C
hưa thấy
ai làm thơ về Tết mà vui nhộn như nhà thơ Đoàn văn Cừ.
Cảnh tưng bừng nhộn nhịp của khu vực chợ búa đồng
quê, trong những ngày cuối năm, người ta nôn nao mua sắm
chuẩn bị đón xuân về, dưới bầu trời trong mát rực
rỡ nắng vàng. Đó là cảnh chợ Tết nhà quê, vùng sâu
vùng xa, thời buổi thanh bình, chưa từng có cảnh ô nhiễm
môi trường hay âm vang tiếng súng gầm tiếng đạn réo.
Hoài Thanh
Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đã nức nở ca ngợi: "Trong
các nhà thơ đồng quê, không ai có được ngòi bút dồi
dào mà rực rỡ như Đoàn văn Cừ.
Những bức tranh trong
thơ Đoàn văn Cừ không phải chỉ đơn sơ vài nét... Bức
tranh nào cũng đầy dẫy sự sống và rộn rịp những hình
sắc tươi vui." Nhưng điều đáng tiếc trong Thi nhân
Việt Nam không cho thấy thân thế và sự nghiệp của nhà
thơ mà chỉ đăng lại bốn bài thơ đã xuất hiện trên
tạp chí Ngày nay. Có lẽ vì quá sốt ruột Hoài Thanh Hoài
chân phải thốt lên: "Cho đến hôm nay viết mấy lời
giới thiệu thơ Đoàn văn Cừ, tôi vẫn chưa biết gì thêm
về con người ấy", và trong phần chú thích hai nhà
phê bình này đã ghi: "Khi quyển sách này đưa in chúng
tôi vẫn chưa biết gì thêm về Ô. Đoàn văn Cừ tuy đã
hỏi rất nhiều người". Rồi lại ghi chú tiếp: "Vẫn
chưa biết Ô. Đoàn văn Cừ ở đâu (Lời chú lần in thứ
hai.)".
Ở vào cái
thời đại văn minh, khoa học tiến bộ, đất nước thanh
bình con người Việt Nam sống bên cạnh những tiện nghi
với công nghệ, kỹ thuật cao cấp. Hình ảnh con trâu cái
cày, lũy tre làng, con dường đất đỏ đã lùi xa dần tầm
mắt của người dân thành phố. Ngay ở những vùng sâu
vùng xa, dù rằng sự no ấm chưa chan hòa đầy đủ, người
dân quê bây giờ cũng đã tiếp cận được một số tiện
nghi tương đối. Họ cũng thưởng thức được những chương
trình TV hấp dẫn nếu không được ở nhà cũng có thể
đến những nơi công cộng để nhìn ngắm ca ngợi sự tiến
bộ của khoa học hay nắm bắt kiến thức của nền văn
minh hiện đại. Con đường làng bây giờ cũng đã được
trải nhựa, hoặc tráng xi măng. Ruộng đồng dần dần thu
hẹp những chỗ cho các dự án sân gôn, nhà máy, công trình...
Tết đến,
trên bàn thờ khói hương trầm lan tỏa mông lung, nghiêm
trang, trầm mặc. Tất cả dễ dàng đưa tâm hồn những
người đã qua cái thang tuổi sáu mươi, trở về quá khứ,
phiêu bồng đến vùng đồng ruộng bao la chưa có tiện nghi
hiện đại xâm chiếm. Con người như trải rộng tâm hồn
hòa với thiên nhiên tự do thanh bình.
Hình ảnh
nên thơ của những ngày xa xưa ấy bỗng nhiên hiện về
một cách rõ rệt tạo thành một dòng chảy đầy màu sắc
lên những bức tranh đồng quê rực rỡ do một nhà thơ
tài ba với tâm hồn một họa sĩ. Đó là nhà thơ Đoàn
văn Cừ.
Xin hãy bắt
đầu xem bức tranh vẽ cảnh chợ Tết ở một vùng quê
xa xôi mà ta có thể hình dung được ở rất nhiều nơi
trên mảnh đất này. Đầu tiên với thói quen của một
họa sĩ ông đã đưa lên nền vải những màu sắc rực
rỡ làm nên hậu cảnh bức tranh
Dải mây
trắng đỏ dần trên đỉnh núi
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Hình ảnh
dải mây trắng dang dần dần chuyển sang màu đỏ rực rỡ
cho thấy rõ ở phía xa những mảng sương bảng lảng trên
những mái tranh. Tiếp theo đó tác giả phác lên chủ đề
tổng quát:
Trên con
đường viền trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng đi chợ Tết.
Và tiếp
theo là cảnh nhộn nhịp hiện rõ dưới bầu trời đầy
ánh sáng:
Họ vui
vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom.
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy
đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Trên một
vùng đất của bức tranh tác giả đưa lên một hoạt cảnh:
người ta đi lại nhộn nhịp, những thằng cu với màu áo
đỏ, màu của Tết, các cụ già chống gậy, cô yếm thắm
làm duyên, làm dáng. Chí đến thằng em bé cũng cho thấy
đang nũng nịu đòi ăn. Rồi hai người thôn gánh lợn, họ
không đi, mà chạy, con bò cũng cất vó chạy theo. Họ chạy
cho kịp phiên chợ để chiều về thảnh thơi chuẩn bị
bàn thờ đón rước ông bà về ăn Tết với đàn con cháu.Họat
cảnh vô cùng linh động.
