D
ân tộc Việt Nam có lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, từ xa xưa trong thời kỳ Bắc thuộc nước Tàu dai dẳng hơn nghìn năm. Tiếp đến lịch sử nước nhà thịnh trị tự chủ, từ thời nhà Đinh cho đến Hậu Lê. Cuộc chiến tranh Nam Bắc phân tranh của Tây Sơn và chúa Nguyễn đưa đến cảnh đất nước bị áp bức đô hộ cả trăm năm, nhân dân phải gánh chịu bao nhiêu tang tóc lầm than. Nhân dân Việt Nam với tinh thần bất khuất kiên cường quật khởi đã có nhiều phong trào yêu nước nổi lên để chống lại ách đô hộ mong giải phóng dân tộc như phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục… và còn nhiều cuộc khởi nghĩa của các anh hùng dân tộc để chống giặc ngoại xâm như Trương Định, Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn. Trong bối cảnh nước nhà trải qua nhiều biến cố lịch sử đầy đau thương mất mát, người thanh niên là rường cột của đất nước, thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng lên đường đi chiến đấu. Ca dao đã thể hiện tất cả những khí thế hào hùng:
“Làm trai quyết chí tang bồng
Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam”
“Làm trai quyết chí tu thân
Công danh chớ vội nợ nần chớ lo”
Những lời đầy tâm huyết, động viên thanh niên ra đi tòng quân:
“Làm trai cho đáng mặt trai
Cớ sao bó gối khoanh tay ngồi chờ”
“Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi”
“Anh còn ẩn dật làm chi
Xuống đời trả nợ nam nhi cho rồi”
“Cầm tay em dặn đôi điều
Ra đi xin nhớ tới chiều hôm nay”
Người thanh niên lên đường tham gia kháng chiến sống ở bưng biền, ca dao có câu:
“Ở thành có sữa có bơ
Ở bưng có súng có cờ anh đeo”
Người ra đi đánh trận, nhớ thương gia đình mẹ già con dại sống ở chốn quê nhà giữa ách đô hộ của thực dân tỏ bày tình cảm:
“Anh đi đánh Bắc dẹp Đông
Thảm thiết trong lòng nhớ mẹ thương con”
Người cô phụ ở quê nhà ngày đêm lo lắng cho người chinh phu:
“Anh đi đánh giặc miền Tây
Để em ái ngại hết ngày lại đêm”
“Thương người bôn tẩu xứ xa
Quê hương cũng bỏ, mẹ cha cũng lìa”
Dù sống trong sự lo âu lo lắng cho người ra đi xông pha nơi chiến trận, ở nơi quê nhà người cô phụ vẫn lam lũ trên cánh đồng, tăng gia sản xuất, là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến:
“Anh đi theo ngọn cờ hồng
Lúa mùa gặt hái ngoài đồng có em”
Cuộc chiến tranh gian khổ để giành lại độc lập tự do cho dân tộc là niềm mong mỏi ước mơ của người dân sống trong cảnh bị áp bức đô hộ. Có niềm tin vào chiến thắng, là những tấm lòng của người mẹ, người vợ, một lòng một dạ sắt son chờ đợi đêm ngày:
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm”
Chiến tranh qua đi, người đi chinh chiến trở về quê hương. Ngày trở về đi giữa ruộng đồng bao la bát ngát, tâm trạng thơ thới hân hoan trong cảnh thanh bình của quê hương:
“Anh đi lúa chửa chia về
Anh về lúa đã chín hoe cả đồng”
Chỉ với những lời thơ mộc mạc bình dị đầy ẩn dụ, ca dao đã thể hiện rõ nét tình yêu nước. Yêu nước từ chiến đấu bảo vệ đất nước và trong lao
động sản xuất. Tình cảm yêu thương gắn bó của gia đình hòa quyện trong tình yêu quê hương xứ sở, mang đậm chất dân dã của một xã hội Việt Nam
có truyền thống yêu nước nồng nàn. Từ một xã hội nông nghiệp cổ truyền từng bước tiến lên một xã hội hiện đại phát triển như ngày hôm nay vào
thế kỷ thứ 21. -/.
VVM.28.12.2024.
Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam”
“Làm trai quyết chí tu thân
Công danh chớ vội nợ nần chớ lo”
Cớ sao bó gối khoanh tay ngồi chờ”
“Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi”
“Anh còn ẩn dật làm chi
Xuống đời trả nợ nam nhi cho rồi”
“Cầm tay em dặn đôi điều
Ra đi xin nhớ tới chiều hôm nay”
Ở bưng có súng có cờ anh đeo”
Thảm thiết trong lòng nhớ mẹ thương con”
Để em ái ngại hết ngày lại đêm”
“Thương người bôn tẩu xứ xa
Quê hương cũng bỏ, mẹ cha cũng lìa”
Lúa mùa gặt hái ngoài đồng có em”
Năm canh chày mẹ thức đủ vừa năm”
Anh về lúa đã chín hoe cả đồng”