Việt Văn Mới
Việt Văn Mới





tranh vẽ Từ Hải của nữ họa sĩ Ngọc Mai (SàiGòn)

THANH TÂM TÀI NHÂN ”BA TRỢN”, ÔNG LÀ AI ?



       Lời thưa trước
       `Chúng tôi nghĩ rằng Người Việt cũng cần biết vài chi tiết về sự hiện hữu cộng đồng Người Hoa cũng như sinh hoạt của họ trong xã hội Việt Nam vào thời Gia Long lên cầm quyền vào năm 1802 cho đến năm 1884 tại Nam bộ. Từ đó chúng ta hình dung được sự xuất hiện bản văn A953 (Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử) ra sao.
       Bản văn này đã được trình bày theo cách “ pseudo - biên khảo” , mục đích là cốt lấy sự tiện dụng” làm đầu. Xin Bạn Ta dùng nó như là một chương của loại sách “ notebook “
       Bản văn này được viết trên tinh thần nhằm tiết kiệm thì giờ cho người cần thông tin chính xác về những gì mà mình còn mơ hồ trong chủ đề “Nguồn gốc Truyện Kiều” và bản văn (KVKT/TTTT) tức A953 mà nay bị chết tên thành (_KVKT/TTTN.) do laiquangnam chủ biên tại trang Facebook TÌNH TỰ DÂN TỘC
       Chương này sẽ được cập nhật và viết lại một cách nghiêm túc của dòng sách biên khảo khi nó xuất hiện trên Sách giấy .

       laiquangnam .


* “KIM VÂN KIỀU TRUYỆN đã được VIẾT Ở NAM KỲ thời pháp thuộc “

LẦN THEO DẤU VẾT NƠI XUẤT PHÁT ĐẠO THƯ (A953) tức bản văn (_KVKT/TTTT.) mà nay quen miệng chúng ta gọi là bản văn (KVKT/TTTN)

Có một nước Tàu ngoài nước Tàu tại Nam bộ  (từ cuối thế kỷ 17 đến 1956)

Lời người dẫn truyện

Xin xem toàn văn trên trang Facebook LAQUANGNAM với cùng tiêu đề. Tại phần không gian com, laiquangnam có ghi lại sự tài hoa của TT NGÔ ĐÌNH DIỆM, Người đã đánh trận chót, ĐẸP VÔ CÙNG. Ngài đã tém dẹp gọn vương quốc CHOLON. Chấm dứt hiểm họa có một thị trưởng dân cử gốc người Tàu có thể tuyên bố độc lập và tự trị như kiểu Singapore lập thành quốc gia riêng tách ra khỏi MALAYSIA. Ngày nay dân tộc UKRAINA đang chịu đựng sự xâm lược của Nga do Putin lãnh đạo cũng cùng một tình huống ,hiểu ra chúng ta càng cám ơn lớp Tiền nhân chúng ta nhiều vô kể.Họ thông minh vô cùng !

***

Chúng tôi trộm nghĩ rằng Người Việt cũng cần biết vài chi tiết về sự hiện hữu cộng đồng Người Hoa cũng như sinh hoạt của họ trong xã hội Việt Nam vào thời Gia Long lên cầm quyền vào năm 1802 cho đến năm 1884 tại Nam bộ. Từ đó chúng ta hình dung được sự xuất hiện bản văn A953 (Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Tử) ra sao. Và chỉ có tại cùng đất ấy mới có giọng bạch thoại rất riêng như vậy

Sự thành hình dân cư Nam bộ

Người Hoa tại miền Nam nhớ lại vụ quân Tây Sơn kéo vào Nam trả thù người Hoa ủng hộ Nguyễn Ánh, vụ tàn sát dân Tàu tại Cù lao phố năm xưa. Trịnh Hoài Đức kể, họ tiếp tục theo Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn cho đến khi Nguyễn Ánh thắng lợi trong cuộc chiến tranh. Nguyễn Ánh trả công bằng cách phong tước vị cao trong triều đình cho những vị tướng gốc Hoa đã theo ông.

Võ Trường Toản, người gốc Hoa đã đào tạo ra các ông Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh, Ngô Tùng Châu, Phạm Đăng Hưng v.v… Đây là những nhà khoa bảng Nam bộ vào thời điểm đó. Người gốc Hoa chiếm ưu thế do vì quốc gia này còn dùng chữ Hán nên họ đã nhanh tay đỗ đạt và giữ những địa vị cao nhất trong triều đình.

Năm 1787, Nguyễn Ánh cho thành lập bốn bang ngữ phương lớn gốc Hoa tại miền Nam gồm các bang Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam để điều hành các vấn đề nội bộ. ĐÂY LÀ LẦN ĐẦU TIÊN NGƯỜI HOA HẢI NGOẠI ĐƯỢC PHÉP THÀNH LẬP NHỮNG TỔ CHỨC QUẢN TRỊ ĐỘC LẬP (SONG HÀNH) VỚI NỀN HÀNH CHÁNH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG.

