T
hi sĩ Đông Hồ sinh vào đầu thế kỷ hai mươi (năm 1906) nên ảnh hưởng Nho
học còn sâu đậm trong tâm hồn ông. Ông thường hay làm thơ Đường, dùng nhiều điển tích cũng không phải là chuyện lạ. Kịp đến khi cao trào thơ mới dâng lên vào thập kỷ ba mươi, ông gia nhập vào trào lưu mới, làm thơ mới và nhanh chóng trở thành nhà thơ tên tuổi.
Bên cạnh những bài thơ làm theo lối cũ, bỗng hiện ra bài thơ "Tuổi Xuân" khiến Hoài Thanh phải kêu lên "lạ quá !". Hoài Thanh viết :
"Trong tập thơ Đông Hồ, lạ nhất là bài thơ "Tuổi xuân", người ta có thể tưởng nó ở đâu lạc tới. Đến khi tác giả đưa in lại vào tập "Cô gái xuân" ta mới thấy nó tìm được hoàn cảnh tự nhiên của nó. Bởi vì trong bài "Tuổi xuân" có cái bồng bột, cái trịnh trọng trước tình yêu mà cả thế hệ trước đây không từng biết.
…. Cô gái xuân của Đông Hồ thỏ thẻ những lời đến dễ thương, những lời tuồng như lả lơi mà vẫn trong sạch. Ta thấy trong lời nàng cái êm dịu,
cái mơn trớn, vuốt ve của tình ái. Nghe nàng nói, lòng nào không xiêu? Nhất là khi nàng kể cảnh ái ân trên bãi biển, ta khó có thể không
cùng nàng tơ tưởng đến những cảnh ấy" (Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam).
-"Anh ! Em muốn chơi thuyền,
Một ngày ta làm tiên…"
Buông buồm theo ngọn gió,
Sóng nước những triền miên.
Trời biển cảnh lồng lộng,
Đôi tấm lòng rung động.
Kề vai sẽ tựa nhau,
Chập chờn trong giấc mộng.
(Tuổi xuân)
Cô gái xuân của Đông Hồ có những nét yêu kiều nên thơ, lòng tràn đầy ước mơ ân ái của tuổi xuân :
… Cũng xóm làng trên, cô gái thơ,
Tuổi xuân hơn hớn vẻ đào tơ.
Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
Lòng gái xuân kia náo nức chờ.
Tưng bừng hoa nở bóng ngày xuân,
Rực rỡ lòng cô hoa ái ân.
Như đợi, như chờ, như nhớ tưởng,
Đợi, chờ, tưởng, nhớ bóng tình quân.
(Cô gái xuân)
Với thi nhân, đời người thì hữu hạn nhưng nguồn xuân thì vô cùng, bất tận :
Từ lâu xanh vẫn mơn cành liễu,
Và mãi vàng luôn đượm cánh mai.
Cuộc thế mị thường cơn mộng lớn,
Nguồn xuân bất tận suối thơ dài
(Xuân bất tận)
Thi sĩ Đông Hồ làm thơ tiếng Việt khá nhiều (đã xuất bản 5 tập), ít làm thơ chữ Hán mà bài nào cũng hay. Ông thường làm thơ chữ Hán mỗi độ xuân về như để giãi bày nỗi lòng cùng với Đông quân.
Ngày 27 tháng chạp năm Tân Sửu (1961), theo thông lệ hằng năm, một nhóm các bạn văn thơ gồm Đông Xuyên, Giản Chi, Thiên Giang, Hư Chu, Lộc Đình
(Nguyễn Hiến Lê) và Nguyễn Ngu Í rủ nhau đến chúc Tết sớm Đông Hồ tại Yiễm Yiễm thư trang, đường Nguyễn Thái Học, Quận I. Đến nơi thì
thấy chủ nhân đã làm xong bài thơ "Đề cố viên hoa" (Đề hoa vườn cũ) từ lúc nào, nét bút sắc sảo trên tờ giấy hồng đơn dán
ở gốc mai :
Tây vọng Hà Tiên mãn lộ trần,
Nhất chi tân đáo cố viên xuân.
