N gười miền (mình) ở Thừa Thiên (Huế), xa nội thành thường nói làm là mần hay mừn.Thí dụ: trong ngữ ngôn vấn đáp: -mi mần chi rứa? Mần thơ hay mừn thơ là làm thơ. Nói đúng ra mần là động từ làm ra (to make) là tỏ bày (doing) qua vần điệu gọi là thơ (poetic), vì rằng: những thi nhân là vận động viên của ngôn ngữ -Poets are the athletes of language. Lấy gì để chúng ta gọi về thơ một cách trọn vẹn, để nhận ra chắc chắn cho một khả năng của ngôn ngữ dành cho thơ; đấy là điều mà tất cả chúng ta xử dụng cho thơ. Giờ đây chúng ta ví von thi sĩ là một lực sĩ, như là nâng cao tinh thần võ sĩ, đội bóng đá, bơi lội hay khúc côn cầu (hockey)… là khả năng hầu hết lấy từ năng lực thể xác (corps) và trí tuệ (mind) để đạt tới sở thích mong muốn.Thơ không thể lấy từ thể lực hay khả năng điêu luyện mà thực hiện. Nhưng; bí mật giữa thi sĩ và vận động sĩ đều có một sự khéo léo tinh nhuệ trong đó, cả hai là một điều hợp, một bên xác và một bên hồn. Trong trường hợp của thi nhân, có những yếu tố cấu thành, phải nhập vào trong đó (1), chủ đề (2), vị thế hoàn cảnh (3), mẫu mực vần điệu và âm giọng (4) và; diễn đạt lời lẽ một cách đa dạng hay còn gọi là ẩn ngữ, cái đó khơi gợi tối đa của ý nghĩa, một biểu thị đáng kể có từ ngữ ngôn của con chữ -the elements that must enter into cooperation are (1), the subject (2), the situation(3), the patterns of rhythm and sound (4) and; the various verbal or slang , that evoke a maximum of significance from a minimum of words. Thi ca là đỉnh cao và đứng đầu trên tất cả của người nghệ thuật trình diễn (performer’s art). Thơ nó sống trong ngôn ngữ hay ngữ điệu quyện vào nhau để trở nên vần điệu cho thơ. Nhưng nhớ cho; phương cách làm cho thơ sáng giá là sáng tạo từ con chữ đến vần điệu, cho dẫu thơ tự do hay thơ không vần, thơ tân hình thức thì đòi hỏi vắt giòng, lập lại và ngữ điệu, đặc biệt đưa những câu nói thông thường để trở thành thơ, ấy là thi thể của hình thức thơ mới. Ngoài ra ta bắt gặp một thể thơ khác thuộc hình thức chủ nghĩa (formalism) .Thể thơ này thường thấy của Emily Dickinson và Elizabeth Bishop và gần đây ở Việtnam Lâm Thị Mỹ Dạ cũng có những bài thơ tiêu biểu hình thức chủ nghĩa. Thi sĩ viết trong: ‘Tháng Giêng và Cốm Non’: -Tháng Giêng- Lụi tàn rồi mơn mởn / Thời gian như cánh đồng / ngày xưa ta bé nhỏ / Tháng giêng còn nhớ không?... -Cốm Non- … Nhóm hạt cốm hương đồng thơm ngọt lưỡi / Chợt nhớ về giọt sữa mẹ ngày xa / Hạt cốm như gương thần phản chiếu / Bao mẫu đời bé dại vèo qua …(LTMD). Đọc rồi thấy một số chữ của thơ bâng quơ, vô nghĩa nhưng đọc kĩ nó là thứ thơ ‘fatrasie’, kiểu cách gần giống thơ của Paul Verlaine ở cuối tk. mười chín. Cốt tủy loại thơ này chỉ cần ngữ thuật (jeu du langage) hơn là ý nghiã. Nói gọn; thơ muôn hình vạn trạng.Thiệt ra đọc thơ để thấy hồn thi sĩ thuộc dạng nào con nhà tông hay con nhà nông. Đồng thời thấy được một tâm thức cách mạng tư tưởng (revolution in consciousness) Chớ đừng tưởng hứng làm thơ chơi cho vui với đời, thơ đó là thứ thơ ‘chợ trời’ mà một số thi sĩ ngày nay quen xử dụng; dẫu thi sĩ đã vượt qua một dặm trường dài hơn nửa thế kỷ. Cái thiên phú đó mà không rèn thì không ra dao mà cũng chẳng ra búa, một đôi khi ‘rặn thơ’ cho thơ trở nên thời thượng, nhưng; thơ không trở nên mà thụt vào bóng tối, bởi; ngữ ngôn thơ nghe rất bức tức, rơi vào nơi ấm ớ như người nói ngọng, khó đả thông tư tưởng, vô