Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


THĂM LẠI HOÀNG SU PHÌ

                         
Đ ường vào Hoàng su phì bây giờ trải nhựa phẳng lỳ ôm lấy những sườn đồi thoai thoải.Những viền ruộng bậc thang xếp nếp men theo ôm sát những nếp nhà sàn thấp thoáng. Dòng Nậm Dịch vội vã chảy đem  nước vàng ngầu xuôi về hợp lưu cùng dòng Lô. Những chuyến xe du lịch cùng đoàn ngưới mải miết ngược lên Hoàng su phì. Ngày mai có chợ phiên  mà.        

   Chiều thu trải nắng vàng óng mượt soi vào các sườn núi cao nguyên thành những mảng màu sáng tối tạo nên bức tránh sơn thuỷ hữu tình.           Đoàn xe du lịch vào tới Hoàng su phì gần chập choạng . Thung lũng  đã ngập trong sương chiều. Tiếng sáo người Mèo, tiếng sli cúa ngưới Tây, tiếng đàn môi của người Giao, tiếng vó ngựa của bộ đội biên phòng cùng tiếng hát véo von của người La hủ tạo nên bản giao hưởng trầm hùng sâu lắng của quê hương cao nguyên miền biên viễn xa xăm.             

Khách du lịch được sắp xếp vào nhà nghỉ ngơi, tắm giặt bằng nước khoáng nóng đặc trưng của Hoàng su phì (có mùi lưu huỳnh) rồi thưởng thức cơm tối tự chọn: Cơm lam. Xôi ngũ sắc, trứng gà muối, thắng cố, măng trúc luộc, rượu Tà lùng...ăn trong nền nhạc  bài “Hà Giang mến yêu của tôi”.           

-  Anh giáo Hưng yên đã “mò thấy kim đáy bê” chưa?        

-  Tý nữa phải vào trường Vinh quang lần tìm đầu mối.        

Nghe thấy tên trường của thị trấn , một tiếp viên du lịch nhanh nhảu :  

-  Cháu là học sinh của trường Vinh quang đây ạ.      

- Cảm ơn cháu!Tôi là thầy giáo đã dạy ở trường Vinh Quang cách đây 58 năm rồi.         

-  Chúng em là thế hệ hậu sinh , Bồ, nhinh chúng em, đều học trường này cả!           

Thề là có thể từ đầu mối này mà lần ra cô giáo May ở Bản Péo Ngàm Đăng Vài rồi! Ngày mai các đoàn du lịch đi chơi chợ . Đoàn Hưng Yên lên thăm Ngàm đăng Vài.        Lễ tân bố trí thay xe chuyên dụng ( bán tải) để leo dốc Đá lên bản Péo.         

Vượt dốc Đá . Xe trườn vào đường chia nước, bò ì ạch. Chừng 20 km mà mất hơn một giờ mới tới nơi. Bù với cái mệt mỏi của cung đường dài, du khách lại được ngắm cảnh sơn thuỷ hữu tình của miền sơn cước thanh bình lúc bình minh trên cao nguyên đầy nắng gió.         

 Nhà đón tiếp đây rồi! Hình như chỗ này là nơi ở của chủ tịch Zuyếnh và bà Vi năm xưa? Những cây đào, cây mận vẫn còn đây, không còn những vạt củ kiệu. Quanh nhà chỉ thấy toàn hoa tam giác mạch.          

  Sau năm 1975 chủ tịch huyện mới báo tin thằng Lù  (chồng May) đã hy sinh. Cái May khóc hết nước mắt. Nó chạy lên huyện bắt đền chủ tịch huyện Páo (bác nó).Chủ tịch Páo sắp xếp cho nó làm công tác phụ nữ trên huyện . Nó không nghe. Nó đòi về bản Péo vừa dậy học vừa chăm sóc ông bà ngoại.           

Kinh tế thị trường mở ra, Chủ tịch Páo mời nó phụ trách chi nhánh du lịch Ngàm Đăng Vài.Chủ tịch huyện đầu tư kinh phí cho nó thu mua nấm đá, thả gà thuốc, nuôi ong, dựng xưởng tinh cất rượu hồng đào ...làm thành khu du lịch vệ tinh của huyện.            

Bàn ghế nhà khách toàn làm bằng tre trúc ken mây kiểu cách, lịch sự. Mái lợp cỏ gianh dân dã. Xung quanh nhà treo nhiều giò phong lan dủ màu sắc..           