Bốn bang này được hưởng nhiều đặc quyền trong sinh hoạt: thủ tục hành chánh giản dị, việc kiểm soát cư trú được bãi miễn, thuế khóa nhẹ nhàng… tạo điều kiện để Nam bộ quy tụ những nhà khoa bảng Tàu chống Thanh nhập cư.

1802, Nguyễn Ánh lên ngôi Gia Long, cải tổ lại các bang hội người Hoa và cho thành lập bảy bang theo lời yêu cầu của nhiều người gốc Hoa có công khác. Đó là các bang: Phúc Kiến, Phúc Châu, Triều Châu, Quảng Châu, Quế Châu, Lôi Châu và Hải Nam. Bang chúng trong những bang này hưởng đầy đủ quyền lợi như người Việt.

Trong suốt những thế kỷ 18 và 19, và cho đến khi Gia long mất vào năm 1820, Minh Hương ( họ viết Hương  香 là thom vào thời vua Gia Long , sang thời Minh Mạng buộc phải thay thành “Hương” là gốc gác 鄉. Điếm chảy ! ) là người có lai lịch ngoại quốc được hưởng nhiều đặc quyền nhất tại Việt Nam: miễn lao dịch và miễn thuế thân. Như thế tại Nam bộ chúng ta mặc nhiên thừa nhận có một quốc gia người Hoa trên đất nước Việt Nam.

Gia Long mất, ( 1820).

Một minh quân ra đời, Nhà vua Minh Mạng .

Minh Mạng lên ngôi 1820 Tổ chức lại sư học Năm 1822 mở khoa thi tiến sĩ đầu tiên lấy 10 người và Hà tôn Quyền (1798-1839) Hội Nguyên, tiến sĩ thủ khoa kỳ Thi Đình khóa thứ nhất,1822 ,Lại bộ Tham tri kiêm Hàn lâm viện kiểm thảo. Hà Tôn Quyền là học trò của tiến sĩ Phạm Quý Thích . Phạm Quý Thích là bạn của Nguyễn Du ,ông hơn Nguyễn Du 5 tuổi , Nguyễn Du sinh năm 1765 –mất năm 1820 , viết Trường thi bi kịch Đoạn Trường Tân Thanh sau khi đi sứ sang Thanh ( 1813-1814 ) có dẫn theo con trai trưởng nam là Nguyễn Tứ để tự tay rèn luyện Văn chương về vào năm 1815. Phạm Quý Thích mang Đoạn Trường Tân Thanh ra giảng cho hoc trò trong suốt 5 năm 1820-1825. Ông có nêu tên thật của tác phẩm truyện thơ nôm về cuộc đời của nàng Vương Thúy Kiều ( Kiều(Việt) , con trưởng nữ của Vương viên ngoại là Đoạn Trường Tân Thanh, “Khúc ca “ MỚI “ đứt ruột gan của một người trưởng nữ trong gia đình Lạc Việt. Mới vì xưa nay chưa hề có loại Trường thi bi kịch như thế trong Văn học các nước Đông Á tuy nhiên thể loại bi kịch này đã có từ 400- 500 năm TCN tại Hy lạp. Đoạn Trường Tân Thanh không phải là truyện thuộc thể loại Tài tử- Giai nhân như thông lệ trước đây. Dòng này của người Tàu Trung hoa đơn giản hơn nhiều . Minh Mạng rất tin dùng Hà Tôn Quyền. Hà Tôn Quyền cũng có dịp “ can thiệp” vào sự hoạch định chính sách quốc gia. Ông đảm nhận chức Hàn lâm viện kiểm thảo. Hà Tôn Quyền mất đột ngột vì mưu sát của phe Thiệu Trị trước khi Minh Mạng băng hà vào đầu năm, nhầm ngày 20 tháng 1 năm 1841. chính Hà Tôn Quyền chập bút viết bản văn Bài tổng thuyết của vua Minh Mệnh (1830).

Năm 1824, Minh Mạng buộc tất cả người Hoa di cư phải đóng thuế thân kể cả người Minh Hương. Lê Văn Duyệt phản đối. Năm 1832, Lê Văn Duyệt chết. Minh Mạng liền lập tức thi hành chính sách cai trị tập trung cứng rắn tại Gia Định: thu hồi quyền tự trị của các đại bang người Hoa.

ĐIỀU NÀY GÂY BẤT MÃN TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA VÀ NHIỀU NGƯỜI RA MẶT BẤT TUÂN PHỤC.

Năm 1833, Lê Văn Khôi chống lại vua Minh Mạng, chiếm thành Phiên An (Gia Định) và 6 tỉnh miền Nam. Rất nhiều người Hoa đã theo giúp sức. Đội hải thuyền của Lê Văn Khôi gồm 3.000 thủy binh người Quảng Đông phụ trách việc phòng thủ trên các sông rạch quanh Gia Định. Minh Mạng cho quân công phá liên tục thành Phiên An trong nhiều tháng trời nhưng không thành công.