hình chung hóa ra thơ không hồn ngược với thơ vô nghĩa (nonsence). Trong khi đó thơ vô nghĩa (nonsence poetry) lại có hồn. Thơ đến trong cái không nắm bắt được đó là cái vô hình mà trong vô hình lại có hồn; theo Antoine de Saint-Exupéry: ‘cái vô hình chính là cái đẹp’.Nhưng xét cho cùng; dù thơ thuộc loại nào, trường phái nào trước hết thơ phải có tính truyền cảm và gợi lên ở trong trí tưởng hình ảnh của cuộc đời đã in dấu vào hồn mình còn bằng không làm thơ theo thói quen và quyết đuổi cho kịp với thời gian. Mà thời gian là thời điểm của đúc kết, là kinh nghiệm trưởng thành trong thơ, thời gian chính là thế chủ động để biến thơ thành siêu lý của nó, tức đi vào cõi thơ đấy là điều tất yếu của người làm thơ hôm nay, tuy nhiên; một số thi sĩ cũ, mới chưa rốt ráo hai chữ ‘Hiện hữu và Thời gian / Being and Time’ (rút từ Discourse on Thinking của M. Heidegger). Lý do cụ thể chưa nắm trọn căn bản viết thành thơ –Basic writings Poetic. Vì vậy thơ đôi khi trật đường rầy mà vẫn dửng dưng cho đó là đổi mới tư duy. Ngày nay; tiến trình của thời gian không thể dậm chân tại chỗ mà phải khám phá để vượt lên từ cũ sang mới, không thể ngồi khâu vá, thêu dệt những tàn tích cố cựu mà cho đó là tác phẩm của thời gian. Thời gian ở đây là đổi mới tư duy đầy sáng tạo, có thể được coi như một kỹ thuật của thơ (The technique of poetry). Nói rộng ra là biết vận dụng tư tưởng. Thí dụ: Thi sĩ Trần Dụ Ân nghe người ta khen hay một bản nhạc xưa, tức cảnh làm thơ ca ngợi; thì ra hồn nhạc và hồn thơ hoàn toàn khác biệt, nó không ăn nhập vào dòng thi ca đương đại mà biến thơ vào chốn ấm ớ hội tề. Mất tính thơ và hồn thơ.
LÀM THƠ hay ĐI VÀO CÕI THƠ
Nói đến làm thơ xưa nay Việtnam ta chỉ có một Nguyễn Du là biển rộng sông dài muôn thuở không lấy gì để so sánh hay bàn vô tán ra mà gây thêm biến động, dẫu đã có nhiều ý kiến bất đồng. Đúng! vì ta chưa đi vào cái cõi của thơ. Cõi thơ mênh mông, diệu vợi mang một ý tứ thâm hậu. Nguyễn Du người sáng tạo thi ca có vần điệu, có lý lẽ, mắt đời chỉ đọc để thấy cái hay ‘cạn cợt’, luận bàn về nó như tập đánh vần làm cho văn chương thi ca không mở lối, vì rằng; thơ là cõi phi, nó có một cái quyền riêng tư và một nhận thức siêu lý thời thi ca mới đạt chân tướng của nó. Mà thực! trên đời này từ Đông sang Tây từ bắc cực tới nam cực chưa thấy một ai viết truyện dài bằng thơ như Nguyễn Du, ngay cả Shakespeare bên trời Âu tung bao nhiêu ‘chưởng’ thiết nghĩ vẫn không đánh đổi vần điệu và ngữ ngôn trong truyện của Nguyễn Du. Dẫu đưa ra nhiều chủ đề khác nhau, nhiều nhân vật khác nhau đại diện qua nhiều tầng lớp trong xã hội là lý lẽ của thường tình. Với Nguyễn Du chỉ một nhân vật “Kiều” là ‘trọn gói’, là một đại diện thực thể qua bao thế kỷ. Cái đạt được trên đời là thế đấy! Nguyễn Du đã đưa thế gian vào cõi thơ một cách tuyệt đối, thi ca đó đi tới cái mức bất khả tư nghị. Nó độc quyền và vô ngôn giữa thế gian này ‘nhà tư tưởng càng hoằng viễn, thì phần vô ngôn trong sách họ càng khôn lường’ Heidegger nói thế. Tất Heidegger đã nghĩ tới Nguyễn Du. Lời thơ trở nên vô ngôn bất tận, nhờ đó ta lần bước vào thi ca tư tưởng để đi vào cõi thơ không còn mộng mị, không còn cưỡng bức.Người ta có thể dịch thơ của Apolinaire, Nietzsche, Heidegger, Rilke, của Baudelaire …không cách này thế nọ, vận dụng trí tuệ để nhập hồn vào thơ, nhưng; thơ của Nguyễn Du đã được dịch trên mọi ngôn ngữ khác nhau; thế nhưng chưa thấu triệt hồn thi ca của Nguyễn Du. Vậy thì làm sao để hiểu thấu cái thâm hậu của thơ ? Nguyễn Du đòi hỏi đọc thơ bằng cái tâm cái tâm vị tha hơn vị ngã. Thấm nhuần được thi vị thơ tức là bước vào cõi phi. Cõi phi xét cho cùng nó nằm trong tư duy phân định, tư duy lẽ sống làm người pensée calculente là một Être et Néant. Ngoài ra không dám lạm bàn , bởi; cái tuyệt đích của thơ nó chỉ đến một lần trong đời, nó có từ nhân duyên , cái ‘thiện tâm ở tại lòng ta’ cái thiên tài đó của Nguyễn Du là một huyền diệu, là những biến cố xảy ra trong tác phẩm là thuộc về nhân gian là do ý trời ‘Gẫm hay muôn sự tại trời’(ND) cho nên chi cái đó nói có mà không, nói không mà có là do vận chuyển của vũ trụ, là một sự an bài đã được calculenté một cách rốt ráo. Trong Thi ca Tư tưởng của Bùi Giáng có nói : ‘Đi Vào Cõi Thơ’. Đọc xem cõi thơ của thi sĩ như thế nào:
Ghé chơi một trận
Bằng bước gót phiêu bồng
Cõi thơ là cõi bồng phiêu
Hoặc phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Hoặc phiêu bồng tâm ý du dương tiếu
Hoặc phiêu bồng tâm mộng trúc loạn ty
Hoặc sao thì hoặc
Dù sao thì dù
Thể thái sao thì thể thái
Cốt cách nghiễm nhiên rất mực
Vẫn là bất tuyệt phiêu bồng
Vậy kẻ nào
Tự xét mình
Từ trong tinh thể mà ra
Chả có chi là phiêu bồng tí chút
Thì chả nên cưỡng cầu
Tự ép uổng
Ghé vào thi ca thâm xứ làm chi
Cho luống cái công lao trí hải
Cho phí cái công trìnhbình sinh tâm nguyện
Nay kính cẩn đè kê khai vô dữ ngữ
(Bùi Giáng)
Một bài thơ tuyệt chiêu, chừng đó đủ để cảm thông nhà thơ đã diễn tả từ vóc dáng đến ngữ ngôn một cách thấu đáo, một thể thơ đi trước thời đại, đi trước cà tân hình thức, đi trước để nhập hồn vào thơ, phá hủy những kẻ làm thơ ù lì, ruồi muỗi vo ve; ngẫm lời thơ như đánh động những kẻ làm thơ ngày nay là thế đó.
LẤY GÌ ĐỂ GỌI ĐÓ LÀ TƯ DUY ?
Nghe có vẻ hóc búa. Không! thơ là tư tưởng của Hiện hữu và Thời gian được chú ý đến là vấn đề nghĩ tới những gì đã quên (trong qúa khứ).
Bỏ qua hoặc quên lãng là cách thức của chối bỏ, che đậy, bưng bít thuộc về hồn, điều đó sa ngã và không an tâm cho một sự gì có từ trong ánh
sáng mờ ảo của lẫn trốn, cái sự đó gọi là thờ ơ, quên nó là những gì còn lại một cách mù quán cho một sự thực cần thiết –Being and Time begins
by conceding that the question it wants to think about has been forgotten. Forgottenness; or oblivion, is the kind of concealment that fails
to safeguard a thing from the harsh light of the obvious, that neglects the unconcealment of things and so remains blind to the essence of
truth (trong Discourt on Thinking của Heidegger). Quả vậy; lãng quên là tạo nên một cái gì nguy hiểm, làm thơ phải thực và lưu tâm thơ mới sống,
đông cứng trong tư thế ‘làm chủ’ trở nên con người bị đe dọa và tư duy sẽ đi tới cằn cỗi, đánh mất cả thời đại kỹ thuật tinh xảo
(the age of technology) cho việc làm thơ. Chức năng của lúc này khó nghĩ tới những gì đã bỏ quên trong việc hồi tưởng, bởi; nó còn chứa
một sự che đậy, đó là tư duy mù quán không chịu khai mở. Nhớ cho; thi ca phơi mở những thực và giả là thơ sống thực, mỹ miều ngữ ngôn
là che lấp một quá khứ vụng dại. Hình như tư tưởng của Heidegger khơi dậy cho Heidegger những tư duy sáng sủa hơn, đắn đo hơn những khi
đã nghĩ tới (thoughtlessness) như trước đây. Vậy thì lấy gì để coi đó là tư duy? (What is called thinking?). Và; lầy gì để gọi đó là tư duy?