Tất cả tiếp viên du lịch ở đây đều là gái H’mông trẻ đẹp dịu dàng ,lịch sự  mời du khách vào phòng trà nghỉ ngơi.              

-  Sao không trông thấy cái May đâu!?            

  -  Tối hôm qua đã điện thoại rồi mà!           

   -  Chắc tháng năm làm nàng quên anh giáo Hưng Yên rồi ?           

  - ?!!!...           

  Có tiếng ô-tô . Đoàn nào lại đến?                 

Xe vừa mở cửa đã thấy một cô gái tầm tuổi trung niên bước ra, , hàm răng đều như hạt bắp, hai cái lúm đồng tiên làm ngời lên khuôn mặt rạng rỡ đáng yêu (hình ảnh cùa bà ngoại cái May cách đây  mấy chục năm)             

- Xin lối ! Tao đến muộn, tao cứ chờ ở dốc Đá dưới kia! Cái dốc đón anh giáo  Hưng Yên lần đầu tiên lên thăm bản Péo đó .           

  - Không sao! Đoàn tao cũng vừa tới!          

   - Đồ Cóc nhìn cái váy nó đang mặc kia có phải cái váy Đồ Cóc dã được đắp không?           

- Con gái H’mông biết cầm cái kim thêu đã được người già dạy may váy cưới. Váy chỉ mặc ba lần: ngày cưới,ngày đẻ con đầu lòng, ngày nằm trên giàn lửa thiêu, thơi gian còn lại váy được cất lên gác bếp. Hôm nay nó mặc là ngoại lệ.        

    Nó nhìn mọi người (có lẽ tìm anh giáo Hưng Yên)         

    - Ngàm Đăng Vài vẫn còn nghèo lắm         

    - Chúng tao muốn tìm hiểu cảnh đơn sơ Hoang dã của núi rừng!         

    - Xin mời đoàn thăm : ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, ngắm cánh đồng Tam giác mạch, nghe chim hót, nhìn mây trời, chụp ảnh với những con người mộc mạc thân thiện trên cao nguyên...Mời đoàn xem cơ sở nuôi ong mật, khu thả gà chín ngón, nơi thu mua nấm và cất rượu hồng đào để phục vụ cho du lịch ở Ngàm Đăng Vài.                 

   Sau cùng xin đoàn tập trung về đây để thưởng thức những món ăn dân dã miễn phí như: canh gà nấu nấm đá, mèn mén, cơm lam và cùng người Ngàm Đăng nâng ly rượu hồng đào chúc mừng ngày gặp gỡ.      

      - Ta cùng nâng ly theo kiểu “khat vọng” Pỉ nọng ơi!?        

    - Tuyệt vời! Đề nghị ĐỒ CÓC đọc một bài thơ về mảnh đất con người nơi đây đi!         

   - Vâng! – giọng trầm ấm.                

            VỊ ĐỜI

         Sinh từ vỏ trấu hiền lành,
Nên “tam giác mạch” được thành cao lương.
        Cả đời lọc đá, cô sương,
Mong mưa, đợi nắng, vấn vương tơ lòng.
        Mật hoa hiến tặng anh Ong,
Hương nhờ chị Gió rải đồng hanh hao!
        Hạt trưng cất rượu hồng đào
Tìm người tri kỷ chìm vào đắm say.
         Xuân sinh, hạ trưởng đổi thay,
Đông tàng, thu liễm* mới hay vị đời!          

     Một lúc lâu tiếng vỗ tay mới dứt.       

      Cái May đứng dậy đỏ mặt: Người cao nguyên chỉ có thế thôi. Xin cảm tạ tấm lòng của quý khách. Cuối hè sang năm tao sẽ đưa đoàn du lịch Hoàng Su Phì về Hưng Yên ăn: dưa La, cà Láng, nem Báng , tương Bần, uống rượu nút lá chuối làng Vân, nướng cá rô đầm Sét! rồi cùng nhau thưởng thức hương vị nhãn lồng miền châu thổ sông Hồng: thứ nhất Kinh Kỳ thứ nhì Phố Hiến nhá!         

    Tiếng vỗ tay vang vọng cả núi rừng.              

*Xuân sinh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng: mùa xuân là mùa sinh sản, mùa hạ tăng trưởng, mùa thu thâu rút lại, mùa đông ẩn tàng, chất chứa... Đó là quy luật vận hành khái quát nhất của sự sống trong thiên nhiên.




VVM.05.10.2024.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .