một khi toàn
Khối CTCT Bộ Tư lệnh KQ đã đồng nhất
ý kiến chung, ký vào biên bản , dầu tư Lệnh
KQ muốn bênh vực cũng khó; thôi thì nói thật, hãy
ra thương lượng với báo chí dân sự” tốp” ngay,
nếu không, thì chỉ cần” một câu bỏ
nhỏ” của thiếu tá Liêm với Tư lệnh KQ- thì 2 gia
đình vợ con các anh tan nát .
Đến nước này, tôi chỉ
còn một cách: sẽ không chấp nhận để ông Hậu
trả tiền cà phê mà thôi. Tôi ngoắc tay mời chủ quán
Năm Lợi ra lấy tiền, và tôi thưa với trung tá Hậu:
-Trung tá cho phép tôi
trả tiền cà phê - dầu là có lời
mời của trung tá; hay ít nhất cũng cho phép tôi trả tiền
ly cà phê của tôi, như lối Mỹ mời nhau đi ăn, uống rồi
thể hiện cách trả tiền theo lối Dutch treat
!(chung bàn,
ai ăn trả tiền suất người
ấy) .Rất tiếc,
tôi không thể giúp gì được !
Tôi xin phép ra về
trước, trung tá mặt đỏ bừng, và còn ngồi
lại, rời sau.
Rồi những tin tức tung
ra, từ những” ăng ten” của thiếu tá Dưỡng-
ông này không phải là tay mơ- từng lái trực
thăng H34, dám đậu máy bay trước sân Tỉnh trưởng, quạt
bụi mù. Hàng ngày, ông đi làm, đeo súng lục 11, 45
xệ bên hông, đạn lên nòng sẵn- khi cần, sẽ bắn trừ
khử bọn trung sĩ đâm sau lưng chiến sĩ., trong đó có ông.
Nào là sự vụ văn thư đã được Tham muu trưởng
ký thuyên chuyển 2 trung sĩ đi xa- hạ sĩ quan cỡ trung sĩ
trở lên , thì Sếp cuối cùng ký là Tham mưu trưởng, hay
cùng lắm là Tư Lệnh phó- đâu có phải là sĩ quan phải
trình lênTư lệnh KQ ,trước khi rời nhiệm sở cũ.
Mặt mũi các Sếp trưởng phòng hân hoan ra mặt, phen này
2 ông trung sĩ đi đời nhà ma,” hành lý
đi trước, người đi sau” và tôi nhận thấy
là đúng- khi nhìn thấy nụ cười đắc thắng của nhà
văn trung úy Huy Sơn, thư ký tòa soạn báo Lý
tưởng. .
Trung tá Phùng ngọc
Ẩn vốn dĩ đã ồn ào, xuống nhiệm sở tìm
tôi uống cà phê , chưa thấy người đã nghe tiếng
nói lớn từ ngoài cửa. Trung tá biết tin tức cách chính
xác, ấy là buổi uống cà phê ở quán Năm Lợi Khu Gia binh,
cả lời đe dọa của Sếp Hậu đối với tôi. Anh
nói bô bô lớn tiếng ngay tại Câu lạc bộ, Tư lệnh biết
rồi, yêu cầu sáng mai 8 giờ lên văn phòng Tư lệnh
KQ trình diện. Tôi bảo Ẩn:
-Có cần không, trong
quân ngũ, theo tao được biết , là” thi hành trước,
khiếu nại sau”Cứ để tao làm theo quân lệnh.
Trung tá Ẩn còn nhấn
mạnh và khuyên tôi: “ mày phải trình diện
Ổng, dầu cho mày muốn thực hành
đúng quân kỷ, như thi hành trước gì
gì đó … Thằng Hậu và một lô
lốc các trưởng phòng, kể cả
trung tá Dánh đều đồng
ý ký vào biên bản , trừ một thằng là
thằng Khải bênh mày, là
hạ sĩ quan làm việc tốt, có
kỷ luật, đã được tưởng
thưởng Tham mưu bội tinh. Nhưng mình thằng Khải thì
không cứu thoát nổi mày đâu? Mày nhớ
kỹ, sáng mai 8 giờ, lên trình diện
Ổng ,đó, Phong?
Nghe xong, tôi cười mỉm,
nhìn kỳ vào đôi mắt lé kim của nó.