Đến đây
tác giả đưa ra hình ảnh làm "xanh cốp" cho bức
tranh, một chiêu phóng bút chấm phá tuyệt vời:
Sương trắng
nhỏ đầu cành như giọt sữa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Vạn vật
như chia sẻ niềm hân hoan của con người. Giọt sương trắng
như giọt sữa lơ lững trên đầu cành cho hình ảnh một
nguồn sống vô tận. Núi đồi cũng bon chen làm đẹp với
áo the xanh, với son với phấn. Tất cả cùng rạng rỡ dưới
ánh sáng ban mai.
Ở phía bên
này gần cổng chợ, người ta ra vào tấp nập. Mỗi chỗ,
mỗi vị trí trong chợ đều có một một hoạt cảnh hết
sức linh động. Kẻ mua người bán, ai nấy đếu háo hức
làm xong phận sự của thời gian giáp Tết trước khi về
đoàn tụ với gia đình đón tiếp nàng Xuân.
Người
mua bán ra vào đầy cổng chợ
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ
Để lắng nghe người khách nói bô bô
Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản.
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu
đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang
đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây
đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Hình ảnh
cụ đồ nho vuốt râu, nhẩm đọc những câu đối, bên
cạnh là ông thầy khoá đang gò lưng nắn nót viết những
dòng thơ xuân, ý tưởng đang tuôn trào lai láng. Mức độ
sống động của bài thơ làm cho người đọc bị cuốn
hút tò mò tìm từng người, từng nhân vật trong bức tranh
để xem từng người bán có món hàng gì để chào mời
khách hàng đi chợ. Bên ngôi miếu cổ một bà lão bán hàng
có mái tóc bạc trắng với thời gian. Hàng của bà lão
này có thể là những khay hàng xén, cũng có thể một hàng
nước vối với vài người khách đang sì sụp uống tô
nước còn bốc khói. Chợ Tết bao giờ cũng đông người,
kẻ chen người lấn cốt để đi nhanh kẻ người đi trước
mua hết hàng. Cụ lý không chạy khỏi, cũng bị dòng người
cuốn theo làm cho khăn, áo của cụ xốc xếch lệch lạc.
Bọn trẻ con cũng đi chợ Tết cũng chen lấn vào đám người
lớn hết nhìn chỗ này rồi ngó sang chỗ khác, cái gì cũng
hay hay ngộ nghĩnh, chúng ngắm nhìn say mê bỏ mặc bà chị
đang kêu réo bảo về. Mấy cô gái ôm nhau cười nói, đùa
giỡn cạnh anh chàng báo pháo đang bi bô "nổ" về
mặt hàng hoá sản phẩm của mình.
Hàng hoá
ở chợ nhà quê này không kém phần phong phú. Trái cây đủ
loại màu sắc tươi tắn hấp dẫn người mua.
Và cuối
cùng hình ảnh con gà được người mua cầm cảng dốc lên
xem xét, đã đẩy sự nhộn nhịp của phiên chợ Tết lên
đến cao trào...
Nhưng rồi
trời cũng đã về chiều, phiên chợ đã dần dần tan. Một
cảnh chợ chiều cuối năm bao giời cũng buồn hơn cành
chợ chiều trong năm. Mọi người ai nấy ra về. Họ cũng
đi nhanh như lúc đến để mau mau về cúng ông bà, để
chuẩn bị đón Tết. Cường độ của sự hoang vắng tĩnh
mịch tăng dần khi tiếng chuông chùa nổi lên vang vọng
và đạt đến đỉnh cao hơn bao giờ hết khi ánh dương
vàng đã kéo lê thê trên cỏ, lá rụng tơi bời.
Chợ
tưng bừng như thế đến gần
đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng
đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
Bài thơ "Chợ
Tết" không chỉ là một bức tranh đầy màu sắc mà
có thể còn được coi một video clip sống động, do nhà
thơ thực hiện không chỉ giới hạn trong khả năng một
hoạ sĩ mà còn đảm trách vai trò một đạo diễn. Chính
nhà thơ đã sắp xếp từng nhân vật, dàn từng cảnh trí
cho cái "chợ Tết" của mình vô cùng sinh động.
Một bức tranh không diễn tả được hết mọi chi tiết
của bài thơ mà phải là một video clip, một đoạn phim
mới nói lên được tất cả những gì tác giả muốn bày
tỏ. Người ta đã nói thơ của ông tràn ngập ánh sáng,
quả không sai.
Bài thơ "Chợ
Tết còn đó, nhưng người đã đi rồi. Người đã đi vào
cõi vĩnh hằng, nơi có đầy rẫy ánh sáng, sắc màu sinh
động và hưởng thụ sự thanh bình vĩnh cửu.
Ngày Tết
đọc lại bài thơ "Chợ Tết" người viết, một
kẻ hậu bối tài hèn sức mọn, xin kính gửi đến nhà
thơ nén hương lòng tưởng niệm. -/.
VVM.01.01.2025.
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh
Người các ấp tưng bừng đi chợ Tết.
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom.
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ
Để lắng nghe người khách nói bô bô
Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản.
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.