LOUIS ARAGON
Louis Aragon (1897-1982) là nhà văn, nhà thơ lớn của Pháp, sinh tại Paris ngày 3-10-1897
trong một hoàn cảnh éo le, không biết bố là ai (ông là con ngoài giá thú của Louis Andrieux và Marguerite).
Lúc đang học năm thứ nhất ngành Y ở Paris, ông bị động viên vào lính (1917) trong cuộc Đệ nhất thế chiến (1914-1918) “Trước ngày ông lên đường nhập ngũ, người chị nuôi ông lâu nay, Marguerite, chợt gọi ông lại thông báo một bí mật ghê gớm về nguồn gốc xuất thân của ông: bà chính là mẹ đẻ của ông. Aragon chết lặng trong uất hận và thương mến, sung sướng và đớn đau. Ông cảm thấy mình như vừa được chết, được tái sinh, ôm chặt lấy mẹ như ôm một chiếc phao cứu sinh trên biển cả” (T.M.H.). Khi cuộc chiến chấm dứt (1918), ông được giải ngũ tháng 6 năm 1919. Cuộc chiến để lại cho ông những ấn tượng nặng nề. Ông đến với chủ nghĩa Đa đa nổi loạn (Dadaïsme) (1) rồi chủ nghĩa Siêu thực (Surréalisme). Trong thời gian này, ông cho xuất bản tập thơ Feu de joie (Lửa vui, 1919), tiểu thuyết Anicet ou le Panorama (A-ni-xê, 1921), Le paysan de Paris (Gã dân quê Paris, 1926).
Năm 1927 ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp (2) và tích cực tham gia các hoạt động báo chí. Năm 1928 ông gặp Elsa Triolet, một cô gái Liên Xô gốc Do Thái mà sau này trở thành bạn văn rồi bạn đời của ông và đưa ông đến với lý tưởng cách mạng. Elsa là chị của Lilya Brich, vợ của nhà thơ Nga nổi tiếng Vladimir Maïakovsky. Bản thân Elsa cũng là một nhà văn nổi tiếng. Sau này, trong sáng tác, Aragon thường hay nhắc đến Elsa, ông coi như mình được tái sinh từ tình yêu Elsa.
Năm 1930 ông sang Liên Xô dự Đại hội Quốc tế các nhà văn cách mạng ở Kharkov (nay thuộc nước Cộng hòa Ukraina). Về nước, ông xuất bản cuốn Hourra l’Oural (Hoan hô Oural, 1934) và những tiểu thuyết đầu tiên của bộ Thế giới thực tại (Le monde réel) gồm Les Cloches de Bâle (Chuông thành Bâle, 1934) Les Beaux Quartiers (Những khu phố đẹp,1936) Les communistes (Những người Cộng sản, 6 tập – 1949-1967) v.v...
Năm 1939 cuộc Đệ nhị thế chiến bùng nổ. Vì là cựu quân nhân, ông bị gọi tái ngũ mặc dù lúc ấy ông đã 42 tuổi. Đến đầu năm 1941 ông được giải ngũ. Thời gian này ông cho ra mắt các tập thơ Le Crève-Cœur (Nát lòng, 1941), Les yeux d’Elsa (Đôi mắt Elsa, 1942), Les yeux et la mémoire (Đôi mắt và trí nhớ, 1951) thể hiện lòng yêu nước và sự quay về với những đề tài tình yêu cổ điển.
Ngoài thơ ca, Aragon còn là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm có giá trị về
những vấn đề của văn hóa hiện đại: Servitude et Grandeur des Français (Nhục và vinh của người Pháp, 1945), La Semaine Sainte (Tuần Thánh, 1958), Blanche ou l’oubli (Blăng-sơ hay lãng quên, 1967), Théâtre/Roman (Sân khấu/Tiểu thuyết, 1974), Le mentir-vrai (Dối mà thật) v.v... Ông là một trong những tên tuổi lớn nhất của văn học Pháp.
Aragon chia tay thế giới hiện thực để đi vào cõi vĩnh hằng một ngày mùa đông cuối năm 1982 (24-12), thọ 85 tuổi, nhưng những câu thơ lãng mạn, trữ tình, những dòng văn tinh tế, sâu sắc của ông đã đi sâu vào lòng người và đưa tên tuổi ông trở thành một đại văn hào thế giới ở thế kỷ XX.
ELSA TRIOLET
Elsa Triolet (1896-1970)
nữ văn sĩ Pháp, người Nga gốc Do Thái, sinh ở Moskva ngày 25-9-1896, lớn hơn Aragon một tuổi.
Cuối năm 1928 bà quen Aragon tại Paris rồi trở thành người bạn văn, người vợ và người bạn chiến đấu của Aragon.
Chính bà đã đưa Aragon sang Liên Xô lần đầu tiên và giúp ông hiểu biết đất nước của Lénine.
Bà đã viết bằng tiếng Pháp nhiều truyện ngắn, truyện dài.
Tác phẩm đầu tay xuất bản tại Paris năm 1938 là cuốn Bonsoir Thérèse (Thérèse, xin chào!).