Cuối năm 1833 Lê Văn Khôi bị bệnh chết, tàn quân được người Hoa tiếp tế quân lương rút vào thành Phiên An tử thủ trong gần hai năm. Tháng 7-1835 thành Phiên An bị chiếm, 1.831 người thủ thành đều bị chém đầu và chôn chung trong một hố gọi là Mả Ngụy (trước BV Gia định, góc Phan Đăng Lưu và Nơ Trang Long ngày nay – nay thành vườn hoa). Số người Hoa bị bắt tại chỗ hơn 800 người.

Trong số đó có một người Hoa lấy tên Bốn Bang (ý nói là 4 bang Tiều, Quảng, Hải Nam, …) trước khi bị giết có soạn một truyện dài bằng thơ lục bát, gồm 308 câu kể lại cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi và người gốc Hoa, được gọi là Bốn Bang thư. Sáu người lãnh đạo bị đem về Huế xử lăng trì, trong đó có hai thủ lãnh gốc Hoa tên Mạch Tấn Giai (người Tiều), Lưu Hằng Tín (người Quảng), một giáo sĩ Pháp tên Marchand (Cố Du), một người con của Lê Văn Khôi (7 tuổi). Từ đó người Hoa không còn được ưu đãi như trước.

Năm 1834, Minh Mạng chia người Hoa ra làm hai nhóm để đánh thuế thân. Nhóm thứ nhất, người Minh Hương, đã định cư, lấy vợ Việt Nam và sinh con đẻ cái, đã giúp đỡ các chúa Nguyễn làm phát triển đất nước đóng thuế thân rất nhẹ, nhưng vẫn cao hơn người Việt đôi chút. Nhóm thứ hai, những người Hoa nhà Thanh sống dọc các bờ biển Trung Hoa (Phúc Kiến, Phúc Châu, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam), đa số là thương nhân, nông dân nghèo di cư sang Việt Nam, vẫn giữ quốc tịch Trung Hoa, phải đóng sưu cao thuế nặng, bị kiểm soát gắt gao và CHỈ ĐƯỢC CƯ TRÚ TẠI MỘT SỐ NƠI NHẤT ĐỊNH. Những người này không được quyền tiếp xúc với người Minh Hương.

Năm 1841, những khu vực tự trị của người Hoa di cư và người Khmer ở miền Đông (Biên Hòa, Đồng Nai…) và miền Tây (Hà Tiên, Bạc Liêu, Sa Đéc…) dần dần bị hủy bỏ.

VÀ GÌ NỮA ĐÂY?

Và sau khi Pháp tới. Người Hoa hồi sinh. Pháp dựa vào Hoa kiều để thịt người VIỆT. Pháp cho họ nhiều đặc quyền kinh tế và văn hoá.

Năm 1907, một người Phúc Kiến giàu có, ông Thái Mã Vân, bỏ tiền xây trường tư thục Minh Trang, sau đổi thành trường Phúc Kiến do bang Phúc Kiến quản lý.

Năm 1910, bang Quảng Đông xây trường Quảng Đông do ông Lý Phát Đông tài trợ. Những trường của các bang khác được xây cất sau năm 1911, dạy theo chương trình tân học dựa vào các tư tưởng cách mạng của Tôn Dật Tiên (Tam Dân chủ nghĩa).

Chương trình giáo dục chỉ đến cấp I (tiểu học), những học sinh nào muốn tiếp tục học cao hơn phải du học sang Trung Hoa.

Năm 1931 có hai trường trung học cấp II (đệ nhất cấp) được thành lập: Kinan và Trùng Khánh. Khi quân đội Nhật Bản tấn công Trung Hoa năm 1939, việc đưa học sinh đi du học bị đình chỉ. Người Hoa tại Việt Nam cất thêm nhiều trường trung học mới vì số học sinh tốt nghiệp tiểu học ngày càng tăng: trường Trí Dũng, Lĩnh Nam, Hoàng Hà.

Đến năm 1948, chỉ riêng tại Sài Gòn - Chợ Lớn đã có đến 97 trường dạy tiếng Trung Hoa. Ngôn ngữ chính là tiếng "phổ thông" (tiếng Bắc Kinh). Sinh ngữ chính là tiếng Pháp, kế là tiếng Anh. Một trường song ngữ Pháp - Hoa (Viễn Đông), ba trường song ngữ Anh - Hoa (Minh Tuệ, Trung Anh và William Lin). Giáo viên đa số đến từ Trung Hoa, sau 1949 từ Đài Loan.

Sách vở giáo dục cũng nhập từ hai nơi đó. Vì học phí quá cao, chỉ những gia đình giàu có mới cho con em đi học, tỉ lệ học sinh trung bình từ 6 đến 7% trên tổng số người Hoa. Chỉ có trường Trung Chánh dạy miễn phí cho học sinh gia đình lao động.

Năm 1953 có 34.932 học sinh, năm 1954 tăng lên 54.000 và năm 1955 là 62.372 học sinh.

Tên trường học: Mỗi bang đặt tên trường theo địa danh của bang (Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Hải Nam, Côn Minh...) hay những tên khác do bang trưởng chọn như Sanh Huy, Nam Hải, Pháp Vân... Có trường lấy tên của những nhà cách mạng như Trung Chân (tên hiệu của Tôn Dật Tiên) hay Trung Chánh (tên hiệu của Tưởng Giới Thạch). Về sau có trường đặt tên theo ý nghĩa tôn giáo: Thánh Tâm, Sainte Thérèse, Bác Ái, Thánh Lễ. Phòng Thương Mại Chợ Lớn và các hội ái hữu thành lập nhiều lớp đêm cho những người không có thì giờ học ngày (giới lao động và chuyên viên). Một thư viện Trung Hoa do ông Trần Đôn Thanh, trưởng Phòng Thương Mại, thành lập tại Chợ Lớn năm 1953. Chi phí điều hành các trường học và cơ sở văn hóa do chính bang chúng đóng góp.

Phần lớn các trường đặt tên theo ý mà ban giám hiệu muốn đạt tới: Trí Dũng, Hướng Minh, Cầu Trí, Cương Trí, hoặc theo một lý tưởng: Hưng Hoa, Chân Trung, Trí Tường. Cũng có trường mang tên có tính chính trị: Tâm Dân, Đại Đồng, Song Thập, Tân Sanh.

Năm 1954, Pháp bại trận rút. Việt Nam hai chế độ chính trị.

Tại Miền Nam, năm 1956, tổng thống Ngô Đình Diệm dẹp các trường dạy thuần tiếng Tàu vì cho rằng các trẻ em tốt nghiệp trong Tàu không đọc và nói được tiếng Việt.

Các nhân vật liên quan đến nguồn gốc Truyện Kiều xuất hiện.

Duy Minh Thị (1870) & Nhân vật Lý văn Hùng (1965 ) xuất hiện

Lý văn Hùng một người Tàu, Chợ Lớn xuất hiện tham gia vào việc truy tìm nguồn gốc Kim Vân Kiều truyện,Thanh Tâm Tài Nhân nhằm mục đích xác nhận có bản văn này do người Tàu thời Minh Thanh viết thật sự. Và ta không lấy làm lạ khi mà Lý văn Hùng, một người Tàu Chợ Lớn, là một ký giả các nhật báo Hoa ngữ tại Chợ Lớn, một giáo sư Trung học đệ nhị cấp. Các trường Tàu Cholon liên thông với Tàu Đài Loan và Tàu Hông Kông. Ông đã bỏ công sức sang các nước tìm tòi tư liệu để về viết bài báo trên các tạp chí nổi tiếng tại Miền nam về đề tài Thanh Tâm Tài Nhân là ai? .Lý văn Hùng đã chứng minh ông này chính là Từ Vị. Sự chứng minh của ông được người Tàu chấp nhận. Văn giới Miền nam cũng nhắm mắt chấp nhận luôn. Cho mãi đến khi luận văn tiến sĩ văn chương thuộc đại học HAVARD do Charles Benoit trình vào năm 1981 với tên "THE EVOLUTION OF THE WANG CUIQIAO TALE from Historical Event in China to Literary Masterpiece in Vietnam" , bản văn này nay đã được dịch ra Việt ngữ vào năm 2015 đã bác bỏ bằng lập luận vũng chắc luận cứ trên của Lý Văn Hùng thì niềm tin này đã bớt, tuy nhiên một số người không chịu cập nhật tin tức về nguồn gốc Truyện Kiều thì vẫn tin những gì mà lớp đàn anh chúng ta phát biểu trước năm 1975. Bài viết của ông cùng với giáo sư Trung học Bùi hữu Sũng trên tạp chí Bách Khoa có ảnh hưởng sâu đậm đến giới biên khảo về Truyện Kiều có khi đến giờ tại miền Nam và tại Hải ngoại .

NÚT THẮT ĐƯỢC MỞ DẦN

Với lịch sử cộng đồng người Hoa có bề dày như thế. chúng tôi lần ra bản văn mã số A953 xuất hiện tại Nam bộ trong thời gian từ năm 1872 đến 1890 qua nhân vật Duy Minh Thị . Ông này lần đầu tiên hiệu đính chữ nôm trong bản văn của Nguyễn Du, và xuất bản nhiều lần dưới tên Kim Vân Kiều tân truyện vào năm 1871, 1872 ,1879 v.v…. Qua bản văn Kim Vân Kiều tân truyện này, ông đã sửa câu kiều số 2, K2-Chữ tài, chữ Mệnh, khéo là ghét nhau,==> Chữ tài, chữ SẮC, khéo là ghét nhau.( Kim Vân Kiều tân truyện ,Duy Minh Thị ,1872) để từ đó chèn “ Kim Thánh Thán mạo danh “ để viết lời bình các hồi theo nhân sinh quan “hồng nhan đa truân” theo thuộc tính Tàu thay vì nhân sinh quan “ định mệnh” do Nguyễn Du xây dựng theo “trí khôn nhân loại” mà Phương Tây đã xây dựng từ 400, 500 năm TCN. Do được vua Tự Đức tin dùng nên ông có cơ hội phát huy .Vào cuối thập niên 60 của thế kỷ thứ 19 ,vua Tự Đức có nhờ ông biên tập lại bản Đại Nam thực lực chính biên,phần tiên triều .Chính vì thể mà ông có cơ hội tiếp cận với hệ thống văn khố lưu trữ đồ sộ đã được Minh Mạng tổ chức lại nề nếp. Thế nên ông dễ dàng tiếp cận hầu như tất cả các văn bản do các tiền nhân chúng ta đã trước tác trong vòng 50 năm , từ năm 1815- 1865 tức là hệ thống [K5] .

