N
ói
theo từ ngữ Cộng Sản; chống đối là ‘Phản Động’
(The Rebel). Nguyên nghĩa của nó là nổi lên của những
con người không chịu khuất phục trước một tình huống
áp bức, đè nén. Một luận văn về con-người trong
phản-kháng nổi-dậy (an Essay on Man in Revolt). Sự cớ này
đã áp đặc trong trí của những người Âu châu mà họ
đã đưa ra hay hủy bỏ qua nhiều năm tháng hơn cả thế
kỷ. Để rồi sau đó đặc vào một thế hệ khắc khoải,
lo âu, tuyệt vọng và coi như một thứ hư vô chủ nghĩa;
tuồng như là niềm khát khao hy vọng mà phải là một sự
giải bày có niềm tin và chính sự lý đó là âm vang
trong lòng người hướng tới một tương lai bình đẳng
và trong sáng hơn. Camus không chuyển tải đến chúng ta
một lý thuyết mơ hồ bằng lối hùng biện hay khoa trương
hoặc thuyết phục bất cứ những gì có liên can đến
nghệ thuật, nhưng; phải hiểu rằng trong ý tứ của tác
giả với mọi lý lẽ đưa ra là làm cho vấn đề được
tỏ rõ và đả thông thuộc những gì ý thức nhận biết
của tác giả. Tập sách này có tính chất lý luận nhân
sinh hợp tình, hợp lý, một tác phẩm đã có trước
Huyền Thoại của Sisyphe (Le Mythe de Sisyphe); bằng một văn
phong xử sự trầm lắng vào trong đời sống hay ngoài đời
sống –nói cho ngay trong đó đã tiềm ẩn một hành trạng
của tự sát–on the implications of the act of suicide. Như vậy
tác phẩm bắt đầu ở đó một sự trầm tư vào tính
chịu đựng lâu dài hoặc không lâu dài –so this work
begins with a meditation on enduring or not enduring; trong đó tiềm
ẩn của một hành xử của chống đối –on the
implications of the act of rebellion. Nếu chúng ta quyết để
sống còn, thời nó phải là, nếu; chúng ta tự quyết lấy
vận mệnh của mình giữa hữu thể và đối tượng cho
sự tồn lưu nhân thế của chúng ta mà có một vài giá
trị tích cực, nếu; trong đó tiềm ẩn một quyết định
đi tới phản kháng, sự cố đó phải là, bởi; chúng ta
đã có quyết định cho một xã hội loài người mà ở
đó có một vài giá trị tích cực. Nhưng; nhớ cho trong
mọi trường hợp xẩy ra đều có giá trị; có nghĩa là
‘đã định vị /given’. Sự cớ đó là trò chơi, là
mưu mẹo của ảo giác bởi tôn giáo hay bởi triết học.
Giá trị xã hội là qui tắc vào sự kiện để điều
hành và không tỏ ra nghi ngờ cho những số phận hẩm
hiu; mà cống hiến vào đó một hy vọng hướng tới vào
niềm tin chính xác.
Phản
kháng như đã lý giải là đẩy chúng ta vào một thứ
triết lý chính trị. Tập sách này ban đầu chỉ xuất
hiện ở Pháp, là một tận tụy, hết lòng qua cảm thức
tài trí của Camus; một trải nghiệm ý thức dành cho tự
do và những hành động đe dọa –không phải đây là một
tác phẩm thuộc về lý thuyết mà là thực chứng giữa
cảnh đời bi thảm mà cho chúng ta đã biết tới bởi và
một nhận biết cụ thể về lịch sử tính của những
thế kỷ qua trong giai đoạn phát triển xã hội. Đấy là:
‘một cố gắng, thử thách để hiểu biết đúng lúc /
an attempt to understand the times’. Camus tin tưởng rằng phản
kháng là một trong những khâu then chốt cho một ‘định
lượng thực chất / essential dimension’ của nhân loại;
hơn nữa chúng ta phải tìm kiếm trong đó một hiện hữu
chính đáng. Nhưng; cốt tủy của phản kháng tự nhiên đã
thay đổi có tính cấp tiến trong cái thời chúng ta đang
sống: Không còn cảnh giữa nô lệ với chủ nhân hoặc
ngay cả phản kháng giữa giàu và nghèo. Tất cả thứ đó
