Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
             




hầu tước La Fayette (1757 - 1834)

HẦU TƯỚC DE LA FAYETTE
“ NGƯỜI ANH HÙNG CỦA HAI THẾ GIỚI ”

  
                 

                 
T ên thật là Marie Joseph Paul Yves Roch Gilbert du Motier, Hầu tước La Fayette (1757-1834) là một chính trị gia và quân nhân người Pháp.

La Fayette, nhân vật quân sự lớn của nước Pháp có số phận gần như gắn liền với nền độc lập của nước Mỹ .

La Fayette là một anh hùng của hai thế giới : anh hùng của nền độc lập Hoa Kỳ và anh hùng của Cách mạng Pháp..

Sinh ra trong một gia đình quý tộc giàu có đầy quyền lực tại vùng Auvergne. Khi mới hai tuổi, cha ông một đại tá của Lực lượng lính cận vệ Pháp, bị tử nạn vì trúng đạn đại bác trong một trận chiến ở Westphalie (Đức) chống lại quân Anh năm 1759. Mẹ ông mất năm 1770, La Fayette mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới 13 tuổi. Vì là người thừa kế duy nhật nên ông thừa hưởng một khối tài sản khổng lồ và kết hôn với cô Adrienne de Noailles vào năm 1774, xuất thân từ một gia đình rất có thế lực tại triều đình Louis XVI. La Fayette say mê những lý tưởng tự do được các triết gia thời kỳ "Khai Sáng" -Lumières- Pháp khởi xướng.

Ông nội của ông một Trung tướng của Quân đội Hoàng gia,đưa ông về Paris để học tập. Ông học tại Collège du Plessis cho đến năm 1771. Đồng thời, ông được đào tạo để trở thành sĩ quan học viên trong đội Lính ngự lâm đen của Nhà vua, cũng như theo học các khóa học tại Học viện Quân sự Versailles. Năm 16 tuổi, ông kết hôn với Marie Adrienne de Noailles, con gái của Công tước Ayen và là cháu gái của Công tước Noailles, một trong những gia đình có ảnh hưởng nhất trong vương triều Pháp. Từ cuộc hôn nhân sắp đặt đó, bốn người con đã chào đời, một trai và ba gái. Nhờ vào sự kết hôn này, La Fayette đã được trình diện trước triều đình hoàng gia Pháp. Ông đã từ chối một vị trí tại triều đình mặc dù chức vụ này có thể đảm bảo cho ông một cuộc sống thoải mái. Ông thích hướng vận mệnh của mình theo sự nghiệp quân sự. Vì muốn được tự do nên ông đã rời khỏi Triều đình để gia nhập trung đoàn kỵ binh Noailles của người cha vợ.

Giống như cha ông mình, Lafayette mong muốn theo đuổi sự vinh quang bằng con đường binh nghiệp. Khởi đầu là môt người Lính Ngự Lâm pháo thủ Đen của nhà vua, năm mới chỉ 17 tuổi ông trở thành đội trưởng. Tuy nhiên, nước Pháp của Louis XVI không mang lại cho ông cơ hội để đạt được điều mơ ước.

Khi biết về những cuộc nổi dạy của những người dân Mỹ đang chiến đấu dành độc lập tự do của họ trên toàn lãnh thổ Hoa Mỳ, kháng cự lại lực lượng đế quốc Anh, cũng là kẻ thù của nước Pháp, năm 1776, ông đã cho đóng Victoire, một chiến thuyền riêng của ông sau đó tự trang bị súng đạn rồi lên đường đến Mỹ cùng một số sĩ quan thuộc hạ, bất chấp lời khuyên ngăn của nhà vua và Công tước Ayen, cha vợ của ông, cùng những người trong gia đình.

Chiến thuyền Victoire cập bến ở ngoài khơi Georgetown, Nam Carolina, vào ngày 13 tháng 6 năm 1777, sau năm mươi sáu ngày lênh đênh trên biển. La Fayette và các đồng đội Pháp khác đến Philadelphia tình nguyện tham gia Quân đội giải phóng Mỹ. Năm ngày sau, ông được gặp George Washington, người nhân dịp tới Philadelphia để tường thuật về tình hình chiến sự bấp bênh hiện tại với các thành viên Quốc hội trong lúc quân lực Anh đang tiến về phía thành phố.