[K5] là gì ?

[K5] là hệ thống văn bản có liên quan đến nhân vật Kiều(Việt), đó là [K(Nguyễn Du, Đoạn Trường Tân Thanh ),1815; đó là –Kiều do Hạo Như con trai của Nguyễn Du viết trong tác phẩm Kim Vân Kiều lục vào năm 1815-1816 ; đó là nhân vật Kiều do Thám Hoa Ngụy khắc Đản viết trong “Kim Vân Kiều chiệp” tức tuồng Kim Vân Kiều vào năm ,1865 dung sai vài năm và hai bản văn ngắn , một của Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị , bài Nguyệt nhi cao" viết vào năm ,1828 và một là bản văn của Minh Mạng viết vào năm 1830 nhân lễ mừng thọ 40 năm của ông. nhà vua Minh Mạng điểm lại thành tích 10 năm cầm quyền, đẩy sâu văn hóa và ngành tuồng Việt Nam,đó là bản văn Bài tổng thuyết của vua Minh Mệnh (1830) ,nằm trong tập Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề tập biên .

Duy Minh Thị không bỏ sót các chi tiết “ tinh mật “ rất riêng của từng tác giả Việt Nam . Đến năm 1873, Duy Minh Thị đã biên tập lại xong bản văn Đại Nam thực lực chính biên và mang thuê khắc in tại Phật Sơn trấn, tỉnh Quảng Đông, Trung quốc.

Riêng bản Kim Vân Kiều tân truyện của Duy Minh Thị được in ba lần vào các năm 1872, 1879, 1891. Ông là người Tàu có điều kiện tiếp cận sâu nhất. Miền Nam Việt Nam lúc này là một “Nam bộ tự trị “thuộc Pháp đang hồi phát triển thành một lãnh thổ đa chủng tộc. Lúc này đồng hương của ông là Trương Minh Ký ,một người viết văn đầy uy lực do Pháp đào tạo từ nhỏ và cho sang Singpore hoc và cả sang Pháp nữa .Trương Minh Ký thông thạo Pháp ngữ , Hoa ngữ và cả chữ quốc ngữ . Ông lại nắm giữ Báo chí do Trương Vĩnh Ký để. Ông đầy uy lực.. Chính Trương Minh Ký là người nhét bản văn Kim Vân Kiều lục ấn bản năm 1876 của nhóm Duy Minh Thị cho Abel des Michels, người Pháp đầu tiên chuyển từ chữ nôm sang thẳng chữ quốc ngữ và tiếng Pháp vào năm 1884 tại PARIS

Thế nên chúng ta không lấy làm lạ khi mà miền Bắc Việt Nam xuất hiện ngôi sao văn học là Nguyễn Du với danh tác Đoạn Trường Tân Thanh. Ngay khi ra đời là có ngay hiện tượng dư chấn trong cả nước.

Một bản văn xuôi viết ngược từ chữ nôm khó học là Đoạn Trường Tân Thanh khó nhớ tình tiết cùng diễn tiến câu chuyện chính xác ra một bản văn mới bằng chữ Hán,dễ đọc hơn, dễ nhớ tình tiết hơn, nay mang tên là Kim Vân Kiều lục xuất hiện. Không ký tên, nhưng với thứ văn ngôn trường lớp và kiến văn “đồ sộ” đầy uyên bác đã được dân có chữ nghĩa chuyền tay nhau chép. Bản văn này lập tức được hiểu lầm là bản văn nguyên tác do Tàu trước tác vì văn phong cổ điển của nó. Ngắn gọn nhưng đầy đủ tình tiết, đầy đủ nhân vật chính của Đoạn Trường Tân Thanh , dễ đọc,dễ nhớ tình tiết câu chuyện. Nó chỉ có chừng 15000 từ, trong đó theo sát dạng thức của thể loại Tài tử- Giai nhân cổ điển. Bản văn này tuy dấu tên thế nhưng người viết chính là Nguyễn Tứ , con trai tháp tùng theo Nguyễn Du đi sứ . Điều này dễ nhận ra do Gót chân Achilles của tác phẩm này đã để lại. Chúng ta dễ dàng nhận diện ai là tác giả (xin xem bản văn ai là tác giả Kim Vân Kiều lục do laiquangnam viết) . Một người có sức học uyên thâm như nguyên Đốc học tỉnh Hưng Yên là Bùi Khánh Diễn mà còn lầm đó là “nguyên truyện” để Nguyễn Du mượn mà xây dựng nên Đoạn Trường Tân Thanh thì làm sao mà lọt khỏi mắt xanh của cặp bài trùng Trương Minh Ký và ba anh em Duy Minh Thị . Họ vốn là các nhà buôn sách vở gần như độc quyền cho dân Tàu CHOLON thời Nam bộ thuộc Pháp.