là một phản kháng thuộc về siêu hình –it is a
metaphysical revolt. Một thứ phản kháng của con người
chống lại những gì có điều kiện cách trong cuộc đời,
chống lại cái tự tạo ở chính nó –against creation
itself. Cùng thời; nó đưa nguyện vọng hướng tới cái
gì minh định rõ ràng và một tư duy hợp nhất, dù đó
là nguyên lý của mâu thuẩn; dù đó là truyền thống cổ
lỗ sĩ. Ít ra có những gì ý thức mới của Camus mà ở
đây coi như hướng dẫn viên soi đường chỉ lối thế
nào là ánh sáng và bóng tối, thế nào dự mưu (cai trị),
thế nào là giả dối (ma giáo) và nhiều hành trạng khác
trong đời sống của con người. Camus nhìn lại lịch sử
với những gì gọi là phản kháng siêu hình; mối tương
quan tự khởi đã phát động như một khước từ tuyệt
đối của Sade, một cú đấm trượt tay ở Baudelaire và
một đỏm dáng khéo léo ngang qua của Stirner, Nietzsche,
Lautréamont và cả đám siêu thực. Lý thú hơn để thấy
được ảnh hưởng của André Breton trong một tư duy siêu
thực đương đại. Cai sự đó đưa Camus trở về lịch
sử phản kháng trong cảm thức nhạy bén thuộc chính trị.
Quan điểm của Camus lộ ra ở đây một vóc dáng tiên tri
hay dự đoán, có nghĩa là không có một chút chi là ‘đói
lòng’, là bi thảm cả. Chối bỏ của Camus hoàn toàn
khác hẳn của Nietzsche hay của Kierkegaard mà trong từ
khước của Camus là vẽ lên cái gì riêng biệt, đặc
trưng giữa chống đối và cách mạng. Tư duy của Camus
đến rất gần với chủ nghĩa vô chính phủ, ông cho rằng
thừa nhận tức là cách mạng hóa luôn luôn bao hàm một
ý nghĩa để có một phát triển về đổi mới tư duy
trong guồng máy chính quyền. Đặc điểm của Camus:‘phản
động’, một thứ phản động tự khởi khác với phản
động đòi hỏi; hai ý thức đã được phân tích cụ thể
cho vấn đề đã nêu ra và phổ biến rộng rãi. Chính yếu
tố đó chỉ rõ cái điều tất yếu xẩy ra có từ
Rousseau đến Stalin, hành xử của cách mạng là dẫn đến
chuyên chính độc tài; đó là sự cố đưa tới chống
đối công khai hay ngấm ngầm phản kháng trong ý thức của
kẻ bị trị. Camus đã trải qua những tình huống đó ở
Algeria và Bắc Phi (North Africa) là một trải nghiệm chứng
thực để trở nên phản kháng, một thứ phản kháng nội
tại và ngoại tại là tìm thấy ở chính mình một nhấn
mạnh trên một chứng cứ xác thực qua từng lớp giai cấp
của mỗi cá thể, từ chỗ đó phát sinh ra ủy ban hành
động. Cho nên chi những gì Camus thực hiện qua tư duy là
sản phẩm hiện thực trong những trang cuối của ‘Con
người Phản kháng’ là một lý giải hùng hồn và thiết
thực nó không còn mơ hồ, dự tưởng hay hàm ý mà chất
chứa một phản ảnh sống thực của con người đối
diện với thực tại của những thế kỷ qua cũng như hôm
nay là một bằng chứng cụ thể. Camus thay thế vào đó
một ý định có hạn hữu. Camus trích dẫn lời của
Tolain: ‘hiện hữu con người giải phóng ở chính họ
chỉ dựa trên căn bản của từng nhóm tự nhiên / les
être humains ne s’emancipent qu’au sein des groupes naturels’
có nghĩa rằng trong từng khuôn khổ của từng nhóm là có
ý chống lại thuộc điạ hóa của đa số các dân tộc
(masses) đó là những gì vượt ra khỏi định hệ ở đây,
một cuộc cách mạng trí tuệ; nếu muốn có một sự
sống tồn lưu. Thế thì chúng ta phải trở lại một lần
nữa nơi nguồn gốc của chống đối và triệt thoái từ
những cảm hứng tự nó. Chống đối nghĩa là thế tục