Phải, chính cái thằng có đôi mắt lé kim kia, thật tốt
bụng, dân gốc Sóc Trăng- chẳng hiểu nó có máu
đầu gà đít vịt ( Trung hoa lai dòng
địa phương) không? mới đây, nó ký tặng cuốn
sách mới phát hành” Kẻ
lạc ngũ” . với lời đề tặng rất ưu ái.
Tôi nói với nó:
- Chính tao mới
là” kẻ lạc ngũ” đấy, tác giả Phùng ngọc
Ẩn ạ!
Từ giã trung sĩ
Kiều Văn Bảng ở quán cà phê bên lề
đường Bà huyện Thanh Quan , khi về đến nhà đã
gần 10 giờ đêm. Phải bắt tay vào việc viết bản tường
trình. Về sự việc, như lệnh của Tư lệnh cho biết,
sáng hôm nay trình diện , phải đem theo .
Còn nhớ, tôi trình
với Ổng,xin cho tôi” thi hành trước, khiếu
nại sau”.. Ông ngắt ngang , và nói với giọng quyền
uy ra lệnh của vị cao nhất của Quân chủng đối với
thuộc cấp.
-Đây là lệnh, anh
viết xong, đưa cho thằng Ẩn chuyển cho tôi, không cần
qua ai cả. Ra khỏi văn phòng Tư
lệnh, nhớ câu nói sau cùng, vậy thì việc này tôi
biết 10, chỉ xin thưa lại 5; còn 5 để trừ hao cho sự
chủ quan thô thiển., nếu có. Ông gật đầu, dõng dạc,
chỉ thị lần cuối:
…sáng mai, tôi
hy vọng có bản tường trình trong tay .
Thời gian này,
tôi viết sách bằng máy chữ xách tay, Olivetti, giấy
trắng khổ 21x33- tôi bắt đầu lấy giấy cho vào máy ,
và bắt đầu đánh.
Vợ con tôi đã
ngủ cả, phóng khách nhà ngoài, chỉ còn tôi, chiếc giường
cá nhân, trủ sách, và ngoài kia là bóng đêm đầy tràn.
Nội dung báo cáo, cũng như bản lý đoán một luật sư tranh
cãi cho thân chủ bị tội vu cáo. Chỉ riêng trường
hợp này, trung tá Hoàng Song Liêm, trưởng Phòng Tâm
lý chiến, qua lời Tướng cho biết: ”… thằng này cáo
buộc anh phá hoại nội bộ Quân chủng, làm mất
đoàn kết giữa sĩ quan và binh sĩ, hạ
uy tín cấp tá chỉ huy, dẫn
đến việc trung tá Tham mưu phó
CTCT gọi vào trình diện, anh nói lời
phạm thượng, như vậy làm sao có
thể tha thứ được! Nếu duy
trì tình trạng này, thì không thể
chỉ huy nổi thuộc cấp .
Đề nghị có một hình phạt nặng, và
nhẹ nhất là phải thuyên chuyển các
đương sự đến Sư đoàn 6 KQ. Anh
đọc hết đi…
Với trung tá
Hậu., tôi tường trình, từ khi ông từ Pháp trở về, tốt
nghiệp hay là bổ túc nghiệp vụ, thì tôi không rõ. Cách
đó chứng 10 năm, chúng tôi là bạn bè văn chương- khi ấy
ông ta làm thơ với bút danh Nhân Hậu, và khi tôi còn ở
ngoài dân sự, tất nhiên mối quan hệ bạn bè nó khác xa
bây giờ- một trung tá Tham mưu phó và một trung sĩ 1 thuộc
quyền. Ông vẫn có thể là một người nhân hậu,
có thể vậy ?
Đây, ông phải
cho ý kiến chung, theo biên bản buổi họp các vị sĩ quan
phu tá, các trưởng phòng. Tôi xác nhận cả lần gặp
ông ở quán cà phê Năm Lợi, ông chỉ thị tôi phải ra
dẹp vụ này ở ngoài báo dân sự; nếu không tôi sẽ bị
thuyên chuyển khỏi Không quân không chừng , nhẹ nhất là
về vùng sương mù, đất đỏ Pleiku.
