(The Other Side Of Heaven)
T ôi đi tìm màu xanh hòa bình trong suốt hơn bốn mươi lăm năm xuyên qua màu khói lửa của thời hậu chiến. Tôi gặp toàn ánh mắt buồn của các anh em nhìn nhau qua lô cốt của những pháo đài cũ của hai chiến tuyến. Những lời uất hận, ăn năn, tự thú, tự đáy lòng chưa kịp thốt lên. Những cảnh huống nghiệt ngã của chiến tranh còn đọng lại trong mắt từng người chiến binh, từng người mẹ, từng người vợ, từng người con, từng người góa phụ. Nỗi băn khoăn trăn trỡ vẫn còn nguyên đó. Nghĩa trang Quốc gia Arlington, Virginia, lăng lẽ soi mình dưới dòng sông Potamac. Tôi đã đi qua những thổ ngơi, những nghĩa trang của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa, tôi đã từng nghe tiếng khóc của mẹ tìm xác con, của vợ tìm xác chồng suốt dọc các nghĩa trang ở Trường Sơn. Những buồn tủi khôn nguôi của những chinh phụ hai bên bờ biển Thái Bình Dương, chờ người chinh phu không bao giờ trở lại trong những đêm chăn đơn gối lẻ...
Cuộc chiến Vietnam War đã giết chết: 59,000 thanh niên yêu nước Mỹ và 270,000 thương bịnh binh Mỹ. Hàng trăm ngàn Vietnam Veterans là nạn nhân của “hội chứng hậu chiến”-Post Traumatic Stress Disorders Syndromes.PTSD. Trong khi đó Việt Nam có hơn 4 triệu người (bằng 1/10 dân số Việt Nam vào thời đó) quân đội và thường dân bị giết chết; hơn 4 triệu thương bịnh binh và có 10 triệu cô nhi quả phụ bỏ lại và bị lãng quên sau cuộc chiến. Hơn 200,000 gái mãi dâm ngơ ngác thất lạc ngay chính trên quê hương mình. Với hơn 19 triệu gallon dioxine, thuốc độc khai hoang màu vàng cam, một loại vũ khí chiến lược diệt chủng nguy hiểm nhất của Mỹ đã thả xuống suốt dọc vùng núi rừng Trường Sơn, đồng bằng sông Cửu Long và khắp ruộng vườn miền nam Viêt Nam. Với chừng ấy số liệu của tội ác chiến tranh, tưởng chừng không ai có thể vượt thoát để quên đi cái quá khứ man rợ ấy của loài người.
Cho dù chiến tranh tàn phá đất nước khủng khiếp đến thế nào đi nữa, con người vẫn xây dựng lại được, sau khi chiến tranh kết thúc. Nhưng tuổi thanh xuân của những người đàn bà đã ra đi không bao giờ trở lại. Chiến tranh giết chết giấc mơ đẹp nhất, lớn nhất, của người đàn bà là được đầu ấp tay gối với chồng và sanh nở. Câu chuyện của những người đàn bà Việt, Mỹ, chờ những người chồng không bao giờ trở lại sau cuộc chiến, vẫn còn vọng mãi cho tới bao giờ?...Và hy vọng cuối cùng vẫn là ‘nhất điểm lương tri’ còn sót lại trong con người: Chỉ có con người gây nên đau khổ cho nhau. Và cũng chỉ có con người biết tha thứ hòa giải với nhau để giảm bớt đau thương, quên đi thù hận, để chung sống hòa bình phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hầu nâng lương tâm nhân loại ngày một cao quí hơn, biết thương yêu nhau hơn...Hy vọng chăng, những tai nạn như Vietnam War sẽ không còn xảy ra bất cứ nơi nào trên hành tinh của chúng ta đang sống?...
Cùng trong chiều hướng ấy, the William Joiner Center, một trung tâm chuyên về nghiên cứu chiến tranh và hậu quả xã hội, thuộc viện đại học Massachusetts, Boston, từ năm 1988, đã cố gắng kết hợp những nhà văn Mỹ và Việt Nam, phần nhiều họ là những cựu chiến binh của hai chiến tuyến trong chiến tranh Vietnam War. Hôm nay họ đứng chung một chiến hào cùng nhau tìm cách hòa giải, xây dựng hòa bình, phát triển kinh tế phồn vinh, thịnh vượng trường cửu giữa hai dân tộc Việt Mỹ và thế giới.
Từ mùa Hè năm 1993, tổ chức the William Joiner đã mời được các nhà văn Việt Nam, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thinh và nhà văn nữ Lê Minh Khuê tham dự buổi hội thảo với chủ đề “Hệ lụy của Chiến tranh trên nền Văn học và Xã hội. The Effects of War on literature and society.” tại Dorchester, Mỹ, được các tư nhân hỗ trợ.