hay gọi là thoát tục, nghĩa là không còn phận biệt,
không còn giai cấp và sẽ không đầu hàng những gì mà
chủ nhân ông xử lý trong ngữ ngôn điều hành, nếu duy
trì là còn giữ cho hôm nay một cuộc đấu tranh trường
kỳ. Nguyên thủy của hình thức, gốc ngọn của sự thực
là cuộc đời đang sống; nó luôn luôn kềm giữ chúng ta
đứng thẳng trong việc tấn công, áp đảo, biến đổi
vô thể thức của lịch sử . Origin of form, source of real
life, it keeps us always erect in the savage, formless movement of
history. Là những gì thoát ra được từ bẩm sinh để có
một tư duy cho phản kháng; xuất thần dưới ngọn bút lý
luận của Camus nói lên tinh thần và hành động. Tất cả
những gì nhận biết là minh định được quan điểm cho
sự sống tư do của con người không còn câu thúc hay ràng
buộc giữa cuộc đời đang sống; cái sự đó phản kháng
không có hiện hữu tồn lại cũng chẳng có một thể
thức xa lạ của tình yêu / that rebellion cannot exist without
a strange form of love. Và; cũng chẳng phải toan tính mà tự
thân nó như giữ lấy cái điều chính xác của cuộc đời
và sự sống của con người. Trong khuynh hướng của
Albert Camus chúng ta có thể tìm thấy được chất độ
lượng, một trầm tư vi diệu trong tác phẩm của Camus
hướng tới một tương lai hào phóng, thi vị cuộc đời
và đặc vào đó một sự lý thiết thực. Như đã nói ở
trên hư-vô (nihilism); qua tư duy trong ‘Con Người Phản
Kháng’ của Bùi Giáng dịch có đoạn: ‘… hư vô chủ
nghĩa tuyệt đối, thái thái hư vô chủ nghĩa, chấp nhận
tự tử, nó tiến nhanh nhẹn, dễ dàng hơn nữa tới cái
quan niệm sát nhân hợp lý. Nếu thời đại chúng ta dễ
dàng chấp nhận rằng sự sát nhân có đủ những biện
chứng cho nó; ấy cũng là do cái lòng hờ hững đối với
đời sống vốn là dấu hiệu đặc biệt của hư vô chủ
nghĩa…’ (trang 28/29). (NXB Võ Tánh. Sài Gòn. Việt Nam
1965).
Nhưng;
theo Camus nhìn sự cố sát (murder) là một cái chết nằm
trong ‘hư vô cố sát /nihilistic murder’, bởi; như thế
này; nó có hai thứ: tội ác phi lý và tội ác hữu lý
–irrational crime and rational crime; cả hai đồng dạng tính,
tiết lộ cái gì phản bội trong đó (ngấm ngầm hay công
khai), đó là dữ kiện; nó đem lại một luồng ánh sáng
xác định do từ một chuyển thể của chống đối bên
trong mới có chuyện tự sát hay cố sát là nguyên thủy
phát sinh ra chống đối… thành ra hư-vô chủ nghĩa có
một cái gì bối rối, bức tức ở người tạo ra và tạo
thành ý thức quyết định; nói chung là ‘hỏa mù / blind
fury’ và cũng từ cái chỗ ‘giận mất khôn / blind
indignation’ để rồi đưa tới cố sát phản kháng (trong
Rebellion and Murder). Dựa theo chuyển dịch (translation) của
họ Bùi thì vấn đề cố sát hay tự sát nó nằm trong
dạng siêu hình. Ông dịch theo công thức siêu hình học:
‘…cuối cùng của luân lý về phi lý là: chối từ tự
tử và duy trì cuộc đối chất tuyệt vọng giữa lời
chất vấn của con người và sự lặng lẽ thiên thu ù lì
của cõi thế...tự tử là chấm dứt hết, kết liễu mọi
phi lý kết liễu luôn cả cái không phi, không thị … thì
cái cơn đánh cuộc về phi lý ắt chẳng còn cột trụ
phù tri’ (trang 26/27). Bùi tiên sinh dịch như vậy là đạt
tới chân tâm của Camus. Thời chắc dưới suối cả hai
đồng thanh tương ứng đồng ý tương cầu; cả hai sẽ
đi tới cõi như nhiên không còn bận bịu thế tục, vì;
cõi đời vốn u mê.