Qua Văn phong bạch thoại thể hiện trong bản văn A953 chúng ta cũng nhận ra được đó là một thứ văn phong của người Tàu đời Minh còn giữ trong cộng đồng của họ tại Nam bộ pha trộn với phẩm chất văn đọc khi nằm võng của dân NAM KỲ QUỐC. Lúc này Sài Gòn đã là một Hòn Ngọc Viễn Đông đang phát triển và rộn rịp với nhiều sắc tộc, trong khi đó thì văn phong bạch thoại xuất hiện trong Hồng Lâu Mộng đã không theo kịp với loại "Tiểu thuyết " diễn nghĩa chương hồi đầu chuột Tài tử giai nhân với chân voi là chương hồi diễn nghĩa, tại các hồi 17,18,19 có THUÝ KIỀU-TỪ HẢI- HỒ TÔN HIẾN xuất hiện với công nghệ copy & paste “búa xua” như Charles Benoit đã dẫn trong luận văn của ông. Và giáo sư Nghiêm Toản đã mang ra bêu rếu tại buổi sinh hoạt chiều thứ năm tại sân trường Đại học Văn khoa Sài Gòn năm 1960.

Trước đó, lớp đàn anh của họ tại Nam bộ là ba ngôi sao người gốc Tàu Minh Hương qua ta định cư từ nhiều đời là Trịnh Hoài Đức (SN 1865), Ngô Nhân Tịnh ( SN 1761) -  và Lê Quang Định (SN 1759). Cả ba đều là học trò của cụ Võ Trường Toản (Tàu, Minh Hương) danh giá cùng xuất hiện. Cả ba cùng trang lứa với thi hào Nguyễn Du của ta . Nguyễn Du SN 1865 .

Họ sinh hoạt trong các bang hội truyền thống rặt Tàu của họ tại Sài Gòn Chợ Lớn. Trịnh Hoài Đức viết Gia Định Thành thông chí. Đây là một bộ địa chí về vùng đất Nam Bộ xưa, viết vào đầu thế kỷ XIX (1820-1822). Tiếp đến Duy Minh Thị có biên soạn Nam kỳ lục tỉnh Dư địa chí được xem là một dạng thoát thai của Gia Định Thành thông chí. Như thế Trịnh Hoài Đức và Duy Minh Thị đều là những nhà có đầy sách vở.

Tại đất Nam bộ, khi mà người VIỆT Thuận Hoá vào đây, đa phần là dân nghèo, ít chữ nghĩa thế nên khi chúa Hiền cho người Tàu kháng Thanh vào nương náu ở ta, họ là các nhà khoa bảng hàng đầu dân ta lé mắt .ÔNG THẦY ! . Lúc đó ai biết đọc chữ Hán, trong nhà có sách Tàu là anh “trí thức”. Họ là những ai? đợt đầu là là Trần Thượng Xuyên, Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ, v.v… Và tiếp đến là Võ Trường Toản, Đỗ Thành Nhân, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản, Trương Minh Giảng, Trương Tấn Bửu, Lý Văn Phức. Và họ là các trí thức đã góp công rất nhiều vào thời Nguyễn sơ và nhà Nguyễn tại miền lục tỉnh.

Nhiều nhà báo, ký giả gốc Hoa đã làm trưởng thành nghề làm báo và ấn loát tại miền Nam: tờ Gia Định Báo với Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, v.v…

Thế giới người Hoa trong Nam và thuộc tính Đại Hán, con buôn.

Điểm qua chi tiết vài nhân vật quá đỗi quen thuộc

- VÕ TRƯỜNG TOẢN

Võ Trường Toản ( Tàu Minh Hương) danh sĩ đất Gia Định. Cụ mở trường dạy học, thu nhận hàng trăm học trò, trong đó có ba người về sau rất hiển đạt dưới triều Gia Long, được người đời sau phong là “Gia Định tam gia”. Họ gồm có Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh và Lê Quang Định.

- TRỊNH HOÀI ĐỨC

Gốc gác Trịnh Hoài Đức. Giữa thế kỷ XVII, nhiều quan dân của nhà Minh vì bất phục nhà Mãn Thanh mới lên nắm quyền, đã bỏ nước ra đi và Đại Việt là một trong những miền đất họ chọn xin tá túc. Trịnh Hội, nguyên quán huyện Trường Lạc, tỉnh Phúc Châu, Tàu theo Trần Thượng Xuyên (Trần Thắng Tài), vào khai khẩn đất Trấn Biên (Biên Hòa) và có cháu ba đời là Trịnh Hoài Đức, sinhnăm 1765.