Bạch đầu hốt giác phồn hoa mộng,
Y cựu siêu nhiên ngã cố nhân.
Tác giả "Thơ nghiên hoa mộng" (tức Hư Chu) trầm ngâm hồi lâu trước bài tứ tuyệt thấm đẫm hương xuân và chứa chan tâm sự này của Đông Hồ
rồi gật gù dịch thoát :
Ngoái lại vườn quê ngập bụi trần,
Một cành chợt đến nở hương xuân.
Bạc đầu sực tỉnh cơn mơ tục,
Mà cố nhân rày vẫn cố nhân.
Chờ cho Hư Chu ngâm xong bài thơ dịch, bé Thư Lâm, cháu ngoại của Đông Hồ vội chạy đến dán tờ giấy màu hoàng yến vào bình hoa nhỏ, trên đó có
bài thơ dịch của nữ chủ nhân, Mộng Tuyết Thất tiểu muội :
Mù mịt Hà Tiên ngập bụi đường,
Một cành xuân đến tự quê hương.
Phồn hoa chợt tỉnh sương pha tóc,
Mà cố nhân còn vẹn sắc hương.
Về sau, thấy bài thơ "Đề cố viên hoa" của Đông Hồ rất hay nên nhiều người dịch, trong đó bài dịch của Bùi Khánh Đản là trội hơn cả :
Thăm thẳm Hà Tiên khuất bụi đường,
Vườn xưa Xuân gửi một cành hương.
Cố nhân vẫn giữ màu thanh lịch,
Riêng khách phồn hoa tóc điểm sương (1).
Năm 1964 Đông Hồ đã có ý muốn về Hà Tiên nhưng chưa về được. Sống nơi phồn hoa đô hội nhộn nhịp ngựa xe mà ông xem như một miền đất trích,
lòng ông lúc nào cũng hướng về quê cũ, nơi ghi dấu biết bao kỷ niệm buổi thiếu thời, nơi có hồ Đông êm ả, núi Bình San trùng điệp một màu xanh.
Có bao giờ ông dám phụ non nước ấy đâu, có hoa mai hiểu thấu được nỗi lòng :
Nhất trích kinh hoa kỷ độ xuân,
Nhất niên xuân phục nhất yên trần.
Phương tâm cảm phụ thanh sơn ý,
Hàm tiếu mai hoa nhận đắc chân.
Đông Hồ tự dịch :
Mấy độ phồn hoa đất trích quanh,
Xuân mùa lửa loạn khói xây thành.
Lòng thơm dám phụ non xanh cũ,
Chúm chím hoa mai biết ý mình.
Nguyên đán Giáp Thìn 1964
Theo lệ thường, vào dịp cuối năm âm lịch, Đông Hồ hay họp bạn văn thơ ở Quình Lâm thư thất bên Gia Định. Nhưng cuối mùa đông năm Mậu Thân (1968) (2), ông không chuẩn bị gì cả, thường hay đăm chiêu và hay nhắc đến Hà Tiên, làm như ông linh cảm được ngày vĩnh biệt trần gian sắp gần kề nên muốn trở về quê cũ. Vì thế mà cả nhà không ai nghĩ đến chuyện mua hoa.
Không ngờ sáng hôm sau, tức ngày đưa ông Táo về trời, bỗng có mấy cô bé kháu khỉnh bê vào hai chậu hoàng hoa và một cánh thiệp xuân với mấy lời
đề tặng :
"Tặng bác Đông Hồ
Hoa cúc để gởi lòng quê gợi nhớ
Và mong đường không rẽ lối
Cho mùa xuân thôi tắt ánh trời hồng".
Thì ra ông kỹ sư hàng xóm Võ Hoài Nam đã đọc bài thơ "Lòng quì hoa cúc" của Đông Hồ đăng trên một tờ báo Xuân nên mới có mấy lời đề tặng ấy.
Nhà thơ ngắm hai chậu hoàng hoa, đọc lại cánh thiệp xuân bỗng tươi vui hẳn lên, sẵn giấy bút phác ngay mấy nét trúc đan thanh rồi viết luôn 4
câu đáp tặng :
Kim cốc chi lan triêm thụy vũ,
Ngọc đường đào lý mãn xuân phong.