Tôi từ chối
không làm, bời lẽ; không phải là tôi đã tiết lộ tin
tức ra báo ngoài, và việc báo Sóng Thần
đả 2 lần loan tin về Khối Chiến tranh Chính trị của
Bộ Tư Lệnh Không quân. Lần trước, loan tin thiếu
tá Đẩu xung đột với trung sĩ Kiều Văn Bảng . Báo
làm tin 3 cột đăng nơi trang 3 báo Sóng Thần- trang
này do nhà báo Đỗ Ngọc Yến phụ trách- loan tin
hạ sĩ quan (Kiều văn Bảng) bị một thiếu tá CTCT đàn
áp thô lỗ, kh6ng có gì được gọi là chiến tranh
chính trị cả.
Thứ 2, đến
vụ đạo văn từ nới thiếu tá Dưỡng- mặc dầu
nhà báo Chu Tử viết trong mục ”Ao Thả
Vịt” bênh vực – lối viết theo kiểu” quốc
văn ba lối” , ai hiểu lên án cũng được, mà
không phải vậy cũng chẳng sao! Nặng nề nhất là
Việt Nam Nhật báo của Nguyễn Tấn Đời, làm tít
8 cột trang 1 “ Không quân
ăn cắp văn” , đồng thời trong mục của Thiên Lý
Nhĩ (Cao Đắc Bửu) đăng bài”
Ôi văn chương, ta thù ghét mi” , tôi trả lời phỏng
vấn vũ ăn cắp văn này- khiến dư luận đều đồng nhất
là tôi chủ xướng.
Với trung tá
Liêm, tôi và ông là bạn bè văn chương cũ từ
khi còn ở Hà Nội- cứ theo ông ta, chính tôi hiện
là kẻ cầm đầu phá hoại KQ, làm mất tình đoàn kết-
thì, thưa Tư lệnh, đây là bài” potin” 2 cột-
bản vỗ của ký giả Anh Quân viế`t trên nhật báo
Quật Cường, nói về tư cách, hành động buôn vàng
lậu của ông ta. Cũng vẫn là một sự rất tình cờ,
một buổi, tôi uống cà phê ở quán La Pagode-
nơi văn nghệ sĩ, nhà báo có máu mặt, thường
đến đây vừa uống vừa đàm chuyện văn chương,
báo chí. Gặp Anh Quân, ký giả hỏi tôi:
- Ông có biết
trung tá L… không?
Sau đó, ký giả
cho tôi hay, ngày mai báo ra, sẽ có một bài” potin”
điểm mặt ông này khoác lác ở vũ trường” đâu có
Minh đù là có tao. Minh đâu thì
L… đó, ngày đêm, tao xoa mạt chược với
ổng. Có một lần tao buôn vàng từ
Lào về, mục đích của tao làm cho giá
vàng tụt, không thể tăng vọt
ở thị trường, đấy cũng là
một cách giúp ích đấy chứ? Sao
lại có thằng miệng không thơm, bảo rằng tao bắt tay chúng
nó ở phi đạo thắm thiết mà
cử chỉ lại không thắm thiết, nghĩa là
không hướng thân người nghiêng tới một
độ nghiêng nào đó, đối với kẻ
được bắt tay là chưa lịch sư
vì xung quanh người tao quấn
đầy vàng lá, cúi xuống sợ
vàng lá mất nếp là mất giá
. Như vậy là chúng nó hạ nhục tao. Tướng Tư
lệnh ở đâu thì tao ở đó, tao thách chúng nó
làm gì được tao! “
Tôi trả
lời ký giả Anh Quân:
-Giữa lúc các
phe phái cầm quyền, như Công
dân số I La Mã ( ám chỉ tổng thống Thiệu) không ưa
KQ, nên có phải mày ( Anh Quân) viết theo chỉ thị
không? Mà nếu không phải vậy, thì mày ghét KQ ,mà
đả kích qua câu chuyện kể bá vơ của viên trung
tá gì đó không? Trường hợp 1, tao sẽ không phải
nói thêm gì hơn, việc làm mày cứ làm. Và nếu trường
hợp 2 đúng, tao xin mày, hãy vì tao là
bạn bè, mày bỏ qua bài báo
ấy, vì tổn hại cho KQ rất lớn. Mày có
thể cho tao bản vỗ( bản in thử) tao sẽ
tìm cách nào đó, để nhờ
một tùy viên báo chí chuyển tới
ổng đọc. Như vậy được không, và mày cứ
coi như bài báo đã đến tay bạn
đọc.