Ngày 05 tháng 8 năm 1777 La Fayette đã gặp vị chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ, George Washington. Vị tướng Hoa Kỳ, vô cùng tò mò muốn tìm hiểu anh chàng quý tộc trẻ tuổi đầy quyến rũ người Pháp đến từ "thế giới cũ" này ngay lập tức ngay lập tức hai người đàn ông gắn kết với nhau. Washington, lúc này đã bốn mươi lăm tuổi nhưng không có con ruột, bị cuốn hút bởi sự nhiệt thành của chàng trai trẻ Pháp đối với sự nghiệp dành độc lập của nước Mỹ và bổ nhiệm cho La Fayette chức vị thiếu tướng, mặc dù chàng trai trẻ này khì đó chỉ mới được 19 tuổi và hiển nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm chiến trường. Về phần La Fayette, chàng trai trẻ rất kính trọng vị tổng tư lệnh người Mỹ. Khi viết lại về lần gặp gỡ đầu tiên của hai người trong hồi ký, La Fayette giải thích: "Mặc dù được bao quanh bởi các sĩ quan và các công dân Mỹ, nhưng không ai có thể nhầm lẫn được vóc dáng uy nghiêm và phong thái của ông. Ông cũng nổi bật qua những nét lịch thiệp hoà nhã của mình. "

Sau bữa ăn tối, Washington, khiến La Fayette vô cùng bất ngờ, đã yêu cầu chàng trai trẻ người tháp tùng ông đì kiểm tra hệ thống phòng thủ của thành phố . Sau này La Fayette viết về khoảnh khắc lý thú này trong hồi ký của mình: "Vẻ uy nghiêm đường bệ của ông là điều không thể nhầm lẫn được. Vị chỉ huy trưởng lực lượng Mỹ đã mời chàng ta ở lại với mình tại tổng hành dinh Valley Forge rồi từ đó chàng trai cũng coi đó như nhà của mình."

La Fayette phục vụ lực lượng dân quân Mỹ mà không hưởng lương và trên thực tế ông đã tự bỏ ra hơn 200.000 đô la tiền túi để trả lương, đồng phục và các chi phí khác cho nhân viên, trợ lý và sĩ quan thuộc hạ.

Trong trận đánh tại Brandywine, La Fayette đã chiến đấu dũng cảm dưới sự chỉ huy của Trung tướng John Sullivan. Chàng trai Pháp bị thương ở chân nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu mà không chịu đi điều trị y tế cho đến khi Quân đội Lục địa rút lui có trật tự. G. Washington đã rất thám phục và ca ngợi lòng dũng cảm của La Fayette trong chiến đấu và đề cử ông lên làm chỉ huy trưởng sư đoàn. Sau khi đã bình phục, La Fayette tiếp quản sư đoàn của Trung tướng Adam Stephen và chiến đấu ở New Jersey dưới quyền Trung tướng Nathanael Greene.

Vào tháng 5 năm 1778, Washington cử La Fayette cùng 2.200 người tới Philadelphia. Vị tướng trẻ người Pháp này đã chỉ huy quân lính của mình để chống lại 5.000 quân Anh trong trận Barren Hill, tại đây La Fayette đã thực hiện một cuộc rút lui chiến thuật. Sau đó, nhà quý tộc trẻ người Pháp này lại tham gia vào trận chiến tại Tòa án Monmouth, rồi yêu cầu Goerges Washington cho phép ông trở về Pháp nhằm xoa dịu mối quan hệ căng thẳng gần đây giữa hai quốc gia. Lafayette đã hoàn thành nhiệm vụ này khi mặc quân phục Lục quân Lục địa ở Paris.

Sau chiến thắng tại Saratoga, tích cực đóng góp vào hiệp ước liên minh Pháp-Mỹ được ký kết năm 1778. Sau đó, Lafayette trở thành người ủng hộ chính của Pháp cho sự nghiệp của người Mỹ.

Theo lời yêu cầu của Washington, La Fayette trở về Pháp năm 1979 , đóng vai trò "luật sư" để thuyết phục vua Louis XVI về cuôc tranh đấu của người Mỹ. Vua Pháp Louis XVI chấp thuận yểm trợ những người Mỹ và cử một lực lượng viễn chinh do Rochambeau chỉ huy và một hạm đội do De Grasse chỉ huy. La Fayette quay lại Mỹ trên chiếc chiến hạm L’Hermione.