Đãn hiềm lão phố thu sương đạm,
Hạnh hữu quì tâm cúc vị dung.
Ngay dưới bài thơ chữ Hán, Đông Hồ viết luôn bài thơ tự dịch :
Chi lan kim cúc mưa đào,
Gió xuân nhà ngọc lý đào thắm tươi.
Vườn thu sương tuyết nhạt rồi,
Lòng quì hoa cúc ơn người điểm trang.
Võ Hoài Nam vong niên hiền hữu huệ tồn
Ông kỹ sư lấy làm quí lắm, đem bồi bức thi hoạ đó thành bức liễn nền lụa trục gấm rồi đem treo vào chỗ trang trọng nhất trong nhà. Ông có biết đâu đó là bài thơ cuối cùng của nhà thơ đất Hà Tiên (3).
Đông Hồ còn có một thói quen rất đáng yêu. Hằng năm, cứ vào tháng chạp âm lịch, ngoài việc chuẩn bị họp bạn văn thơ, ông còn nghĩ ra một vài bài thơ xuân để làm quà cho văn thi hữu gần xa, in rất xinh trên cánh thiếp có nền hoa do chính tay ông vẽ, đều đặn như thế từ ngày thư trang Yiễm Yiễm chào đời. Dưới đây là vài bài tiêu biểu.
Năm Nhâm Thìn (1952) ông viết :
Ấp ủ men xuân lòng đất nước,
Từ xưa chưa lỗi hẹn bao giờ.
Cũng như hoa, đến mùa xuân nở,
Mực đến mùa xuân dậy ý thơ.
Năm Bính Thân 1956 :
"Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương" (4),
Tơ tình xưa để mối nay vương.
Thơ lai láng khắp hồn kim cổ,
Mực đậm đà thêm ý cỏ sương.
Nhà ngọc mong trao vần diễm tuyệt,
Lạng vàng dám đổi giá tương đương.
Ơn nhờ son phấn duyên tri kỷ,
Cho một lần xuân một nõn nường.
Năm Canh Tý 1960 :
…. Sông hồ then khép cánh,
Cung quế bóng tròn gương.
Biển học vờn tinh đẩu,
Trời thơ lộng phấn hương.
Tuổi hơn mười diễm lệ,
Xuân mỗi một huy hoàng…
***
Thơ xuân của Mộng Tuyết không nhiều, nhưng ý thơ thâm trầm, tình thơ man
mác. Thời còn trẻ, thơ của nữ sĩ đã khá điêu luyện, lời thơ trau chuốt và lưu loát, êm đềm. "Lời tuy bình dị mà có một vẻ yêu kiều riêng,
tưởng ngòi bút đàn ông khó có thể viết ra được" (Hoài Thanh). …
Bên đường qua lại bao nhiêu khách,
Riêng bẻ cành xuân đưa tặng nhau.
Sung sướng Giang Nam chàng phới ngựa,
Tháng ngày bóng liễu rũ tơ sầu.
Lả lướt đợi ngày xuân trở lại,
Ngày xuân trở lại, hỏi bao ngày?
Năm canh lạnh lẽo kinh sương gió,
Ngùi ngậm tàn xuân hoa rụng đầy…
(Dương liễu tân thanh – Trong tập Phấn hương rừng)
Lời thơ khơi dậy cả một thời ký vãng xa xăm, cái thời "ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in" hay "khách đà lên ngựa, người còn ghé theo", gợi lên trong lòng người đọc một niềm xao xuyến bâng khuâng, một mối cảm hoài man mác.
Cũng vào thời trẻ, lúc xuân về, Mộng Tuyết đã vẽ ra bốn bức tranh xuân : chiếc áo Tết, bước tinh sương, hoa bất tuyệt và nón Gò Găng (5).
Nghe tin xuân đến, nhà thơ đã "may nhanh chiếc áo Tết", hí hởn mặc chàng xem". Sáng sớm mùa xuân, nàng "ngần ngại bước đi bên
đường hoa cỏ lạnh". Và cô gái quê thành Trúc ấy đã đội chiếc nón Gò Găng để nhớ về sự nghiệp lừng lẫy của anh em Tây Sơn.