Ôi!
nói không ngạ mỗi khi đi vào đường tình của Camus;
biết bao sự lý cho một cuộc phản kháng lâu dài và
triền miên. Làm sao mà đạt tới đáo bỉ ngạn của hư
vô chủ nghĩa? Làm sao mà giải phóng toàn bộ tâm linh con
người về với nhất thể; mà tìm thấy chân lý vô ngần
của nó thì họa chăng thấm thấu đôi phần triết thuyết
của nó. Bỉ-Ngạn là Phản kháng Siêu hình / Metaphysical
Rebellion. Đáo là đụng tới những gì Phản Kháng thuộc
Lịch sử / Historical Rebellion. Đáo là Phản kháng và Nghệ
thuật / Rebellion and Art. Đáo là Phản kháng và Cách mạng
/ Rebellion and Revolution hay Tư duy ở Kinh tuyến / Thought at
the Meridian và Đáo để vào Cõi ngoài Hư vô chủ nghĩa /
Beyond Nihilism. Đáo-Bỉ-Ngạn là tâm lý đạo đức nơi
Con Người Phản Kháng của Albert Camus. Tất nhiên; sự lý
đó không thể khước từ hay chối bỏ, bởi; nó ở trong
ta.
Trong
tập Huyền Thoại Của Sisyphus. Albert Camus mở đầu: ‘Đối
với tôi Huyền Thoại của Sisyphus ghi dấu sự bắt đầu
của một ý tưởng mà tôi đã theo đuổi trong Con Người
Phản Kháng. Một cố gắng quyết liệt cho vấn đề tự
sát; cũng như trong Con Người Phản Kháng là một cố gắng
dứt điểm cho việc cố sát, trong cả hai trường hợp
không trợ vào cái giá trị vô biên mà những gì đã xẩy
ra, có lẽ; thời điểm của vắng bóng hoặc méo mó trong
thời kỳ đương đại ở Âu châu. Vấn đề cơ bản
Huyền Thoại của Sisyphus là như thế nảy: nó có tính
hiệu năng vừa giá trị, vừa hợp pháp một cái thế
chẳng đặng đừng kỳ lạ trong cuộc đời như có ý
nghĩa; cho nên chi nó là hợp lý để có một gặp gỡ mặt
đối mặt của vấn đề tự sát ’…Huyền Thoại của
Sisyphus là điều khủng khiếp ngoại lệ. Nói chung những
tác phẩm của Camus đều nói lên sự chối bỏ, ngay cả
Thượng đế. Nhất là trong Huyền thoại của Sisyphus đặc
vào đó vấn đề của chết và hiện hữu con người /
mortal / human being; thâu lược ở chính nó như một sự
thách đố giữa bản thể và tha thể, một quyết liệt
xuất ra từ bức xúc coi như đưa tới một dự cuộc dễ
dàng để đả thông, không một đòi hỏi nào hơn trong
đời cũng như tạo dựng ngay trong bụi mù của sa mạc
hoang vu. Sự này mang tính chất tự sát thuộc triết học
hơn lý lẽ.
Phải
coi đây là một đối chất thuộc triết học trong loạt
bài đưa ra là những luận cứ ở những tác phẩm của
Camus. Chúng ta phải có cái nhìn sâu hoáy vào đó để
cùng lãnh hội với tác giả; đó là cảm thức mà Albert
Camus đưa vào bằng một sự chối bỏ siêu nhiên. Trong
Huyền thoại của Sisyphus là chấp nhận một sự gì vừa
lộng quyền vừa bạo hành. Tập quán của chủ nghĩa vô
thần (atheism) và chủ nghĩa hoài nghi bất khả tri
(agnosticism), có lẽ; còn có một vài nơi ở vùng sâu,
vùng xa nhìn Thượng đế trong dạng hình dung từ hoặc
phủ nhận tất cả mà nhìn vào thần linh là thượng-đế.
Do đó; có nhiều người không tin mà tuồng như tự tin
một cách hiển nhiên (self-evident) cho đó là tôn giáo, là
không qua một sự cứu chuộc cho chúng ta, và; khó đánh
giá cho một biện minh của lẽ phải (tôn giáo).Văn nhân
Stendhal (Pháp) coi niềm tin có từ trong những tác phẩm hư
cấu dựng nên. Tất cả những giáo sĩ là thứ đạo đức
giả (hypocrites) cho nên chi tôn giáo là thuốc phiện ru
ngủ, phủ lớp áo dưới hình thức, trong thực chất là
giả danh giả nghĩa, tất thảy là vô nghĩa.
Thông
thường những người độc tài hay chế độ chuyên chế
không thừa nhận sự có mặt của Thượng đế giữa thế
gian này; gần như bất-khả-tri, lấy giáo điều như một
sự tạo dựng để có quyền uy của Thượng đế. Cái sự
đó gọi chung là mua chuộc tôn giáo. Quan niệm của Camus
dưới lăng kính phủ nhận nhưng trong chối từ lại đặc
vấn đề Thượng đế với con người, tuy nhiên; giữa
chúng ta không thể là con người duy lý, đơn giản hóa
vấn đề trong một tư duy xác quyết của hư vô, của như
nhiên, của thượng-đế để đưa dẫn chúng ta tới một
niềm tin phi lý tuyệt đối. Nặng lòng như Kierkegaard
thường nhìn thấy cái sự phản đề giữa tinh thần và
thể xác; lấy lời rao để che đậy cái tù ngục trong
tâm hồn. Ngay cả khủng khoảng niềm tin của Dostoevsky
trong ‘Anh em nhà họ Karamazov/The Brothers Karamazov’ làm cứ
điểm. Một cú xán xuống đầu trước cửa giáo đường
của niềm tin chính thống giáo. Camus sợ những trạng
huống đó xẩy ra trong lòng các tín đồ.
Cho
dù Camus không phải là tín đồ Thiên Chúa giáo; điều
này nó không nằm trong tập quán vững lòng tin cho những
gì là huyền thoại của Sisyphus nó đã hít thở cái vô
tín ngưỡng của nó. Đấy là những gì Camus muốn nhấn
mạnh vào chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa vô khả tri,
vì; Camus không thể tiến hành nếu như lý thuyết đó có
thể bẻ gãy bởi triết lý hay những gì đối chất thuộc
triết học; tốt hơn cho Camus tiến hành, nếu như tôn
giáo có một sự phản kháng mạnh mẽ bởi một hình thức
kình địch thuộc niềm tin, niềm tin đó người ta không
thể, phải là không, tin trong lòng Thượng đế -the belief
that one cannot, must not, believe in God. Sự lý này Jean-Paul
Sartre và những người cùng thời gạt phăng ra khỏi ý
nghĩ Huyền thoại của Sisyphus mà cho đó là một thứ
triết lý hùm-bà-lằn , tào lao thập cẩm (về sau và sau
cái chết của Camus thì Sartre thừa nhận là chân lý qua
bài cáo phó: ‘ …Camus sẽ không bao giờ dừng lại một
trong những năng lực chính ở lãnh vực văn hóa của
chúng ta, không những hôm nay, trong đường lối của ông,
cho lịch sử nước Pháp và của thế kỷ sau này) Nhưng;
nhớ cho văn bản của Camus không phải là luận thuyết
nhưng lại là một tiểu luận nói về tôn giáo, một luận
cứ nhắm mục đích vào tầm nhìn về Thượng đế. Nhìn
nhận rằng nếu như ông đặc xuống cho một trải nghiệm
thuộc về siêu hình thì đó là vấn đề khác, nhưng công
tâm mà nhận xét luận văn này phản phất vào đó như
một tác phẩm nghệ thuật. Vậy thì; trong The Myth of
Sisyphus coi như một hoán chuyển từ hữu thể đến vô
thể, giữa thượng-đế và con-người là một tác phẩm
đầy ấn tượng và gợi cảm; tợ như khuấy động để
có ngọn sóng phổ vào hồn của những tâm hồn cô quạnh,
lạc lõng giữa đời này.