Vào năm 1779, La Fayette thuyết phục nhà vua gửi hạm đội Pháp đến phía bắc vùng Caribe để chiến đấu với quân Anh, cũng như gửi thêm quân. Washington đã báo cáo những nỗ lực này với Quốc hội và giải thích rằng: "Trong thời gian ở tại Pháp, ông ta luôn thể hiện lòng nhiệt thành với các công việc tranh đấu của chúng ta, điều đã thúc đẩy hành vi của ông khi có mặt với chúng ta, và trong mọi trường hợp, ông là một người bạn thiết yếu của nước Mỹ."

Trở lại Mỹ, La Fayette được Washington cử đến Virginia vào năm 1781, La Fayette đã chỉ huy xuất sắc 1.200 bộ binh nhẹ chống lại lực lượng Anh do Benedict Arnold chỉ huy.

Và trận chiến kết thúc đã diễn ra trong nhiều tuần lễ tại Yorktown, Virginia . Lực lượng Anh ở Yorktown bị bao vây . Một bên là 7.500 người Anh do Lord Charles Cornwallis chỉ huy, bên kia là 8.845 quân nổi dậy người Mỹ trong đó có quân tình nguyện của La Fayette, do Đại tá Armand, hầu tước de la Rouërie và George Washington chỉ huy, cùng kết hợp với 6.000 lính thuộc lực lượng viễn chinh Pháp của Trung tướng Rochambeau (tổng cộng 10.800 người Pháp).

Hạm đội Pháp của Đô đốc François Joseph Paul de Grasse phong tỏa hải cảng Yorktown, ngăn chặn mọi nguồn tiếp tế cho quân Anh bằng đường biển. Một trận hải chiến được gọi là Trận chiến Vịnh Chesapeake, còn được gọi là Trận chiến Áo choàng Virginia, là trận hải chiến quyết định trong Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ đã diễn ra gần cửa Vịnh Chesapeake vào ngày 5 tháng 9 năm 1781, giữa hạm đội của Phó đô đốc người Anh Thomas Graves và hạm đội của François Joseph Paul de Grasse. Độ chính xác của hỏa lực của hải quân Pháp đã làm thiệt hại sáu tàu Anh đủ để buộc Thomas Graves phải ngừng chiến và bỏ chạy để lại sau lưng thành phố Yorktown đang bị liên quân quân đội Pháp-Mỹ chặt chẽ bao vây.

Sau khi đánh chiếm được các pháo đài và đồn lũy bảo vệ bên ngoài thành phố, quân đội Pháp-Mỹ đã vây trọn quân Anh. Pháo binh Pháp liên tục nã đạn. Đây là lần đầu tiên loại pháo mới do Gribeauval thiết kế tại Pháp được đem ra sử dụng đầy hiệu qủa gây tổn thất nặng nề cho hàng ngũ lính Anh nằm trong vòng vây.

Lord Cornwallis thất thế đành phải đầu hàng nhưng giả vờ bị bệnh, cử một trong những thuộc hạ của mình đi giao thanh kiếm chỉ huy cho những người chiến thắng. Ở London, thất bại này đã dẫn đến việc nội các của Lord North bị giải tán và được thay thế bằng đảng Whig ủng hộ hòa bình.

La Fayette và lực lượng Pháp đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc bao vây Yorktown và bắt buộc quân Anh phải đầu hàng vào ngày 17 tháng 10 năm 1781 đánh dấu cuộc chiến thắng dành độc lập của người Mỹ và kết thúc của Chiến tranh.

La Fayette đã quay về Pháp khi Hoa Kỳ chính thức được Anh quốc công nhận độc lập vào năm 1783. La Fayette và Washington vẫn là hai người bạn thân sau chiến tranh. La Fayette đặt tên cho con trai duy nhất của ông là George Washington Lafayette, cậu con trai này cũng là con đỡ đầu của Goerge Washington. Khi Hầu tước trở về Hoa Kỳ vào năm 1784, ông đã đến thăm Washington khi nghỉ hưu tại Mount Vernon vào tháng 8 năm 1783, nơi hai người đã có cuộc hội ngộ đầy xúc động. La Fayette ở lại với gia đình Washington tại Mount Vernon trong suốt mười ngày.