Còn "Hoa bất tuyệt" thì sao?
Giữa đám um tùm lá
Hoa xuân rụng hết rồi.
Trên cành, hoa bất tuyệt
Vẫn nở : nụ cười ai?
Một sự ẩn dụ thật nên thơ, một nụ cười hồn nhiên, trong sáng nhưng vẫn đọng lại trong đó sự luyến tiếc sâu xa, tiếc cho ngày xuân trôi qua không bao giờ trở lại.
Thật thế, thấm thoát mà đã đến kỳ hoa giáp (6), nữ sĩ ngậm ngùi nghĩ đến tuổi xuân qua mau, khúc "Bạch đầu ngâm"
đã khiến bao người rớm lệ :
Bốn xuân chờ mộng chia đường lạnh,
Nửa mái còn trăng đối bạn hiền.
Đã chẳng bạch đầu ngâm tuyệt khúc,
Đành như hồng kiếp hẹn không duyên.
(Tân nguyệt hiên – Trong tập Gầy hoa cúc)
Mỗi độ xuân sang, càng cao niên, nữ sĩ càng nhớ về người thầy, người anh, người bạn thơ, người bạn đời đã từng có công vun đắp cho nền văn
chương quốc ngữ :
Dáng gầy tuấn nhã nét văn nhân,
Sớm tụ mây xa, chiều bạn gần.
Tự lực vun trồng vườn Trí Đức,
Cho hoa "quốc ngữ" nở cành xuân.
(Mười hai năm ấy – Trong tập Gầy hoa cúc)
Năm Bính Tý (1996), nhân sinh nhật 90 năm của Đông Hồ và cũng là kỷ niệm 26 năm ngày thi sĩ từ trần , nữ sĩ bâng khuâng nhớ về nhà thơ quá
cố và sự mị thường của cuộc thế :
Sáu tư cỡi hạc qui tiên cảnh,
Hăm sáu sương mờ lệ nước non.
Cuộc thế mị thường cơn mộng tỉnh,
Nguồn xuân bất tận, suối thơ còn.
(Sinh nhật 90 năm Đông Hồ – Trong tập Gầy hoa cúc)
***
Thơ xuân của Đông Hồ và Mộng Tuyết là những cành hoa đẹp, lộng lẫy sắc hương trong vườn thơ dân tộc. Mấy mươi năm qua, tứ thơ tuy có thay
đổi theo thời gian và thời cuộc nhưng hồn thơ vẫn bát ngát tình non sông và rưng rưng niềm cảm cựu. Một mối tình quê hương sâu lắng,
một nghĩa chi lan mặn mà, một lòng thủy chung son sắt, mỗi độ xuân về lại có dịp nở hoa cho người yêu thơ thưởng thức và đồng cảm,
khác nào được người bạn thân trao tặng cành hoa từ nơi vườn cũ :
"Nhất chi tân đáo cố viên xuân".
(1) Tư liệu của Nguyễn Ngu Í trong cuốn "Sống và viết".
(2) Tức khoảng một tháng rưỡi trước ngày Đông Hồ từ trần (25.3.1969).
(3) Tư liệu của nữ sĩ Mộng Tuyết.
(4) "Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương" : câu thơ của Tô Đông Pha (tức Tô Thức) đời Tống trong bài "Tiền Xích Bích phú" nghĩa là
"nhớ người quân tử ngóng trông bên trời". Theo Nguyễn Hiến Lê, chữ "mỹ nhân" ở đây trỏ người quân tử ở trong triều, ý là nhớ bạn
(Cổ văn Trung Quốc).
(5) Nón Gò Găng : Gò Găng là một địa danh ở tỉnh Bình Định, nơi sản xuất một loại nón lá rất đẹp gọi là nón Gò Găng. Bình Định cũng
là quê của anh em Tây Sơn.
(6) Hoa giáp : tuổi sáu mươi.
VVM.22.01.2025.
Một ngày ta làm tiên…"
Buông buồm theo ngọn gió,
Sóng nước những triền miên.