(What calls for thinking?). Không phải đây là câu hỏi khó trả lời. Chúng ta lấy động từ nghĩ suy (to think) chuyển sang danh động từ đang
nghĩ tới (thinking) là một phối hợp để được gọi tên, nó thuộc từ phân định (calculating) của đắn đo, cân nhắc từng con chữ cho tới lời
văn, nghĩ tới, mong tới (reckoning), hình dáng, khía cạnh (figuring) dự trù (planning) là giải quyết bài thơ, dẫu cho dựng thơ theo luật
thơ 6/8; ta vẫn không ngại luật bằng, trắc. Suy tư hay tư duy là có ý tưởng cho một chủ đề gây nên hoặc hình ảnh đã hiện ra trong trí.
Nghĩ thường có trước hành động. Nhưng; lạ thay! nếu bạn nghĩ ngợi quá nhiều bạn không bao giờ làm được gì –if you think too much you never
do anything. Có những câu hỏi nghịch lý: -Lấy gì để gọi đó là tư duy? -Lấy gì để gọi chúng ta đang suy nghĩ? Đó là câu hỏi không phải dễ
trả lời.. Đây là câu hỏi cho ta tạm dừng (pause) để điều nghiêng cái lý chính đáng của nó, chớ chưa nói phân định thiệt hơn.
Thơ ngắn hơn văn nhưng chứa đầy hơn văn, ý thơ sâu hơn ý văn là vậy. Người ta cho làm thơ dễ hơn làm văn. Thực ra không dễ và
cũng không khó nó đòi hỏi sự vận dụng tư tưởng (văn thơ bác học khác văn thơ bìngh dân / con nhà tông khác con nhà nông là thế đó).
Thành ra tư duy là một biến cố của tâm thức. Heidegger có đưa vấn đề Was heist Denken? / Suy tư là gì? Ông đã phản ảnh tính cách
đơn giản của khéo léo, kĩ xảo trong việc suy xét là phức tạp cho việc lý luận. Heidegger đưa ra một số thi ca của Holderlin và tự
đặc vấn đề cho mình về những gì tương quan trong tư duy làm thơ. Sự ẩn ý đó là phân định thể loại về suy tư, tuy nhiên; cốt tủy là để
đưa tới một sự sắp xếp khoa học chớ không nên đưa vào nhiều thứ buộc phải của sự suy nghĩ tự nhiên nơi con người –The implication
is that calculative kinds of thinking, howevwe; vital to the conduct of the sciences; do not fulfill all the requirements og man’s
thinking nature. Thi sĩ đòi hỏi ở chúng ta một thứ suy tư khác –ít chính xác nhưng không ít nghiêm khắc. Nó có tính cách ẩn dụ
trong tính cách suy tư. Heidegger gọi là ‘thu tập của tư duy / the gathering of thought’ Ở đó chỉ còn lại duy nhất là nghĩ về,
sự mơ về trong hoài niệm đã mất và sống dậy qua tiềm thức để thành thơ; nhưng bên trong vẫn che lấp những gì đã xẫy ra trong
quá khứ. Làm thơ là biểu lộ, là tự phát giác ở chính mình hơn là phát giác ở khách thể, bởi; trong suy tư là những gì mà chúng
ta sẳn sàng biết tới mà chúng ta chưa hẳn đã bắt đầu để hành động. Làm thơ là yếu tính của phát giác, là điều bất ổn tự nhiên của vấn đề.
Làm thơ có trong hai trạng thái của tư duy: -nghĩ tới- và -hành động-. Làm thơ; tất cả nằm trong lịch sử của siêu hình ./.
(ca.ab.yyc . đầu tháng 9/2021)