Cũng năm 1783, La Fayette là một trong những thành viên sáng lập Hội Bạn bè Người da đen và vận động bãi bỏ chế độ nô lệ. Được thuyết phục bởi những lý tưởng qua bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, nhà quý tộc này đã cố gắng tác động để chế độ quân chủ chuyên chế của Pháp chuyển sang chế độ quân chủ tự do hơn. Ông tham gia Hội đồng quý tộc năm 1787, tại đây ông lên án việc đánh thuế quá mức đối với nông dân, yêu cầu lập Hiến chương và triệu tập Hội nghị các đẳng cấp. Ông kêu gọi tăng gấp đôi quyền lực của tầng lớp thứ ba.

Được bầu làm đại diện cho giới quý tộc tại Đại hội đồng các đẳng cấp năm 1789 và đứng về phía thành phần thứ ba. Ngày 13 tháng 7 năm 1789, ông được bổ nhiệm làm phó chủ tịch của Quốc hội lập hiến mới, tại đây La Fayette đề xuất một dự án về Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền lấy cảm hứng từ Tuyên ngôn Hoa Kỳ.

Sau cuộc đánh chiếm Bastille Paris, La Fayette trở thành tướng của Vệ binh Quốc gia và đề nghị Louis XVI đeo huy hiệu tam tài (ba màu): Màu trắng tượng trưng cho chế độ quân chủ, trong khi màu xanh và đỏ tượng trưng cho màu sắc của thành phố Paris, một dấu hiệu của "liên minh uy nghiêm và vĩnh cửu giữa quốc vương và nhân dân". Biểu tượng ba màu sau đó trở thành biểu tượng của lòng yêu nước và bắt đầu xuất hiện trên khuy áo rồi sau đó vào ngày 15 tháng 2 năm 1794 đã trở thành quốc kỳ Pháp. La Fayette được vua Louis XVI bổ nhiệm làm tổng chỉ huy quân đội ở Paris năm 1789. Năm 1790, ông là một người anh hùng của Lễ hội Liên bang và đã tuyên thệ trung thành với Quốc gia.

Là một người ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, ông trở thành người bảo vệ hoàng gia, đặc biệt là sau khi nhà vua bỏ trốn vào năm 1791: sự ủng hộ của người dân đối với ông giảm sút. Marat, người không tin tưởng tất cả giới quý tộc, đặt câu hỏi về lòng yêu nước của ông và cáo buộc ông tội phản quốc. Bất chấp mọi chuyện, La Fayette vẫn được bổ nhiệm làm trung tướng vào năm 1791, được giao quyền chỉ huy Quân đội Trung tâm, một trong ba đội quân có mục đích bảo vệ nước Pháp, lúc đó là miền Bắc.

Khi La Fayette ra lệnh cho Vệ binh Quốc gia nổ súng vào đám đông tụ tập tại Tuileries vào ngày 20 tháng 6 năm 1792 để bảo vệ nhà vua, số phận của ông coi như đã được định đoạt. Bị tuyên bố là kẻ phản bội đất nước vào ngày 19 tháng 8 năm 1792, ông chạy trốn sang Áo, nơi ông bị bắt làm tù binh. Sau đó, Lafayette đã trải qua giai đoạn cuối của Cách mạng Pháp trong tình trạng bị giam cầm tại pháo đài Olmütz, nơi gia đình ông có thể đoàn tụ với ông. Lafayette và gia đình được trả tự do vào năm 1797 nhưng phải sống lưu vong và không được trở về Pháp cho đến năm 1799.

Thù địch với Napoleon Bonaparte, La Fayette đã nghỉ hưu tại điền trang của mình ở Grande-Bléneau ở Seine-et-Marne và tránh xa chính trị.

Khi Louis XVIII trở về Pháp, La Fayette hy vọng vào một chế độ quân chủ tự do. Được bầu làm phó tướng vào năm 1817, ông gia nhập phe đối lập vì thất vọng với chính sách của Louis XVIII. Ông đóng vai trò tích cực trong hội kín Charbonnerie, đáng chú ý là việc chào đón các thành viên đến Grande-Bléneau. Tuy nhiên, ông sẽ không bận tâm đến cảnh sát của nhà vua.