Albert
Camus không biết chi về Thượng đế thời không hiện hữu
–Albert Camus cannot know that God does not exist. Vậy thì Camus
nhìn thượng-đế dưới góc cạnh nào? –Camus minh định
một cách tin tưởng rằng Thượng đế không thể hiện
hữu giữa đời này. Camus đối lập về niềm tin tôn
giáo không có tư duy chủ nghĩa ở đây nhưng có chăng là
niềm tin thụ động trong bản thể con người và ngay cả
Camus. Đặc biệt cho chúng ta nhận ra trong tác phẩm tuồng
như có một sự trả lời đến với Dostoevsky và
Kierkegaard và cả những đối tác với những người lạ
đời; nhờ vào hai tác giả này mới nhận ra sự ngu xuẩn
vô lý của vũ trụ loài người chỉ ôm đầm vào những
gì mạnh tin về những gì bê bối hay dính chùm vào niềm
tin trong Thượng đế. Có thể coi đây là việc làm ‘ngu
xuẩn’ tư duy vu vơ, ngớ ngẫn làm đảo lộn tinh thần
hướng tới Thượng đế; Camus cảm thấy cuộc đời hết
sức vô vị bởi ông không đặc niềm tin vào Thượng đế
hoặc đặc trong một dự tưởng siêu việt ngoại hạng,
bởi; Camus đã nhận rõ mọi thứ trên đời là một đe
dọa lớn lao bởi cái chết. Thành ra ở tập Huyền Thoại
của Sisyphus là một hình ảnh khác thường, cái chết
thường để lại trong sách. Quả vậy! xuyên hẳn vào tác
phẩm của Camus, chẳng hạn trong ‘Người Khách Lạ /
L’Étranger’ và ‘Dịch Hạch / La Peste’ trong tất cả
hình ảnh của nhân loại là hình ảnh con người đọa
đày bắt phải chịu chết. Ở Huyền Thoại của Sisyphus
nói lên cái ‘ngu xuẩn con người / absurd-man’ là con
người đang đi tới lần cái thòng lọng thắt cổ. Theo
Camus cái chết tuồng như đứng chờ ở chặn cuối của
cuộc đời chúng ta đang sống cho một từ chối to lớn,
một hoài niệm của thích khách, một bày tỏ của con
người đau khổ như một công dân tội nghiệp : ‘Mầy
đã thấy trống không, mầy chả có kinh nghiệm những gì
mầy đã nghĩ mầy đã có kinh nghiệm. Mầy đã không
sống’. Camus nói cho chúng ta rằng cái chết chinh phục
chúng ta. Camus tin tưởng cái chết là vấn đề bởi ông
làm việc trong nhận thức thực chất tôn giáo đó là
cuộc đời có một ý nghĩa phải là hoặc là trong đường
lối mở mang và trải rộng (extended). Nhưng không! linh hồn
Camus không mong đợi để được trở về mà chỉ mong
được về với như nhiên trong cái trống không vô cùng.
Hiểu được thì đó là cuộc đời vô vị vô lai –Aware
that life is futile. Và; rồi Camus cảm thấy ở chính ông là
con người xa lạ nơi đây, mô tả cuộc đời ở chính
ông như một thức tỉnh cho ‘một cuộc đời hết sức
ngu ngơ, mờ ảo, bởi vì; trong vũ trụ đột nhiên như
chiếm đoạt hết cả ảo ảnh và ánh sáng, con người
cảm thấy như một kẻ ngoài hành tinh này (alien), một
quái vật lạ lùng’. Ly thân giữa con người và cuộc
đời. Và; từ Pháp đến Algeria như một lưu đày trong
một cảm thức sa mạc gió thổi, bụi bay hỏa mù là cả
một thế giới hư ảo. Kẻ xa lạ hay lưu đày là con
người ngu xuẩn /absurd-man giữa vòng vây vũ trụ. Đó là
nỗi đau của con người ngu xuẩn; Camus tuồng như nghĩ
đến mình trong cái tư thế ngu xuẩn là điều mà ông ta
có thể nhận ra tinh thần hoài hương nhưng không thể
thực thi được mà chỉ là giấc mơ của cái sư mất quê
hương và không thể trở về nơi cố quốc. Trái lại;
Camus không phải là kẻ tha hương quá nhiều như một thi
nhân sầu muộn; trong cảm thức Huyền Thoại của Sisyphus
là một bài ai điếu cho niềm tin –In other words; he is not
a nostalgist so much as an elegist, in a sense; The Myth of Sisyphus
is an elegy for belief. Tâm tư đó Camus dốc lòng để phơi
mở những nghịch lý mà con người phải đối đầu trong
đau đớn, trong hãi hùng đưa tới hoài nghi ngay cả chính
mình. Albert Camus khai thác tận cùng giữa thực và hư,
miêu tả cuộc đời tự nó cũng là miêu tả nó trong một
tình huống hết sức siêu hình, cuối cùng đánh bại tất
cả. Một chọn lựa giữa vai trò, một đề cao cảnh giác
mà cuộc đời tợ như con người bị án; tất cả hoài
niệm đều đi sâu vào tác phẩm của Camus, ngay cả hư
cấu. Nhưng; Sisyphus không phải là tiểu thuyết (novel) mà
lý thuyết cho mối nguy, khó mà tránh khỏi. Trong khi đó
Camus đến và nói cho chúng ta thế nào là cuộc đời với
những gỉ vu vơ, ngốc nghếch. Sisyphus đã biến thành
Sisypheanism; sở dĩ như thế, bời; cái thứ chủ nghĩa là
từ chối để quên đi đâu là Thiên đường, đâu là Điạ
đàng và đâu là lao nhọc của lưu đày và đâu là nơi
con người hướng vể cõi chết –Sisypheanism is refusing to
forget where one is from (Eden), where on toils (exile), and; where
oneis headed (death). Những gì trầm tư trong tư duy Camus
chính là nỗi đau xuẩn ngốc của kẻ tha phương. Con
đường mòn (path) hầu như dài lê thê suốt cả hành
trình. Nhưng; phải có cái ‘nhưng’ cứu rỗi linh hồn
cho một ngày nào trong đời, đứng lên gào ‘tại sao
/why that/ le pourquoi s’elève’ và; từ đó mọi thứ trên
đời bắt đầu trong cái tâm thức ê chề, mệt mỏi bằng
cảm giác nhức nhối với nỗi bàng hoàng –and; everything
begins in that weariness tinged with amazement.
Thành
ra tiểu luận ‘Huyền Thoại của Sisyphus’ chất chứa
một khúc bi thương của con người ngu ngơ trước cuộc
đời, một con người mất nước hóa ra quẫn, lạc lối
đường trần, mất luôn niềm tin ở chính mình để biến
mình thành ‘kẻ xa lạ’, tự thân là ‘lưu đày và quê
nhà’ mất gốc, mất chí hướng, mất tất cả ngồi lại
khóc đời, khóc mình. Ôi! bi thương trong một khung trời
xa xưa huyền bí để được trở về bên ‘huyền thoại
của một thời vang bóng’ Tất cả dưới mắt của
Albert Camus là ảo hóa ‘không bao giờ chấm hết sự đánh
bại / a never-ending defeat’. Để rồi con người ngu xuẩn
(absurd-man) bắt đầu trận chiến. Camus dấn thân để làm
gì?. Dấn thân trong đau khổ tuyệt vọng bằng một lý lẽ
hầu như thương tổn phần nào cho bản thân để nhìn
thấy mình trước cuộc đời; một cuộc đời bi thương
với những tình huống đổi thay và đảo lộn, kể cả
con người.
Phải
lý cái khâu này mới thấy được đôi điều trong tư duy
của Camus: Xem đây! nếu đề xuất của Camus có thể coi
là thông thường thì điều gì Camus phải tái lập lại
trong nỗ lực của kẻ xử sự ẩn dụ ngữ ngôn. Và sự
gì trong lý thuyết ‘Sisypheanism’ lại có cái bức xúc,
giận dữ, tha oán lẫn lộn trong ẩn ngữ? Tại sao?-Không
tại sao cả; mà phải hiểu nó như một siêu lý ‘tính
không’ thời mới đạt tới chân tâm trong lý thuyết
Sisypheanism, còn bằng không thì coi như đi dạo vườn môn
có hồ vịt lội loanh quanh coi chơi cho vui: giữa muôn
trùng bao la vi diệu hay giữa ta bà thế giới vu vơ, ngớ
ngẩn; để rồi có kẻ đứng ngoài vòng cương tỏa của
văn chương không hiểu chi mô răng rứa la toáng lên sao
ông này ông nọ văn với võ hùm bà lằn, bầu cua cá cọp,
vung vãi chữ nghĩa không ai hiểu nổi, dịch thuật lung
tung xèn. Ụa! lạ chưa; đời thế đấy. May thay tiên sinh
Bùi Giáng để lại đôi điều với đời mà hóa giải
cho kẻ ngu xuẩn này cũng như Camus đụng phải Dostoevsky
và Kiekergaard thời từ đó mới mạnh dạng viết lên cái
thuyết Sisypheanism. Và tại sao Albert Camus lại đưa dẫn
cái chuyện đội đá vá trời của thần thoại Hy Lạp
làm chủ đề cho luận thuyết nầy? Nó có cái lý của
nó: ông vua tham vọng xứ Corinth kết tội bởi lăn đá,
đá lăn lên đồi mà không lăn xuống đồi. Vậy thì
Camus đi ngược thế gian hay thế gian đi ngược hay ngược
bởi con người ngu xuẩn (?). Đó là vấn đề!