Trịnh Hoài Đức được Nguyễn Ánh được bổ chức Hàn lâm viện chế cáo. Năm 1793, ông giữ chức Đông cung Thị giảng, dạy Hoàng thái tử Cảnh, trấn thủ thành Diên Khánh, sau đó được thăng Hữu Tham tri bộ Hộ (bộ lo về Tài chính).

Năm 1802, Ông được thăng Thượng thư bộ Hộ và được cử làm Chánh sứ sang nhà Thanh, cùng hai Phó sứ là Ngô Nhơn Tịnh và Hoàng Ngọc Uẩn.

Năm 1804, sứ nhà Thanh là Tề Bố Sâm được cử sang nước ta làm lễ tuyên phong vua Gia Long, Trịnh Hoài Đức được cử làm Thông dịch sứ. Và lúc này Nguyễn Du cũng có tham gia phái đoàn đón sứ Thanh. Vậy là Nguyễn Du đã nổi tiếng về Văn chương rất sớm .

Năm 1821, Trịnh Hoài Đức đã được thăng Hiệp biện đại học sĩ, hàm tòng nhất phẩm, giữ chức Binh bộ Thượng thư. 1823, ông dâng biểu xin hưu lui về Gia Định. Vua Minh Mạng giữ lại dùng cho đến năm 1825. Năm này Trịnh Hoài Đức chết. Thọ 61 tuổi.Vua Minh Mạng truy thăng Thiếu bảo, Cần chánh điện Đại học sĩ, hàm chánh nhất phẩm, truyền nghỉ chầu ba ngày, ngày đưa đám về quê.

- LÊ QUANG ĐỊNH

LÊ QUANG ĐỊNH là người Minh Hương, sinh năm 1759 tại huyện Phú Vinh, phủ Thừa Thiên (Huế), ngay khi còn rất nhỏ, Lê Quang Định đã theo anh là Hiến vào đất Gia Định, cư ngụ ở huyện Bình Dương và theo học với Võ Trường Toản.

Năm 1802, vua Gia Long đã cử hai sứ bộ sang Trung Quốc. Sứ bộ trước do Trịnh Hoài Đức dẫn đầu khởi hành vào tháng 5 âm lịch năm 1802 và nằm kẹt tại Quảng Tây. Gia Long vào tháng 11 âm lịch 1802 cử tiếp đoàn thứ hai, vội thăng Lê Quang Định từ Tham tri lên Thượng thư Binh bộ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh xin tuyên phong và đề nghị đổi quốc hiệu là Nam Việt.

Năm 1804, Án sát sứ Quảng Tây là Tề Bố Sâm được cử làm sứ thần nhà Thanh sang nước ta tuyên phong vua Gia Long và đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam.

Hai năm sau (1806) Lê Quang Định dâng lên nhà vua một công trình khảo cứu quan trọng được ông thực hiện từ những năm đầu triều Gia Long. Đó là sách Nhất Thống Dư Địa Chí gồm 10 quyển, ghi chép các chi tiết về địa lý từ Lạng Sơn vào đến Hà Tiên, “phàm sông núi hiểm hay dễ, đường đi xa hay gần, giới hạn bờ cõi thế nào, sông biển nguồn lạch, cho đến cầu cống chợ điếm, phong tục thổ sản, hết thảy ghi chép lấy…”. Đây là sách địa chí đầu tiên được biên soạn công phu, đặc biệt về hệ thống đường thủy lẫn đường bộ của ta. Bên cạnh đó, sách còn ghi lại các truyền thuyết, giai thoại trong lịch sử, thơ văn gắn liền với đời sống và sông núi từng vùng. Có thể nói Nhất Thống Dư Địa Chí là một thành tựu quan trọng trong đời của Lê Quang Định. Ông mất năm 1813, thọ 54 tuổi.

- NGÔ NHƠN TỊNH

NGÔ NHƠN TỊNH gốc Quảng Đông, tổ tiên sang Đại Việt lập nghiệp trên đất Gia Định, sinh ra ông năm 1761. Sau khi vua Gia Long lên ngôi, năm 1802, ông được cử làm Phó sứ trong sứ bộ Trịnh Hoài Đức sang Trung Quốc. Tự Đức, năm 1852, ông được thờ tại miếu Trung hưng công thần ở Huế.

Với cái nhìn nhanh như những gì Bạn ta vừa đọc, Bạn ta đủ biết Nam bộ Việt Nam từ thời Gia Long đã có một nước Tàu ngoài nước Tàu rồi.

