N
hững bài thơ năm chữ, lục bát, tám chữ, tự do trong tập thơ của Kiêm Thêm là những “trầm hương dâng đời lữ thứ” của một cọng “cỏ
khô mọc trên vùng đất lạ”, là những gửi gắm của ông về một “mái tam quan”, một “hạt nắng bên cồn”, “tiếng guốc khua trong trí nhớ”, một “vai cầu” ngó xuống dòng sông cũ, “ngôi trường xưa còn thơm mùi phượng vĩ”, những “ngọn rêu trong thượng thành”, những “cây thông già trên lăng Thiệu Trị”, những “tối Kim Lăng, những chiều Vĩ Dạ”... Kiêm Thêm cũng nhớ Huế một cách thân mến như
Hàn Mặc Tử nhớ về những “nắng hàng cau nắng mới lên”,
những vườn “xanh như ngọc”, những “dòng nước buồn
thiu hoa bắp lay” và cũng như Nhã Ca nhớ “con sông
chẻ đời ra những vùng thương nhớ”, những “cây trái Kim
Long, sắt thép cầu Bạch Hổ”, những “tháp cổ, chuông xưa,
sông hiền, sóng mọn” một cách buồn tủi, hối tiếc.
Nhưng những thân mến, hối tiếc, buồn tủi mà người ta
đọc ở Kiêm Thêm có lẽ còn ở một mức độ lớn hơn khi đặt
cạnh những thân mến, hối tiếc, buồn tủi trong “Đây Thôn
Vĩ Dạ” hay “Tiếng Chuông Thiên Mụ” của Hàn Mặc Tử
và Nhã Ca, bởi lẽ Huế của Kiêm Thêm đã trở thành một
nơi chốn không thể trở về được nữa.
vẫn ngơ ngác trên ngọn buồn năm tháng
vẫn vàng phai từng gót bước đi về
đời xiêu đổ tan tành thảm thiết
dấu chân đời xanh mù tắp chân trời
cơn hạnh ngộ tưởng gần trong gang tấc
phút tương phùng ngỡ ở giữa tầm tay
giờ sum họp mộng đời xanh lá biếc
ôi mù sa những mơ nước trong đời
ngày soi mặt thất thần lơ láo
tóc bạc phơ môi ngậm trái u buồn
tôi khâm liệm đời tôi trong dĩ vãng
chết từ khi xa ngọn cỏ quê hương
“Chút vườn xanh dĩ vãng” và “những vàng son” ông vẫn
giữ trong những chuyến ngược xuôi tìm “nguồn vui thuở
trước” đã nuôi ông sống tiếp từng ngày. Huế của Kiêm
Thêm là hạnh phúc của ông, mong manh và tình cờ:
mỗi chúng ta với thời hạnh phúc
ôi thoáng nhanh như một tình cờ
như giọt sương muôn vàn thân ái
như trầm hương huyền hoặc trong đời
Hạnh phúc mong manh tình cờ đó vẫn lay động những
giấc ngủ ở những nơi chốn cách thành phố cũ hơn một
nửa vòng trái đất, trong những cơn mưa, những nắng
vàng mầu nhiệt đời. Hãy nghe Huế trở lại khuấy động:
cơn mưa nào lay tôi dậy đêm nay
bão táp nào nói với tôi mùa đông đã tới...
nỗi nhớ nào nuôi tôi ở tuổi năm mươi
phải đó, bóng mát nội thành chính là điều tôi
phải tha thứ
con ve bầy phượng vĩ ngôi trường
khắc phiến đá nỗi niềm tôi ở đó
bằng hữu đâu chính là những nhân danh
uống cho hết cơn đau viễn xứ
hôm qua Huyền Trân công chúa chào mừng
nắng Kim Long chiều Gia Hội Trường Tiền
dậy đi thôi trí nhớ ươn hèn
suốt dẫy phố đèn lên một lượt
những gót chân hồng mấy lời nói nhỏ
là kinh điển đọc suốt dặm trường
vừa thấy Trần Hưng đạo và Gia Long
cơn mưa rực rỡ cuối đời...
chiều nay Vĩ Dạ nhớ tôi không
thắp dùm nén hương giữa vùng dĩ vãng
đi dùm tôi hỡi gót chân son
nghe thơm ngát hương sen Thượng Tứ.