Cho
nên chi cũng trong lý thuyết ngữ ngôn văn chương về thực
tế vốn đã có một sự vật lộn, đấu tranh hơn thua
cũng như thực tế con người là phải sống thế. –Into
the literalism of actual struggles; as actual people might live them.
Sở dĩ Camus xử dụng từ ngữ ‘literalism’ là cố giữ
cho bằng được cảm thức của nhà văn khi viết chính
xác những gì thay thế vào điạ hạt văn chương và nghệ
thuật cho một thứ văn chương rành rõi (versed in
literature), pha lẫn vào đó một triết lý nhân văn giữa
tình và lý và cho một cuộc cánh mạng tư tưởng lâu
dài; đối đầu giữa chủ thể và tha thể mà chính sự
cớ đó không chỉ những gì thuộc về một thứ ngữ
ngôn ẩn dụ mỗi khi nói đến đấu tranh giai cấp của
cái thời ‘bao cấp’ ngây ngô dại dột với những gì
mà tác giả muốn nói ‘phản kháng, tự do, đam mê ngu
xuẩn’. Dựa trên cơ sở đó cho một yêu cầu, đòi hỏi
của Kierkegaard và Dostoevsky một sự gì mà cả hai đưa ra
trong đó chứa một thứ kệch cỡm, lố bịch, nghịch lý
đằng sau cánh cửa tôn giáo để tạo nên cảnh hãi hùng
của thế giới; là những gì chứng cớ đầy đủ cho
Camus đi tới chối từ. Một đột xuất cho trọn nghĩa:
‘nhảy bung lên của vô tận ngàn sau / tremplin d’éternité’.
Khó
khăn của Albert Camus là đề xuất cho một sự bùng dậy
giữa lúc này, tuồng như Camus chỉ miêu tả cuộc đời ở
tự nó mà trong đó cái không cần phải lập đi, lập lại
nhiều lần cùng một ý tứ trong nghĩa khác.
Thiên
tính bẩm sinh với ngữ ngôn nơi con người Camus là những
gì sáng tỏa và những gì hết sức phi lý, ngớ ngẩn,
ngu ngơ; sự đó coi như phi thường, ít ai trong đời nói
lên như thế. Chỉ có Albert Camus mà thôi.
Trong
tập tiểu luận Huyền Thoại của Sisyphus / The Myth of
Sisyphus của Albert Camus gồm có 6 tiểu luận khác nhau.
Trong Huyền Thoại của Sisyphus. A. Camus có những đoạn
luận như sau:
* Lý
sự Ngu xuẩn / An Absurd.
* Con
người Ngu xuẩn / The Absurd Man.
* Tạo
dựng Ngu xuẩn / Absurd Creation.
* Huyền
thoại của Sisyphus.
Tiểu
luận: Huyền Thoại của Sisyphus (1942) là một trong những
luận đề thuộc triết học. Cả hai văn bản dẫn ở
trên minh định cho một lý giài ‘sự ngu xuẩn / The
Absurd’ một đối kháng giữa lòng ao ước của nhân loại
cho một sự hữu lý chỉ kết hợp lại để phô diễn
hai bề mặt trong và ngoài của con người qua nhận thức
của lý trí và cũng là cốt tủy của sự kình địch lẫn
nhau; cho một vũ trụ vô nghĩa lý -./.
ĐỌC THÊM:
- Albert Camus (I): Tinh thần Phản kháng.
- Albert Camus (II): Thần thoại của Sisyphus.
- Albert Camus (III): Qua vai trò của Người nghệ sĩ.
- Người Khách lạ của A. Camus. võcôngliêm dịch từ bản Anh/Pháp ngữ.
Những văn bản trên hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.
VVM.28.12.2024.
ĐỌC THÊM:
- Albert Camus (I): Tinh thần Phản kháng.
- Albert Camus (II): Thần thoại của Sisyphus.
- Albert Camus (III): Qua vai trò của Người nghệ sĩ.
- Người Khách lạ của A. Camus. võcôngliêm dịch từ bản Anh/Pháp ngữ.
Những văn bản trên hiện có ở một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo điạ chỉ đã ghi.