Và ký giả Anh
Quân gật đầu, kể tiếp chuyện viên trung tá kia đi
khiêu vũ, bốc phét ở vũ trường, mà Anh Quân nghe được.
Anh ký giả này bảo tôi cùng về tòa soạn lấy
bài vỗ ấy- và hiện còn giữ, cũng chẳng để làm
gì, nay bó buộc phải trưng dẫn bằng cớ- bới tôi không
phải kẻ phá hoại tình đoàn kết trong Quân chủng, và
làm mất uy tín cấp tá chỉ huy, như vị trung tá kia
đã có nhận xét và ký vào biên bản vuổi họp của Khối
CTCT/ Bộ Tư lệnh KQ. Thật ra, giữa tôi và anh trung
tá Trưởng phòng Tâm ký chiên chẳng có gì chống đối
nhau, tôi không phải nhân viên cơ hữu phòng ấy, cũng
không còn làm biên tập viên báo Lý
Tưởng. Nói chung, ông trung tá kia không là
Sếp tôi, tôi cũng chẳng hiểu tại sao anh ta coi
tôi như kẻ thù địch cần phải khử trừ?
Giả thiết, nếu
tội là anh ta , một khi muốn hại hai ông trung sĩ kia, sao
không tìm truyền đơn Việt Cộng rồi sai lính gài vào nhà
, rồi báo đại tá Vinh” trố” sếp An
Ninh KQ, chắc kết quả sẽ khả quan hữu hiệu hơn nhiều
!
Nhớ lại có
lần, trung tá Ẩn nói chuyện phiếm với tôi, về cách
xưng hô” tao, mày” ( vì là bạn bè, hoặc bạn học
cũ) – khi vào quân ngũ, đứa đi lính trước cấp
bậc lớn, đứa kia cấp bậc nhỏ- điều này tạo sự khó
chịu cho những người nghe; nhưng Ẩn lại cho rằng, chỉ
khi làm việc ở văn phòng thì điều này mới cần thiết.
Và Ẩn bảo tôi:” mày làm như
vậy là đúng, còn qua các câu chuyện riêng tư
với nhau, gọi nhau” ông, ông, tôi, tôi” nó
mất tự nhiên và tình bạn hữu quen thuộc lâu ngày mấ
tính trung thực”. Trung tá Ẩn còn nhắc lại
vụ đại úy Phát, ông cựu Trạm trưởng Hàng không Quân
sự Dalat xưa kia, bị Sếp Phúc, bây giờ là quyền trung
tá kiêm Trưởng phòng Tiếp vận Bộ Tư lệnh KQ trù
ếm, đã từng đề nghị thuyên chuyển đại úy Phát
đi vùng 2; rồi tôi lấy tình bè bạn can thiệp; làm Sếp
lớn mất mặt.
Câu chuyện này
mới xảy ra đây thôi. Một chiều thư thường chiều, ăn
cơm tối xong; tôi thường ra nhà Phát, để xe gắn máy lại
ở đó, anh chở tôi đến nhà Đàm Xuân Cận, cả ba cùng
đi uống cà phê ở Khu Chung cư Nguyễn thiện Thuật.
Lần này, tôi ra nhà Phát, gặp hai vợ chồng anh đang có
vẻ lo lắng. Hỏi anh, tôi biết Phát có lệnh bị thuyên
chuyển đi Pleiku trong trường hợp khá bất ngờ. và bất
công, do không được lòng của một ông Sếp, là trung tá
Phúc đang làm ở Phòng Chuyển vận Bộ Tư Lệnh KQ. Trước
đây, do một sự tình cờ, trung sĩ Ẩn, người lái xe cho
Trạm Hàng không quân sự Dalat, trước kia về Saigon thăm
anh, có than phiền là bạn anh ta cùng ở trong ngành- trước
là nhân viên thân cận của trung tá Phúc khi còn ở Biên
Hòa. Khi ấy, trung tá Phúc đã gợi ý để moi hối
lộ. Anh này là chủ lò gạch ở Biên Hòa rất khá giả.