Trời biển cảnh lồng lộng,
Đôi tấm lòng rung động.
Kề vai sẽ tựa nhau,
Chập chờn trong giấc mộng.
(Tuổi xuân)
Tuổi xuân hơn hớn vẻ đào tơ.
Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
Lòng gái xuân kia náo nức chờ.
Tưng bừng hoa nở bóng ngày xuân,
Rực rỡ lòng cô hoa ái ân.
Như đợi, như chờ, như nhớ tưởng,
Đợi, chờ, tưởng, nhớ bóng tình quân.
(Cô gái xuân)
Và mãi vàng luôn đượm cánh mai.
Cuộc thế mị thường cơn mộng lớn,
Nguồn xuân bất tận suối thơ dài
(Xuân bất tận)
Ngày 27 tháng chạp năm Tân Sửu (1961), theo thông lệ hằng năm, một nhóm các bạn văn thơ gồm Đông Xuyên, Giản Chi, Thiên Giang, Hư Chu, Lộc Đình (Nguyễn Hiến Lê) và Nguyễn Ngu Í rủ nhau đến chúc Tết sớm Đông Hồ tại Yiễm Yiễm thư trang, đường Nguyễn Thái Học, Quận I. Đến nơi thì thấy chủ nhân đã làm xong bài thơ "Đề cố viên hoa" (Đề hoa vườn cũ) từ lúc nào, nét bút sắc sảo trên tờ giấy hồng đơn dán ở gốc mai :
Nhất chi tân đáo cố viên xuân.
Bạch đầu hốt giác phồn hoa mộng,
Y cựu siêu nhiên ngã cố nhân.
Một cành chợt đến nở hương xuân.
Bạc đầu sực tỉnh cơn mơ tục,
Mà cố nhân rày vẫn cố nhân.
Một cành xuân đến tự quê hương.
Phồn hoa chợt tỉnh sương pha tóc,
Mà cố nhân còn vẹn sắc hương.
Vườn xưa Xuân gửi một cành hương.
Cố nhân vẫn giữ màu thanh lịch,
Riêng khách phồn hoa tóc điểm sương (1).
Nhất niên xuân phục nhất yên trần.
Phương tâm cảm phụ thanh sơn ý,
Hàm tiếu mai hoa nhận đắc chân.
Xuân mùa lửa loạn khói xây thành.
Lòng thơm dám phụ non xanh cũ,
Chúm chím hoa mai biết ý mình.
Nguyên đán Giáp Thìn 1964
Không ngờ sáng hôm sau, tức ngày đưa ông Táo về trời, bỗng có mấy cô bé kháu khỉnh bê vào hai chậu hoàng hoa và một cánh thiệp xuân với mấy lời đề tặng :
Hoa cúc để gởi lòng quê gợi nhớ
Và mong đường không rẽ lối
Cho mùa xuân thôi tắt ánh trời hồng".
Nhà thơ ngắm hai chậu hoàng hoa, đọc lại cánh thiệp xuân bỗng tươi vui hẳn lên, sẵn giấy bút phác ngay mấy nét trúc đan thanh rồi viết luôn 4 câu đáp tặng :
Ngọc đường đào lý mãn xuân phong.
Đãn hiềm lão phố thu sương đạm,
Hạnh hữu quì tâm cúc vị dung.
Gió xuân nhà ngọc lý đào thắm tươi.
Vườn thu sương tuyết nhạt rồi,
Lòng quì hoa cúc ơn người điểm trang.
Võ Hoài Nam vong niên hiền hữu huệ tồn
Đông Hồ còn có một thói quen rất đáng yêu. Hằng năm, cứ vào tháng chạp âm lịch, ngoài việc chuẩn bị họp bạn văn thơ, ông còn nghĩ ra một vài bài thơ xuân để làm quà cho văn thi hữu gần xa, in rất xinh trên cánh thiếp có nền hoa do chính tay ông vẽ, đều đặn như thế từ ngày thư trang Yiễm Yiễm chào đời. Dưới đây là vài bài tiêu biểu.
Năm Nhâm Thìn (1952) ông viết :
Từ xưa chưa lỗi hẹn bao giờ.