Mùa Hè-1993 là một cột mốc lịch sử trong giao lưu văn hóa trong thời hậu chiến giữa hai dân tộc Việt Mỹ. Sau những ngày ngồi bên cạnh nhau, tận tình chia sẻ, họ đã trở thành người bạn thân thiết với nhau cả hai đều ân hận đã viết cho nhau những trang sử đẩm máu. Và họ quyết tâm tìm đến nhau bằng yêu thương, bằng hòa bình, thịnh vượng bên vững. Họ kiên trì nhận ra rằng trong chiến tranh không có kẻ chiến thắng. Tất cả đều là nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh là nguồn cơn của lạc hậu, nghèo đói, phân ly, chia cắt, hận thù phi lý...Câu nói thời danh của Bảo Ninh, một nhà văn của phong trào phản kháng “Trong chiến tranh công lý có thể thắng nhưng sự tàn bạo, giết người, những bạo hành cũng có thể thắng. Justice may have won, but cruelty, death, and inhuman violence have also won”...
Sau buổi họp mùa Hè-1993, các nhà văn chia tay nhau, rời Boston, nhà văn Wayne Karlin cảm thấy chưa hoàn tất được ý nguyện của mọi người, và Karlin cảm thấy phải thể hiện một điều gì đó cụ thể hơn (there seemed something unfinished about the meeting, a feeling something concrete should be come out of it”. Wayne Karlin có ý định tổ chức môt Hợp Tuyển văn học gồm các cây bút viết về cuộc chiến Viêt Mỹ -Vietnam War của cả hai phía. Ông bèn viết thơ tỏ bày điều này với nhà văn Lê Minh Khuê bà rất nhiệt tình đáp ứng đề nghị của Karlin. Liền sau đó Wayne Karlin và Lê Minh Khuê mở rộng quan hệ qua các thư từ bàn luận rốt rát kế hoạch hòa giải từ thiện chí của cả hai phía Việt và Mỹ. Họ đã đi đến quyết định sẽ thực hiện một Hợp Tuyển các truyện ngắn phản ảnh những tai hại của cuộc chiến Vietnam War từ các nhà văn của cả hai phía Việt và Mỹ. Những tác phẩm này phải phù hơp với tiêu chuẩn nói lên cái giá mà hai dân tộc Việt Mỹ phải trả cho chiến tranh, và luôn đề cao niềm hy vọng hàn gắn lại vết thương chiến tranh. Và lợi nhuận của Hợp Tuyển này nếu có, sẽ đóng góp vào bịnh viện nhi đồng ở Huế do tổ chức Joiner Foundation Pediatric Clinic và hội cựu chiến binh Mỹ-Vietnam Veteran-tài trợ.
Sau quyết định này, theo đề nghị của tố chức the Willliam Joiner Center, Hội Nhà Văn Viêt Nam chỉ định bà Lê Minh Khuê sẽ tham khảo các ý kiến của các nhà văn Việt Nam, tuyển chọn các bài viết phù hợp với tiêu chuẩn đòi hỏi ở trên. Về phía người Mỹ, Karlin phải bắt đầu tuyển chọn những bài viết của tác giả Mỹ đồng thời phải tìm người chuyển ngữ những bài viết của các tác giả Việt Nam sang tiếng Anh...
Trong công tác này Wayne Karlin đã gặp được các nhà văn, các học giả trong cộng đồng người Việt lưu vong tại Mỹ. Theo ý Karlin, Hợp Tuyển trong tương lai không thể thiếu vắng các bài viết của cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Karlin bắt đầu nghiên cứu tham khảo tìm hiểu các tác giả người Việt ở hải ngoại còn tré viết tác phẩm của họ bằng tiếng Anh và một số lớn các tác giả người Việt viết nên tác phẩm của họ bằng tiếng Việt.
Năm 1993 Karlin gặp được Trương Hồng Sơn, một thanh niên trí thức và tiến bộ, ông liền chia sẻ với Sơn về hệ quả của chiến tranh Vietnam War và hai dân tộc Việt Mỹ phải ra công hàn gắn, giải hòa bằng cách tuyển chọn và phát tán những bài viết của các tác giả Việt và Mỹ nói lên được nhu cầu hòa giải đó. Ngay từ phút ban đầu, Karlin cảm thấy thấy một mối cảm nhận sâu xa giữa ông và Sơn chẳng khác nào giữa ông với nhà văn Lê Minh Khuê. Sơn hoàn toàn thích hợp với công tác tuyển chọn những tác phẩm phù hơp với Hợp Tuyển. Theo ông, Sơn là tinh hoa của hai cộng đồng Việt Mỹ (he is both the quintessential Vietnamese and the quintessential American). Sơn cũng là Chủ biên-Editor In Chief- tạp chí Đối Thoại- một diễn đàn có khả năng kết hợp những nhà trí thức Việt Nam ở trong nước và hải ngoại.