Vào năm 1824-1825, theo lời mời của Tổng thống James Monroe, La Fayette đã thực hiện một chuyến công du đầy chiến thắng khắp Hoa Kỳ trong tư cách là một vị Thượng Khách của nước Mỹ.

Là một thành viên đối lập với Charles X, Lafayette đã tham gia vào Ba ngày vinh quang vào tháng 7 năm 1830. Ông lại trở thành chỉ huy của Vệ binh Quốc gia và cho phép Louis-Philippe trở thành Vua của nước Pháp bằng cách phủ lá cờ ba màu lên ban công của Hôtel de Ville ở Paris vào ngày 20 tháng 7 năm 1830. La Fayette nhanh chóng từ bỏ quyền lực và nghỉ hưu trở lại Grange-Bléneau, nơi ông qua đời vào năm 1834.

Khi tin tức về cái chết của La Fayette lan đến nước Mỹ , nhiều thành phần của đất nước Hoa Kỳ đã để tang ông. Tổng thống Andrew Jackson đã ra lệnh rằng hầu tước người Pháp này sẽ nhận được nghi lễ quốc tang như Tổng thống John Adams đã ra lệnh cho tang lễ của George Washington vào năm 1799. Như John Quincy Adams đã giải thích trong bài điếu văn dài ba giờ trước Quốc hội, "Cái tên La Fayette sẽ được ghi vào biên niên sử của giống nòi chúng ta ở vị trí hàng đầu danh sách những nhà hảo tâm trong sáng và vô tư của nhân loại."

Huyền thoại về Hầu tước La Fayette, vẫn luôn tồn tại ở Hoa Kỳ, nổi bật trong Thế chiến thứ nhất qua một câu nói phát biểu trong buổi lễ, Tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ , Tướng John J. Pershing vào ngày 4 tháng 7 năm 1917, trước ngôi mộ của ông tại nghĩa trang Picpus đã tuyên bố "La Fayette Nous Voilà" La Fayette, chúng tôi đã ở đây. Vài tháng sau, phi đội phi công tình nguyện người Mỹ đã được đặt tên là Lafayette Escadrille.

Ở Hoa Kỳ: Tên của ông đồng nghĩa với sự tôn trọng và công nhận. "Người được nước Mỹ yêu mến" là một anh hùng đã đến giúp đỡ những "kẻ nổi loạn" người Mỹ. Ông được hưởng đặc quyền hiếm có là "công dân danh dự của Hoa Kỳ".

Để tỏ lòng tôn kính, hơn một trăm (100) thành phố (Washington, Boston, Newyork, Maryland, Pensylvanie,....) và quận lỵ mang tên ông như Lafayette Louisiane, Fayetteville Nouvelle-Orléans, v.v.) chưa kể đến rất nhiều tượng đài và bằng chứng khác.

Trong những ngày gần đây, qua những lời phát biểu của Tổng thống hoặc của Phó tổng thống Mỹ thứ 47 đương nhiệm tại Hoa Kỳ người ta nhận ra được một điều vô cùng quái lạ :

Rất có thể hai ông này giầu có về tiền bạc (Donald Trump) hoặc tốt nghiệp Đại học Yale (J.D. Vance) nhưng cả hai ông Donald Trump và J.D. Vance ĐỀU HOÀN TOÀN KHÔNG ĐƯỢC HỌC HỎI GÌ VỀ NGAY CHÍNH LỊCH SỬ LẬP QUỐC CỦA NƯỚC HOA KỲ.

Như Winston Churchill, thủ tướng nước Anh người anh hùng của Đệ Nhị Thế chiến, đã phát biểu : "Một dân tộc quên đi quá khứ của mình thì không có tương lai".

Nhưng ngược lại, nếu hai vị Tổng thống, Phó tổng thống thứ 47 Huê Kỳ này có được dạy dỗ, học hỏi để biết được vị hầu tước người Pháp La Fayette đã là một vị anh hùng đóng góp cho nền Độc Lập của cường quốc Mỹ ngày hôm nay thì hai vị này đích thực là hai kẻ ĂN CHÁO ĐÁ BÁT .

THẢM HẠI THAY CHO NƯỚC MỸ NGÀY HÔM NAY ! .   -/.


La Sérénité - 07.3.2025-11.39 với nhiều tài liệu tham khảo.

VVM.10.3.2025.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com