Sau chuyến đi mà ông gọi là “theo con tầu cũ / sống cùng
loài rêu xanh / đến bên trời lận đận / lưu lạc mái hiên người”,
Kiêm Thêm đã ân cần nhờ người ở lại giữ hộ những cái
thân thiết, nhỏ bé ông bỏ lại. Hãy nghe ông nhắn nhủ:
em ở lại liệm dùm anh cánh bướm
mới hôm qua tuyệt mệnh ở bên cồn
phúng điếu dùm mấy sợi tóc mong manh
cũng an ủi hồn thiêng chàng bướm nọ
thăm dùm anh suối bạc của riêng nhau
trôi chảy mãi ru đời hoa bướm mộng
đã tri kỷ với mây chiều nhạt nắng
đã chung thân cùng cây cỏ trên đời
Chút “hồn chìm” “nặng trĩu gánh ăn năn” đó trong những
ngày xa Huế đã nhớ lại những tệ bạc của mình với thành
phố cũ. Huế trở lại dằn vặt ông trong nỗi nhớ nhung quay
quắt của một buổi chiều “dại khờ hong nắng giữa quê ai”:
tôi thất hẹn với cây mù u
tôi lỗi hẹn với ngày mưa cũ
tôi bạc ác bất nhân quên chiều nay
không về lại thăm một vùng hư ảo
tôi điêu ngoa quỉ quyệt khôn lường
tôi đánh lừa mùi hương dạ thảo
khi tôi đi hoa có bảo rằng chờ
sẽ nở nụ một lần rồi héo úa...
Ở những nơi chốn xa Huế mà ông đang sống, Kiêm Thêm
vẫn cố đi tìm lại căn nhà cũ, “bát nhang của ôn mẹ để lại”,
“chai rượu trắng chưa khui”, “ba ông núc bằng đất sét”.
Ông trò chuyện với một cục đất như một người bạn cũ:
cục đất sét thân mến của ta đâu
tới đây cùng ta vui một ngày
có những điều xưa chưa nói hết
lần này sẽ trò chuyện cho xong...
Hãy nghe ông trong chuyến đi tìm ở lại thành phố cũ:
gởi cho anh hạt lúa
gieo thử xuống quê người
chiêu hồn đời đã mất
truy niệm thuở thanh xuân
hạt lúa không nảy mầm
bởi quá nhiều cay đắng
nuốt ngậm ngùi trong tim
ôi cuộc đời luân lạc
Nhưng Huế của Kiêm Thêm đã xa lạ như những thành cầu
lạnh băng, như “sông đã trường giang, ngày đã lỡ”. Hãy
nghe chuyến trở về tưởng tượng của đôi chân mệt mỏi tới
một thành phố “khâm liệm cùng với mầu dĩ vãng”:
mắt đã mỏi bởi dặm đường phiêu bạt
ai chỉ dùm tôi ngọn nắng hiên ngoài
ai dẫn dắt tôi sờ vi tường cũ
hôn đọt hoàng lan còn đọng sương mai
tôi trở lại vai cầu thành xa lạ
dòng sông xưa đâu tiếng sóng êm đềm
áo ai bay xa xa ngoài dậu biếc
chiếc nón dịu dàng khuất dưới hàng me
Nhận định về Kiêm Thêm, nhà văn Mai Thảo có viết:
“Thơ Kiêm Thêm là một tiếng thơ địa phương... dịu dàng
từ Hải Vân trở ra, êm đềm từ Trà Khúc trở vào, bóng mây
Hương Giang chảy qua, bóng núi Ngự Bình ngó xuống.