Thế là “bộ 3”- Karlin-Khuê-Sơn bắt đầu lao vào công tác tuyển chọn những bài viết trong cộng đồng các nhà văn Mỹ, nhà văn Việt Nam ở trong nước và các nhà văn người Viêt ở hải ngoại. Họ hoàn tất công tác thành hình một tập hơp các bài viết Việt, Mỹ, đáp ứng tuyệt vời với tiêu chuẩn và yêu cầu của Hơp Tuyển, với sự cộng tác
- Các nhà văn Mỹ như: Ward Just (The American Blue), Philip Caputo (A soldier burial), Robert Stone (Helping), Lary Brown (Waiting For Dark), John Balatan (Coming Down Again), Wayne Karlin (Point Lookout), Robert Olen Butler (letter From My Father)...
- Các nhà văn Việt ở trong nước như Bảo Ninh (Nỗi Buồn Chiến tranh), Nguyễn Quang Thiều (Hai Người Đàn Bà Xóm Trai), Ma Văn Kháng (Mẹ Và Con), Lê Minh Khuê (Anh Lính Tony D.), Nguyễn Huy Thiệp (Tướng Về Hưu), Lê Lựu (Thời Xa Vắng), Dạ Ngân (Trên Mái Nhà Người Phụ Nữ)...
- Các nhà văn Việt ở hải ngoại: Nguyễn Mộng Giác (Dốc Nhân Sinh), Võ Phiến (Cái Chìa Khóa), Andrew Lam( (She in a Dance of Frenzy), Phan Huy Đương ( The Billion Dollar Skeleton) Nguyễn Xuân Hoàng (Tự Truyện Một Người Vô Tích Sự), Trần Vũ (Ngôi nhà Sau Lưng Văn Miếu, Hoàng Khởi Phong, (Hoàng Hôn)....
Nói chung các nhà văn Việt cũng như Mỹ đều hâm hở tích cực hợp tác. Do đó tác phẩm The Other Side Of Heaven là một siêu Hơp Tuyển văn học chống chiến tranh giữa hai quốc gia Việt Mỹ. Đây là một hiện tượng, một công tác hóa giải hận thù sau chiến tranh, chưa từng xảy ra trên thế giới. Để kết luận, tôi xin nhắc lại câu nói của nhà văn nữ Lê Minh Khuê: “Mỗi câu chuyện trong Hơp Tuyển chỉ rõ gương mặt nhân loại, chỉ rõ gương mặt của chúng ta...Những câu chuyên trong Hơp Tuyển trở thành một phần đời của chúng ta. Each story brings us a human face. Each story bring us our own face. The stories enter us, become part of us”...
Có điều tôi cần ghi nhận ở đây: Hơp Tuyển The Other Side Of Heaven đã được hoàn tất và được ấn hành từ năm 1995 trước sự dửng dưng của cộng đồng người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Chính bản thân của tôi cũng chưa từng nghe và tiếp cận với tác phẩm này mãi cho đến lúc tôi nhận đươc tập tiểu luận Đuổi Bóng Hoàng Hôn do chinh tác giả Trương Hồng Sơn (Trương Vũ) gửi tặng vào đầu năm 2021. Một số người Việt ở hải ngoại vẫn không chấp nhận hóa giải với ý thức hệ Chuyên Chính Vô Sản. Họ sẵn sàng “chụp nón cối” cho những ai đọc The Other Side Of Heaven. Một số bài viết của các tác giả ở trong nước được bà Lê Minh Khuê chọn lựa cho vào Hơp Tuyển ngoài ý muốn của nhà cầm quyền ở trong nước vì một số tác giả như Bảo Ninh, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp... thuộc nhóm nhà văn của phong trào phản kháng văn nghệ 1986-1989, những tác phẩm của họ không bị tich thu nhưng bị cấm tái bản măc dầu độc giả vẫn tiếp tục ưa chuộng.
Phải chăng cộng đồng người Việt chúng ta vẫn còn đối mặt với “Bạo Lực và Ngòi bút” như chính tác giả Trương Hồng Sơn từng nhắc nhở. Thế mới biết, với cộng đồng người Việt, nhất là công đồng người Việt ở hải ngoại, sống hết mình cho văn học nghệ thuật là điều rất khó vì phải luôn đối diện với bạo lực./.
Chicago March 27-2021