Ai cũng biết "cựu" đặt trước chức vụ nào đó của ai đó là để chỉ chức vụ mà người đó từng làm. Còn "nguyên" được dùng trong trường hợp người đó đã chuyển qua chức vụ khác nhưng chức vụ cũ cần được nhắc tới nhân dịp gì đó, chẳng hạn: "Tới dự lễ khánh thành cầu có ông A, chủ nhiệm ban X, nguyên bộ trưởng bộ Giao thông" ; hoặc đã về hưu song chức vụ cũ của người đó có liên quan đến vấn đề đang được nói tới, chẳng hạn: "Bàn về giáo dục đại học, ông B, nguyên hiệu trưởng trường đại học Z, cho rằng..." . Từ “nguyên” hàm nghĩa “nguyên là”.
Ngày trước, lí trưởng đương nhiệm thì được gọi là "lí đương", còn lí trưởng đã thôi việc thì được gọi là "lí cựu", chứ có gọi là "lí nguyên" đâu!
Ngày nay, ta nói "hội cựu giáo chức" , "hội cựu chiến binh" chứ không nói là "hội nguyên giáo chức", "hội nguyên chiến binh".
Có lẽ chăng: “cựu”, bởi đã về là về hẳn, chẳng còn vị trí gì, tiếng nói gì, quyền lợi gì,... ; còn “nguyên”, bởi thì là ... có những cái vẫn “nguyên”, và / hoặc đơn giàn chỉ bởi gọi “cựu” là hạ thấp!
Chỉ là chuyện gọi tên dường như chẳng quan trọng gì, song dường như động đến là “phạm húy” hoặc, cũng “dường như”, nấp đằng sau hoặc náu bên trong là lề thói của một thời đã qua mà chưa chịu qua hẳn, cái thời mà “ta” phải khác, phải hơn; cái thời mà chẳng những “trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mĩ” (thơ Việt Phương) mà “trình độ ứng cử viên tổng thống Mĩ chỉ ngang trình độ tỉnh ủy viên của ta thôi!” (Lời của một cán bộ tuyên huấn trong một buổi nói chuyện thời sự). Đừng quên chế độ ta là ưu việt chăng! (ưu việt = vượt hẳn lên ,-hiểu nôm na).
Nhưng mà... nay là thời ta cần “hội nhập” thế giới và, nói trắng ra, cần phải học tập người ta, không chỉ về khoa học, kĩ thuật, công nghệ,... Có đâu như thời vua quan nhà Nguyễn xưa, noi theo người Tàu, coi giống người phương Tây chỉ là bọn quỉ Tây dương không được giáo hoá theo “đạo thánh hiền”; ngay cả khi bị dồn đến bước đường cùng vẫn ngóng về “thiên triều”, không biết rằng giả sử thiên triều không đang trong tình trạng cũng bị uy hiếp thì chắc không bỏ lỡ cơ hội mà “giúp” VN trở thành nội thuộc. Vậy có chi mà phải “giữ... tiếng”?
Ờ, chuyện chẳng đáng gì cả mà... “to chuyện” vậy? -Phải! có gì đâu, “ta vẫn là ta” ! Có điều, đố báo, đài chính qui nào viết hoặc nói khác đi đấy!
T
hật là kì khi các phương tiện truyền thông đại chúng của ta nói (viết), chẳng hạn: "cựu" tổng thống Mĩ Clinton, song lại nói (viết), chẳng hạn: "nguyên" thủ tướng P.V.K. .
VVM.23.9.2024.