“Đọc thơ ông, Mai Thảo nói rằng người ta muốn đi lại
một chuyến tầu thơ về dưới đất trời và cảnh thơ tuyệt vời
của Huế với Kiêm Thêm.
Huế là một thành phố đã được viết bởi nhiều tác giả. Một
thành phố đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, một
trạng thái tâm hồn của những người đã sống ở đó. Với
Kiêm Thêm, Huế thân mật và gần gũi như đã trở thành
một phần thân xác của ông. Điều đó người đọc nhìn thấy
rất rõ trong tập thơ của ông.
Kiêm Thêm trước 1975 là một nhà giáo. Ông đã từng giữ
nhiều chức vụ tại bộ Giáo Dục trước khi rời Việt Nam
sang sống tại miền Tây nước Mỹ. Ông là tác giả của một
số sách khác cũng viết về cố đô Huế xuất bản tại Hoa Kỳ. ♣ -./.
vẫn vàng phai từng gót bước đi về
đời xiêu đổ tan tành thảm thiết
dấu chân đời xanh mù tắp chân trời
cơn hạnh ngộ tưởng gần trong gang tấc
phút tương phùng ngỡ ở giữa tầm tay
giờ sum họp mộng đời xanh lá biếc
ôi mù sa những mơ nước trong đời
ngày soi mặt thất thần lơ láo
tóc bạc phơ môi ngậm trái u buồn
tôi khâm liệm đời tôi trong dĩ vãng
chết từ khi xa ngọn cỏ quê hương
“Chút vườn xanh dĩ vãng” và “những vàng son” ông vẫn giữ trong những chuyến ngược xuôi tìm “nguồn vui thuở trước” đã nuôi ông sống tiếp từng ngày. Huế của Kiêm Thêm là hạnh phúc của ông, mong manh và tình cờ:
mỗi chúng ta với thời hạnh phúc
ôi thoáng nhanh như một tình cờ
như giọt sương muôn vàn thân ái
như trầm hương huyền hoặc trong đời
Hạnh phúc mong manh tình cờ đó vẫn lay động những giấc ngủ ở những nơi chốn cách thành phố cũ hơn một nửa vòng trái đất, trong những cơn mưa, những nắng vàng mầu nhiệt đời. Hãy nghe Huế trở lại khuấy động:
cơn mưa nào lay tôi dậy đêm nay
bão táp nào nói với tôi mùa đông đã tới...
nỗi nhớ nào nuôi tôi ở tuổi năm mươi
phải đó, bóng mát nội thành chính là điều tôi
phải tha thứ
con ve bầy phượng vĩ ngôi trường
khắc phiến đá nỗi niềm tôi ở đó
bằng hữu đâu chính là những nhân danh
uống cho hết cơn đau viễn xứ
hôm qua Huyền Trân công chúa chào mừng
nắng Kim Long chiều Gia Hội Trường Tiền
dậy đi thôi trí nhớ ươn hèn
suốt dẫy phố đèn lên một lượt
những gót chân hồng mấy lời nói nhỏ
là kinh điển đọc suốt dặm trường
vừa thấy Trần Hưng đạo và Gia Long
cơn mưa rực rỡ cuối đời...
chiều nay Vĩ Dạ nhớ tôi không
thắp dùm nén hương giữa vùng dĩ vãng
đi dùm tôi hỡi gót chân son
nghe thơm ngát hương sen Thượng Tứ.
