Trong các nhà thơ đời Đường có 3 người trội nhất, có khối lượng thơ ca lớn như Lý Bạch: 1.000 bài, Đỗ phủ 1.400 bài, Bạch Cư Dị 3.840 bài.
“Địa Linh Nhân Kiệt”. Các nhà thơ đời Đường đều là các bậc “siêu nhân” tài giỏi hơn người.
Xin kể một số gương tiêu biểu. Trước hết là Vương Bột (649-676). Ông này để lại bài “Đằng Vương Các Tự” nổi tiếng, trong đó có hai câu được coi là hai câu thơ vào loại hay nhất trong thơ Đường:
“Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”
(Chiếc cò bay cơi sáng ra,
Sông thu cùng với trời xa một màu)
Bài “Đằng Vương Các Tự” Vương Bột làm lúc ông mới 16 tuổi.
Nhà thơ Trương Cưu Linh (673-740) “Thất tuế năng văn”, có nghĩa là có khả năng viết văn, làm thơ lúc 17 tuổi. Nhà thơ Vương Duy (701-761), đứng đầu phái thơ Sơn thủy điền viên. Ông được coi là người “đa tài”, chẳng những giỏi thơ, mà còn giỏi cả vẽ, cả nhạc. Vương Duy là thi nhân, lại là nhạc sĩ, họa sĩ. Ông còn là thủy tổ về tráng lụa của Trung Quốc.
Nhà thơ lãng mạn Lý Bạch (701-762), được mệnh danh là “Thi tiên” (ông tiên về thơ) thì được coi là thần đồng. Năm lên 5 tuổi, ông đã đọc được “lục giấy” (nghĩa là 6 cuốn sách của Trung Quốc). Và 10 tuổi thì biết làm thơ, phú, hiểu được thanh vận, niêm, luật của thơ ca. Mỗi khi uống rượu say, vung bút Lý Bạch có thể làm được mấy chục bài thơ. Thơ của ông hay đến nỗi “quỷ thần phải khóc” (quỷ thần khốc dã).
Nhà thơ Đỗ Phủ (712-770) được mệnh danh là “thi thánh” (ông thánh về thơ). Thơ của ông là “Thi sử” (lịch sử bằng thơ). Đỗ Phủ là cháu nội của nhà thơ nổi tiếng thời Sơ Đường Đỗ Thẩm Ngôn. Đỗ Phủ đã từng nói: “Thi thị ngô gia sự” (thơ, ấy là việc của nhà tôi). Năm 7 tuổi, ông đã biết làm thơ. Đỗ Phủ đã từng nói: “Thất linh khai khẩu vinh phượng hoàng”, có nghĩa là năm lên 7 tuổi, ông đã biết làm thơ để vịnh con chim phượng hoàng. 9 tuổi Đỗ Phủ đã viết được chữ to (đại tự) và nghiên cứu được “Thư pháp” của Trung Quốc. 14 tuổi, Đỗ Phủ đã giao du. Quan hệ với các bậc tài danh văn nghệ của đời Đường.
Nhà thơ Bạch Cư Dị (772-846) nổi tiếng thời Trung Đường. Ông tự xưng mình là “Tiểu Đỗ” (em của Đỗ Phủ) được coi là “thi tình” (nhà thơ tình cảm). Bạch Cư Dị đặc biệt thông minh từ nhỏ, được coi là bậc “thần đồng”. Tương truyền lúc mới 6, 7 tháng, tuy chưa nói được nhưng ông đã biết được chữ “chi”, chữ “vô”. Nam lên 5, 6 tuổi, ông đã biết làm thơ và năm lên 7 tuổi đã biết thanh vận, cấu tạo của thơ. Bạch Cư Dị có một bà “vú nuôi”, mỗi khi làm thơ, ông đọc cho bà nghe, bà hiểu, sau đó ông mới chép và phổ biến.
Các nhà thơ đời Đường vừa là “thi sĩ” vừa là “tiến sĩ”. Họ thi đậu tiến sĩ rất sớm. Nhà thơ Vương Duy đậu tiến sĩ năm 21 tuổi. Có thể coi ông là “ông nghè” trẻ nhất thời ấy. Nhà thơ Trần Tử Ngang đậu tiến sĩ lúc 24 tuổi. Các nhà thơ Vương Xương Linh và Bạch Cư Dị đậu tiến sĩ lúc 28 tuổi. Nhà thơ biên bái Sầm Tham đậu tiến sĩ lúc 29 tuổi… Trong số đó, Bạch Cư Dị có thể coi là một tấm gương “khổ học” (chăm chỉ học tập) để đậu tiến sĩ. Ông đã tự thuật lại việc học để thi tiến sĩ như sau: “Sáng làm phú, tối đọc sách, rồi làm thơ, không nghĩ đến ngủ, đến nỗi miệng lưỡi thành da dày cộp, đã lớn tuổi mà da thịt không được đầy đặn, chưa già lão mà tóc đã trắng, răng đã long”.
Đúng, các nhà thơ đời Đường đến là những bậc thi nhân tài giỏi, kỳ lạ, được muôn đời biết đến.-./.