Cũng như hoa, đến mùa xuân nở,
Mực đến mùa xuân dậy ý thơ.
Năm Bính Thân 1956 :
"Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương" (4),
Tơ tình xưa để mối nay vương.
Thơ lai láng khắp hồn kim cổ,
Mực đậm đà thêm ý cỏ sương.
Nhà ngọc mong trao vần diễm tuyệt,
Lạng vàng dám đổi giá tương đương.
Ơn nhờ son phấn duyên tri kỷ,
Cho một lần xuân một nõn nường.
Năm Canh Tý 1960 :
…. Sông hồ then khép cánh,
Cung quế bóng tròn gương.
Biển học vờn tinh đẩu,
Trời thơ lộng phấn hương.
Tuổi hơn mười diễm lệ,
Xuân mỗi một huy hoàng…

Riêng bẻ cành xuân đưa tặng nhau.
Sung sướng Giang Nam chàng phới ngựa,
Tháng ngày bóng liễu rũ tơ sầu.
Lả lướt đợi ngày xuân trở lại,
Ngày xuân trở lại, hỏi bao ngày?
Năm canh lạnh lẽo kinh sương gió,
Ngùi ngậm tàn xuân hoa rụng đầy…
(Dương liễu tân thanh – Trong tập Phấn hương rừng)
Cũng vào thời trẻ, lúc xuân về, Mộng Tuyết đã vẽ ra bốn bức tranh xuân : chiếc áo Tết, bước tinh sương, hoa bất tuyệt và nón Gò Găng (5). Nghe tin xuân đến, nhà thơ đã "may nhanh chiếc áo Tết", hí hởn mặc chàng xem". Sáng sớm mùa xuân, nàng "ngần ngại bước đi bên đường hoa cỏ lạnh". Và cô gái quê thành Trúc ấy đã đội chiếc nón Gò Găng để nhớ về sự nghiệp lừng lẫy của anh em Tây Sơn. Còn "Hoa bất tuyệt" thì sao?
Hoa xuân rụng hết rồi.
Trên cành, hoa bất tuyệt
Vẫn nở : nụ cười ai?
Thật thế, thấm thoát mà đã đến kỳ hoa giáp (6), nữ sĩ ngậm ngùi nghĩ đến tuổi xuân qua mau, khúc "Bạch đầu ngâm" đã khiến bao người rớm lệ :
Nửa mái còn trăng đối bạn hiền.
Đã chẳng bạch đầu ngâm tuyệt khúc,
Đành như hồng kiếp hẹn không duyên.
(Tân nguyệt hiên – Trong tập Gầy hoa cúc)
Sớm tụ mây xa, chiều bạn gần.
Tự lực vun trồng vườn Trí Đức,
Cho hoa "quốc ngữ" nở cành xuân.
(Mười hai năm ấy – Trong tập Gầy hoa cúc)
Hăm sáu sương mờ lệ nước non.
Cuộc thế mị thường cơn mộng tỉnh,
Nguồn xuân bất tận, suối thơ còn.
(Sinh nhật 90 năm Đông Hồ – Trong tập Gầy hoa cúc)
(1) Tư liệu của Nguyễn Ngu Í trong cuốn "Sống và viết".
(2) Tức khoảng một tháng rưỡi trước ngày Đông Hồ từ trần (25.3.1969).
(3) Tư liệu của nữ sĩ Mộng Tuyết.
(4) "Vọng mỹ nhân hề thiên nhất phương" : câu thơ của Tô Đông Pha (tức Tô Thức) đời Tống trong bài "Tiền Xích Bích phú" nghĩa là "nhớ người quân tử ngóng trông bên trời". Theo Nguyễn Hiến Lê, chữ "mỹ nhân" ở đây trỏ người quân tử ở trong triều, ý là nhớ bạn (Cổ văn Trung Quốc).
(5) Nón Gò Găng : Gò Găng là một địa danh ở tỉnh Bình Định, nơi sản xuất một loại nón lá rất đẹp gọi là nón Gò Găng. Bình Định cũng là quê của anh em Tây Sơn.
(6) Hoa giáp : tuổi sáu mươi.