Một bữa, Phúc gặp anh ta và cho biết là Bộ Tư Lệnh đang
có kế hoạch thuyên chuyển nhân viên, và anh ta là một
trong số những người ở lâu năm tại Biên Hòa sẽ phải
đổi ra Trạm Hàng không Quân sự Ái Tử tận Quảng Trị.
Anh ta năn nỉ Phúc cứu, vì anh đang làm ăn và đang quản
lý lò gạch. Sau đó ít lâu, trung tá KQ Phúc kêu anh
ta chuẩn bị tiền để ăn tiệc tại một nhà hang. Trong
bữa ăn, ngoài anh ta, trung tá Phúc; còn có nhiều người
lạ mặt mà anh ta biết là Phúc chịu ơn, và lẽ ra Phúc
phải chi trả. Anh ta phải chi trả tất cả mà lòng
không vui, nên tâm sự chuyện này với trung sĩ Ẩn. Khi nghe
được chuyện này do nhân viên kể, đại úy Phát cũng vô
tình than phiền với thiếu tá Bửu cũng đang làm chung.
Phát không ngờ Bửu là bạn thân trung tá Phúc, việc tới
tai Phúc- và Phúc không quên. Khi đại tá Điềm
đi học Chỉ huy Tham mưu Cao cấp, trung tá Thuật ở Phòng
Kỹ thuật về Xứ lý thường vụ, và Phúc là cao cấp
nhất ở Phòng chuyển vận, nên được cử làm Phụ tá
trung tá Thuật, và Sếp Thuật chỉ biết tình hình nhân
sự qua trung tá Phúc Phụ tá.
Giữa năm 1974,
khi có khóa chuẩn úy mới ra trường được bổ nhiệm
đi các nơi , trung tá Phúc Phụ tá nhớ chuyện xưa, bèn
gài tên danh sách một số người đi, trong đó
có đại úy Nguyễn văn Phát. Đây là khoảng thời
gian Phát đang được biệt phái sang làm việc tại
Phòng Không vận Tổng cục Tiếp vận Bộ Tổng tham mưu.
, anh được biệt phái sang đây cùng trung tá Trãi KQ, để
cấp sự vụ lệnh đi máy bay cho quân nhân., và Phát không
vi phạm bất cứ một lỗi lầm nào. Nếu lần này thuyên
chuyển đại úy Phát đi Vùng 2, đó là việc làm sai,
vì anh đã phục vụ ở Dalat thuộc Vùng 2 đã đủ
kỳ hạn. Đại úy Nguyễn văn Phát rất cầu tiến,
ham học, nên ghi danh theo học Cao học Báo chí, sau khi
đã tốt nghiệp Đại học Văn khoa. Rồi tôi đem
chuyện này nói với đại tá Ẩn. Anh còn bảo
tôi, Tư lệnh rất kỹ, nói miệng dễ quên, không bằng
chứng.; tốt hơn, nếu tôi muốn bênh vực bạn trong
giai đoạn hiểm nghèo, thế cô; bị ức hiếp, thì tôi phải
viết một lá thư tường trình. Căn cứ vào đó, tướng
mới giải quyết hay không giải quyết. Và tôi đã làm,
không cho Phát biết trước, cho đên lúc đại tá Nguyễn
Khoa Điềm, Trưởng phòng Tiếp vận đang đi học Tham
mưu Cao cấp phải về trình diện Tư lệnh. Và
Tướng chỉ thị, đại úy Nguyễn văn Phát không vi phạm
kỷ luật, từng ở Vùng 2, làm việc tốt, vậy trung tá
Phúc Phụ tá trung tá Thuật, làm hồ sơ thuyên chuyển
thuộc cấp đi Vùng 2 là không đúng, đương sự lại đang
sửa soạn làm tiểu luận Cao học Báo chí. Tướng tư lệnh
KQ chỉ thị đưa đại úy Nguyễn văn Phát về Bộ Tư Lệnh
KQ, làm việc tại Phòng Tiếp vận mà hiện trung tá Phúc
Phụ tá Xử lý thường vụ. Tướng quay sang Tham
mưu trưởng chỉ thị lảm Sự vụ văn thư trình ký.
