Câu
chuyện này đụng đến một vấn đề tưởng là đơn
giản: xuất xứ của một tác phẩm.
Ai
đã từng đọc các bài thơ "Hai sắc hoa ti gôn",
"Bài thơ thứ nhất",... đều muốn biết xuất
xứ của chúng và nhất là tác giả T.T.KH. là ai? Một lần,
tôi được đọc bài "Huyền thoại TTKH và Hai sắc hoa
ti gôn" của tác giả Thụy Khuê, trong đó phần cuối
bài (dường như?) đã làm sáng tỏ tất cả. Tác giả dẫn
lời Nguyễn Vĩ kể rằng: Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình)
hồi ấy có người yêu là Trần thị Khánh. Hai ngưòi yêu
nhau chưa bao lâu và chỉ mới hẹn hò gặp gỡ hai lần,
khá vội vã, trong vườn Thanh Giám, rồi người con gái tuân
theo cha mẹ lấy một ngưòi giàu có đã luống tuổi và
góa vợ. Ngưòi con trai buồn đau lại tự ái vì bị bạn
bè châm chọc đã (để làm ra vẻ) làm thơ thay lời người
yêu cũ khóc cho mối tình tan vỡ, kí tên T.T.KH. Sự thực
thì nàng "vui duyên mới" và không hề biết làm
thơ cũng như chẳng thích thơ chàng.
Biết
vậy rồi, tôi cảm thấy hẫng hụt. Các bài thơ "Hai
sắc hoa ti gôn", "Bài thơ thứ nhất"
có những câu hay nhưng không toàn bích, nhờ cái
mờ ảo của con người "vườn Thanh" tạo ra
sự lôi cuốn. Bây giờ các hình tượng "hoa
ti gôn", "người ấy" và cái bút hiệu "bí
ẩn" T.T.KH. mất hết vẻ "lãng mạn". Đã đành
nghệ thuật không "trần trụi", "thô mộc"
như dời thưòng nhưng... Hình như trước đây khi một số
người đang tìm hiểu về T.T.KH. thì đã có ý kiến nói
rằng: Thôi thà cứ để vậy. (Đến nay, “xuất xứ”
của các bài thơ T.T.KH. lại “vẫn chưa sáng tỏ”!).
Thật
ra, xuất xứ của một tác phẩm nghệ thuật cũng
cần cho việc hiểu và cảm thụ tác phẩm. Không
nói những trường hợp như bài thơ "Độc
Tiểu Thanh kí" của Nguyễn Du, "ngọn ngành"
của tác phẩm này cần phải biết rõ. Có những tác phẩm
dù không biết xuất xứ người ta vẫn cảm thụ được.
Bài thơ "Màu thời gian" của Đoàn Phú Tứ,-một
hồi bị coi là khó hiểu-, người đọc vẫn cảm nhận
được cái hay. Song, sau khi được biết xuất xứ của nó
là mối tình đơn phương của tác giả với một cô gái
"thâm khuê" yểu mệnh thì mức cảm thụ được
nâng lên rất nhiều.
Xuất
xứ bài thơ có thể giúp khám phá những
khía cạnh nào đó. Tuy nhiên, quá nệ vào xuất
xứ có khi lại hạn chế sự sáng tạo
trong cảm thụ. Mỗi tác phẩm văn nghệ một khi đã
"vào đời" đều có cuộc sống riêng của
nó vượt ra ngoài và vượt lên trên xuất xứ. Giá trị
của nó lúc này có phần tùy thuộc vào sự "đồng
sáng tác" của công chúng thưởng thức. Có những trường
hợp không biết xuất xứ có lẽ lại hay, ví như các bài
thơ của T.T.KH. nói ở trên hay bài "Tống biệt hành"
của Thâm Tâm...
Còn
ngày nay, với các bài thơ "hiện đại",
xuất xứ dường như ít có vai trò gì trong cảm thụ
của người đọc.
Với
các ngành nghệ thuật như âm nhạc, hội họa, ... ,
hẳn cũng tương tự, người viết không mấy am tường nên
không dám lạm bàn. -/.
T
rước
đây, khi được biết cuốn “Những mẩu chuyện về
đời hoạt động của Hồ chủ tịch” kí tên tác giả
là Trần Dân Tiên thật ra do chính cụ Hồ viết, thấy “mất
vui”. Đây như là một thứ tự truyện, sao không để tên
thật? Nhưng mặt khác, do để tỏ ra là của một người
khác viết nên trong cuốn sách có một số câu, chữ không
thích hợp với một tự truyện (thành ra tự đề cao). Mới
rồi, được biết cuốn truyện được viết ra trong một
dịp hoạt đông đối ngoại: vận động quốc tế ủng
hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của chính phủ Việt Nam
dân chủ cộng hòa. Sách xuất bản bằng tiếng Trung ở
Thượng Hải năm 1948, lúc Trung cộng chưa giành được chính
quyền, và bằng tiếng Pháp ở Paris năm 1949. Biết vậy
rồi, có thể thông cảm hơn (Nhưng giá không xuất bản
trong nước mấy năm sau đó. Tốt hơn hết là nên để cho
một người nào khác viết).
VVM.29.11.2024.