Với thuộc tính Đại Hán và con buôn, họ đã nhanh tay lẹ chân viết Kim Vân Kiều truyện, ký tên giả là Thanh Tâm Tài Tử, mượn danh KIM THÁNH THÁN viết lời bình bằng thủ thuật copy& paste . KTT này dõm đến nổi khi so sánh nhân vật Tiểu Thanh với nàng Kiều (Việt) tại hồi thứ nhất và chôm ngay bản văn Nguyệt nhi cao" của Phong Tuyết chủ nhân Thập Thanh Thị viết vào năm 1828 . Nục cười là Duy Minh Thị đã hoàn toàn không hiểu nhân sinh quan của Nguyễn Du là gì khi ông viết bài thơ dang dở “ Độc Tiểu Thanh Ký “ cả . Nhân sinh quan của Nguyễn Du gởi vào ba bài thơ Chữ Hán trong lần đi sứ gồm một là Điệp tử thư trung, hai là Khổng tước vũ và ba là Độc Tiểu Thanh Ký nhằm nói lên nhân sinh quan của mình. “Con người xác thân sẽ tan rã, về với cát bụi duy chỉ Văn chương là ở lại muôn đời với người thế gian”.

Trong luận văn tiến sĩ Văn chương tại đại học Đại học Havard (Hoa Kỳ) 1981 đề tài "THE EVOLUTION OF THE WANG CUIQIAO TALE from Historical Event in China to Literary Masterpiece in Vietnam" , bản văn này nay đã được dịch ra Việt ngữ vào năm 2016 , Charles Benoit đã ghi lại rất kỹ kiểu viết Copy & paste của Thanh Tâm Tài Nhân” ba trợn” này .Lúc này thì Charles Benoit và Thầy của ông tại đại học Đại học Havard (Hoa Kỳ) và cả chuyên gia về Văn học Việt Nam cổ Việt Nam ,nhất là Truyện Kiều là Huỳnh Sanh Thông của đại học Yale cũng không biết gì về mối quan hệ giữa bản văn Kim Vân Kiều truyện,Thanh Tâm Tài Nhân” ba trợn” nay là bản văn [Á-A953 ] tức “Kim Vân Kiều Truyện do Lý Trí Trung hiệu điểm - Xuân Phong Văn nghệ Xuẩt bản xã - Liêu Ninh, 1983.” có mối quan hệ hữu có một cách chặt chẻ với hệ thống [K5] mà chúng tôi đã nêu và hoàn thiện vào cuối năm 2020 và nay đang công bố ngày một ít trên trang Facebook nhóm TÌNH TỰ DÂN TỘC tùy theo con nước tuổi tác. Và iđó là lý do chính mà tại sao TỨ KHỐ TOÀN THƯ của Ba vua Thanh - KHANG HY-UNG CHINH-CÀN LONG không ghi lấy một chữ về cụm từ” Kim Vân Kiều truyện , Thanh Tâm Tài Nhân “. Lỗ Tấn đã bỏ công sức trong 5, 7 năm trời truy tầm hết các kho sách quốc gia, của các thư viện đại học cùng các tủ sách gia đình tại Bắc Kinh và Thượng Hải đều không có. Trong thời gian này ông được may mắn được một người tìm trong tủ sách gia đình cấp tặng ông quyển “Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc)”, đó là quyển duy nhất mà TỨ KHỐ TOÀN THƯ bỏ sót, tuy nhiên quyển này mỏng như quyển Truyền Kỳ Mạn Lục ở ta. Nó là quyển truyện gồm nhiều câu chuyện nho nhỏ chừng trên dưới 1000 chữ, trong khi quyển A953 gồm 4 quyển dày 478 trang, loại chương hồi diễn nghĩa nếu có làm sao mà sót.

Xin cám ơn Bạn Ta đã đọc đến nổ con ngươi với bản văn dài chừng 6000 từ này .Xin hẹn kỳ tới .


   GHI CHÚ RIÊNG

   1-Bản văn này rút từ tư liệu của Laiquangnam. Nay viết lại vắn tắt để thân tặng độc giả của anh TUVU, PARIS, Tổng biên tập trang website Việt Văn Mới http://vietvanmoinewvietart.com/index.html “ than ôi , cái tên cũ năm xưa NewVietArt .com , tên cũ là newvietart (NVA ) thân thương mà tôi đã cộng tác năm xưa với chuổi bài dịch thơ Đường mang tên Dòng thơ Biên tái, “Lương Châu từ , nay đã bị ai đó Chôm rồi .HU HU
   2- Trên trang [https://www.trieuxuan.info/KIM-VAN-KIEU-TRUYEN-VIET-O-NAM-KY/]rất nổi tiếng của nhà văn Triệu Xuân có đi lại nhưng nôi dung văn tắt hơn bản văn này . Và các thông tin của laiquangnam đã cũ.
   Mời các bạn đọc bối cảnh lịch sử để có cái nhìn tổng thể ai đã tham gia viết Kim Vân Kiều Truyện Thanh Tâm Tài Tử (A953) của nhà nghiên cứu Lai Quang Nam đăng trên Trang Tình Tự Dân Tộc”.



VVM.14.3.2022 -

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com