Đại tá Điềm dến nhà riêng đại úy Phát kể lại chi
tiết vụ việc, hỏi đại úy Phát, có phải ông trung sĩ
nhà văn là bạn thân của đại úy không?”… Đại úy
nên nghe tôi, bằng lòng về phòng tiếp vận Sư đoàn 5 KQ,
cũng như ở Bộ Tư Lệnh KQ thôi, đại úy vẫn có
nhiều thời giờ làm tiểu luận Cao học Báo chí.”. Đại
úy Phát kể, tuy đại tá Điềm không nói ra, nhưng đó cũng
al2 cách không làm mất mặt trung át Phúc; vì ở đây, ai
cũng biết sự vụ văn thư thuyên chuyển đại úy Nguyễn
Văn Phát đi Vùng 2, và bây giờ lại không phải đi, lại
về BTL ngồi; thì trung tá Phúc chẳng còn mặt mũi và thể
thống làm việc với thuộc cấp. Đại tá Điềm còn kể
thêm cho đại úy Phát nghe, khi Tướng Tư Lệnh gọi ông
lên trình diện, co cả trung át quyền Xử lý thường vụ,
hiện diện Tham mưu trưởng, tướng Võ Dinh- Tướng tư Lệnh
một điều gọi đúng cấp bậc,;”… này
đại tá Điềm, này trung tá Phúc, hãy cho tôi biết lý do
thuyên chuyển đại úy Nguyễn Văn Phát như vậy có chút
nào xco6ng bằng trong quân lực ta không? “ Đại tá Điềm
khi nghe Tư Lệnh gọi đúng cấp bậc, biết ngay tình hình
nghiêm trọng; nếu không Tướng chỉ gọi” mầy ,tại
sao mầy làm dzậy” thì ông đại tá vẫn yên tâm hơn.
Đại tá Ẩn
kết luận:
-Chúng nó ghét
mày cũng không phải là chuyện vô lý?! Mày hay dính
mũi can thiệp chuyện bất công, kể cả không phải
là chuyện của mày bị xử bất công. Nên chuyến này, chúng
nó’ đòn’ hội đồng mày, thì chẳng có gì lạ,
cho mày đi tận chân trời xa. Nhưng không dễ đâu các
em? Một thằng là tá có quyền hành, đâu khó gì áp
đảo một hạ sĩ quan thuộc cấp chỉ riêng khối CTCT của
mầy, thì 5 ông tá, vài ông úy, chỉ để áp đảo
2 ông trung sĩ mà không xong; thì Mỹ nó cười cho” thúi”
mũi ra. Phong ạ!
Trung tá Khải
kéo tôi và trung sĩ Bảng ra một chỗ , nói rất nhỏ nhẹ,
đủ nghe, rủ rỉ tâm tình như bè bạn tuyệt nhiên không
phải là Sếp nói với lính của mình:
- Các ông
để tôi lo phần tướng Tham mưu trưởng, các anh cũng
biết rằng Ổng là thầy tôi- nhưng các ông, nhất là ông
Phong, ông phải nói cho đại tá Ẩn tường trình Tư Lệnh
nắm vững là” ổn”. Tôi gật đầu
như tuân lệnh, và không tỏ cho Sếp khải biết vụ làm
bản tường trình lên Tư lệnh. Hàng ngày đến sở làm
việc, những đôi mắt các sĩ quan cấp tá nhìn chúng tội
dương dương tự đắc; vì chẳng còn bao lâu nữa; hai thằng
trung sĩ sẽ phải rời xa nơi này’ hành lý
đi trước, người đi sau” , câu thành ngữ đáng yêu
àm cố vấn Mỹ hay dùng.
Nhà văn đại
úy Huy Sơn mới được thăng chức, có nụ cười nửa miệng,
nói với hai chúng tôi;”.., chúng mày lại phải tạo
thêm một nụ cười để làm kỷ
niệm trước khi rời nơi này, phải vậy không?” Tôi đáp”
có lẽ vậy” , và “ cũng có
thể không như vậy”. Tốt nhất, khôn ngoan nhất, là
phải chờ kết quả. Vì Huy Sơn –Dương
Quang Thuận không biết trong bản tường trình, có nói đến
sự lạm dụng tiền quảng cáo, một món tiền khổng lồ
thâm thủng, mối lợi tưởng không ai biết- của hai vị’:
trung tá Liêm và đại úy Thuận
dính líu.
Một buổi chiều
thứ 7, khoảng 3 giờ- trung tá Nguyễn văn Hậu, Tham
mưu phó CTCT, Sếp đứng đầu Khối, được thông báo ,
mời lên văn phòng Thaqm mưu trưởng. Sĩ quan cấp
tá lãnh đạo loan tin trước thuộc cấp:”.. lên
đó nhận Sự vụ lệnh thuyên chuyển 2 ông trung
sĩ đó thôi, tinh hành lang, nhưng là thực- tướng Võ Dinh
đã ký xong rồi”.
Cũng có một
số quân nhân thương hại 2 chúng tôi báo cho biết trước:
-‘… các anh
chuẩn bị hành lý, thu dọn chuyện gia đình, để đi nhận
nhiệm sở mới. Các anh cần gì, chúng em giúp đỡ, thật
lòng mà!”.
Chúng tôi biết
họ thực lòng, và chỉ biết cười cảm ơn” vì
có gì đâu để thu dọn đồ
đạc, vợ con sẽ tự biết lo liệu,
đối lính ra đi, chỉ một mình, mình lo”.
Nhưng khi quân
nhân thấy nét mặt ủ dột của trung tá Hậu về lại Khối,
, Sếp lớn rầu rĩ báo tin:” Trung tá
Hoàng Song Liêm và đại úy Dương Quang Thuận bị
ngưng chức, hồ sơ chuyển sang An Ninh Không Quân, và
chuẩn bị làm lễ bàn giao”.
Tân Trưởng phòng
Tâm lý chiến , thiếu tá Bùi Văn Long từ Sư đoàn 2 KQ về
thay thế.
Thế mới
tức cười! thiếu tá Long cũng là bạn học với tôi,
ở một năm ban trung học ở Hà Nội xưa kia, thiếu tá tốt
nghiệp Khóa 12 Trường Võ bị Dalat, sau chuyển sang
Không quân. Từng du học ở Huê Kỳ, tướng tá trằng trẻo,
cao lớn- trông như một công dân Á châu quốc tịch Mỹ.
Tôi và trung sĩ
Bảng rời trại sớm hơn thường ngày, và trung tá Bùi Hoàng
Khải nở nụ cười hướng về phía hai chúng tôi, nói trỏng:
- Tôi đã biết
trước hai ông ạ.
Hai tay Sếp chắp
sau mông, đi đi, lại lại, vừa ra vẻ, thái độ kẻ
cả, vừa khoan khoái ra mặt;” thường khi thì
kiến bị cá ăn, nhưng cũng c
ó khi kiến ăn cá lóc đấy quý
vị ạ”.
Thứ 2 đầu
tuần sau, tin trung tá Nguyễn Văn Hậu lại trở về làmTham
mưu phó CTCT Sư đoàn 1 KQ.
Và 2 trung
sĩ 1 : Đỗ Mạnh tường, số quân : 56/600.595 , thuyên chuyển
về Liên đoàn Kiểm báo và trung sĩ Kiều Văn Bảng, số
quân: 56/ 600 594 về Đơn vị Quản trị Không quân- cả hai
đều đồn trú ở Tân Sơn Nhất..
Tin cuối:”
trung tá Bùi Hoàng Khải nhậm chức Tham mưu phó
CTCT Sư đoàn 5 KQ(cũng đồn trú tại Tân Sơn Nhất):
Tất cà ba đơn
vị đều năm trong Yếu khu Tân Sơn Nhất, chỉ cách bộ
Tư lệnh KQ, nơi làm cũ cả ba quân nhân có một con đường
đi qua sân bay trực thăng của Mỹ bỏ lại. .
C
âu chuyện đạo văn
Nhất Linh, từ nơi thiếu tá Dưỡng, không ngờ
là một chuyện nổ lớn trong Không quân. Cứ
như Thanh Chương kể lại, người đọc báo, gạch
đỏ, gạch xanh về những tin tức liên can dến Không
quân, rồi trình lên tướng Tư Lệnh, anh bảo, ông
ghi ra ngoài lề:” Cái gì
đây?”
Đồng Văn xb & Nhà Văn Nghệ Cali -USA- phát hành, 1995)