Sau chuyến đi mà ông gọi là “theo con tầu cũ / sống cùng loài rêu xanh / đến bên trời lận đận / lưu lạc mái hiên người”, Kiêm Thêm đã ân cần nhờ người ở lại giữ hộ những cái thân thiết, nhỏ bé ông bỏ lại. Hãy nghe ông nhắn nhủ:
em ở lại liệm dùm anh cánh bướm
mới hôm qua tuyệt mệnh ở bên cồn
phúng điếu dùm mấy sợi tóc mong manh
cũng an ủi hồn thiêng chàng bướm nọ
thăm dùm anh suối bạc của riêng nhau
trôi chảy mãi ru đời hoa bướm mộng
đã tri kỷ với mây chiều nhạt nắng
đã chung thân cùng cây cỏ trên đời
Chút “hồn chìm” “nặng trĩu gánh ăn năn” đó trong những ngày xa Huế đã nhớ lại những tệ bạc của mình với thành phố cũ. Huế trở lại dằn vặt ông trong nỗi nhớ nhung quay quắt của một buổi chiều “dại khờ hong nắng giữa quê ai”:
tôi thất hẹn với cây mù u
tôi lỗi hẹn với ngày mưa cũ
tôi bạc ác bất nhân quên chiều nay
không về lại thăm một vùng hư ảo
tôi điêu ngoa quỉ quyệt khôn lường
tôi đánh lừa mùi hương dạ thảo
khi tôi đi hoa có bảo rằng chờ
sẽ nở nụ một lần rồi héo úa...
Ở những nơi chốn xa Huế mà ông đang sống, Kiêm Thêm vẫn cố đi tìm lại căn nhà cũ, “bát nhang của ôn mẹ để lại”, “chai rượu trắng chưa khui”, “ba ông núc bằng đất sét”. Ông trò chuyện với một cục đất như một người bạn cũ:
cục đất sét thân mến của ta đâu
tới đây cùng ta vui một ngày
có những điều xưa chưa nói hết
lần này sẽ trò chuyện cho xong...
Hãy nghe ông trong chuyến đi tìm ở lại thành phố cũ:
gởi cho anh hạt lúa
gieo thử xuống quê người
chiêu hồn đời đã mất
truy niệm thuở thanh xuân
hạt lúa không nảy mầm
bởi quá nhiều cay đắng
nuốt ngậm ngùi trong tim
ôi cuộc đời luân lạc
Nhưng Huế của Kiêm Thêm đã xa lạ như những thành cầu lạnh băng, như “sông đã trường giang, ngày đã lỡ”. Hãy nghe chuyến trở về tưởng tượng của đôi chân mệt mỏi tới một thành phố “khâm liệm cùng với mầu dĩ vãng”:
mắt đã mỏi bởi dặm đường phiêu bạt
ai chỉ dùm tôi ngọn nắng hiên ngoài
ai dẫn dắt tôi sờ vi tường cũ
hôn đọt hoàng lan còn đọng sương mai
tôi trở lại vai cầu thành xa lạ
dòng sông xưa đâu tiếng sóng êm đềm
áo ai bay xa xa ngoài dậu biếc
chiếc nón dịu dàng khuất dưới hàng me
Nhận định về Kiêm Thêm, nhà văn Mai Thảo có viết:
“Thơ Kiêm Thêm là một tiếng thơ địa phương... dịu dàng từ Hải Vân trở ra, êm đềm từ Trà Khúc trở vào, bóng mây Hương Giang chảy qua, bóng núi Ngự Bình ngó xuống. “Đọc thơ ông, Mai Thảo nói rằng người ta muốn đi lại một chuyến tầu thơ về dưới đất trời và cảnh thơ tuyệt vời của Huế với Kiêm Thêm.
Huế là một thành phố đã được viết bởi nhiều tác giả. Một thành phố đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, một trạng thái tâm hồn của những người đã sống ở đó. Với Kiêm Thêm, Huế thân mật và gần gũi như đã trở thành một phần thân xác của ông. Điều đó người đọc nhìn thấy rất rõ trong tập thơ của ông.
Kiêm Thêm trước 1975 là một nhà giáo. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ tại bộ Giáo Dục trước khi rời Việt Nam sang sống tại miền Tây nước Mỹ. Ông là tác giả của một số sách khác cũng viết về cố đô Huế xuất bản tại Hoa Kỳ. ♣ -./.