Sau đó bà viết những cuốn Mille regrets (Ngàn điều hối tiếc, 1941), Le Cheval blanc (Con ngựa trắng,1942), Les Amants d’Avignon (Những người tình Avignon, 1943). Cuốn Le Premier Accroc coûte 200 francs (Vướng mắc đầu tiên tốn 200 quan, 1944) được giải thưởng Goncourt.
Sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc (1945), bà cho xuất bản những cuốn tiểu thuyết Le Cheval Roux (Con ngựa hung, 1953), Le Rendez-vous des Etrangers (Cuộc hò hẹn của những người khách lạ, 1956), Roses à crédit (Hoa hồng mua chịu, 1959) , Le Rossignol se tait à l’aube (Chim họa mi im tiếng lúc bình minh, 1970) v.v...
Những tác phẩm của bà xuất bản trong thời kỳ Đệ nhị thế chiến góp phần vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng của nhân dân Pháp.
Sau này, khi đã lớn tuổi, bà viết về những vấn đề có tính cách xã hội và nhân văn như thảm họa hạt nhân, đạo đức của con người,, tình yêu, sự sống và cái chết. Có điều lạ là bà không viết gì về mối tình của bà với Aragon, phải chăng bà cho rằng Aragon viết thế là quá đủ? Sách của bà được độc giả Pháp đương thời rất ưa chuộng.
Bà qua đời ngày 16-6-1970, thọ 74 tuổi, để lại niềm đau xót và tiếc thương vô hạn cho Aragon.
CHUYỆN TÌNH CỦA LOUIS ARAGON
Elsa không phải là mối tình đầu của Aragon. Trước đó ông đã có những người yêu nhưng không mối tình nào đi đến kết quả.
Một buổi tối đầu tháng 11 năm 1928 ông gặp Elsa lần đầu trong một quán rượu ở Montparnasse. Elsa Triolet đến với Aragon như một làn gió mới, một luồng ánh sáng tuyệt vời rọi vào tâm hồn đang tăm tối của ông. Ông thực sự trở thành nhà thơ kể từ khi gặp Elsa mặc dù trước đó ông đã xuất bản nhiều thơ Dada và siêu thực.. Trong cuốn Le mentir-vrai ông viết :“Tình yêu là chói chang ánh sáng”. Thật vậy, trong bao năm qua, ông đắm mình trong đêm tăm tối của thơ Dada và siêu thực, cố vùng vẫy để thoát ra cái vũng lầy ấy nhưng vô vọng. Gặp Elsa, ông thấy cuộc đời mình lật sang một trang mới, rũ bỏ tất cả cái quá khứ tối tăm để lên đường lao vào ánh sáng. Từ đây thơ ông tràn ngập niềm vui và chứa chan hy vọng.
Elsa đã giúp ông tái sinh, một cuộc tái sinh lớn nhất trong đời Aragon như ông đã viết:
Anh quả thật đã sinh từ môi ấy,
Cuộc đời anh khởi sự tự em đây
Dưới mắt ông, Elsa là thiên thần, là hoàn hảo, là tuyệt mỹ, nhưng ông không cho biết gì về chân dung Elsa ngoại trừ đôi mắt,
đôi bàn tay và mái tóc. Đôi mắt xanh thẳm khôn cùng của những thảo nguyên Nga vô tận đã làm ông say đắm, đôi bàn tay xinh xắn với mười
ngón dài thon thả làm xao xuyến giấc mơ ông.
Mắt em sâu, anh nghiêng mình uống cạn,
Ánh dương hồng rực rỡ sáng gương soi.
Trong giếng mắt trầm thân người tuyệt vọng,
Sững sờ tôi trí nhớ bỗng xa rời (3).
(Đôi mắt Elsa) Vương Hải Đà dịch
Ông khẩn cầu Elsa cho ông đôi bàn tay, đôi bàn tay đã từng đi vào giấc mơ ông, đôi bàn tay đã giúp ông quên đi nỗi ưu phiền tuyệt vọng,
đôi bàn tay đã cứu vớt đời ông:
Hãy cho anh bàn tay nhiều lo lắng,
Ngón tay mềm xao xuyến giấc mơ anh.
Niềm mơ ước trong đêm dài quạnh quẽ,
Đôi tay ngà cứu vớt cuộc đời anh (4).
(Bàn tay Elsa)
Cái hình ảnh Elsa ngồi trước gương soi đẹp biết bao, nàng dịu dàng chải mái tóc vàng tơ kiêu kỳ, lộng lẫy, bàn tay nhẫn nại của
nàng như kiên trì giập lửa:
Ngay giữa hồi bi kịch của ta đây
Một ngày dài ngồi bên tấm gương soi
Nàng chải miết mái tóc vàng rực rỡ
Bàn tay nàng như kiên trì giập lửa (5).
(Elsa ngồi trước gương)
Thơ ca của Aragon viết cho tình yêu là như thế. Nhà văn Jean Sur viết trong cuốn Aragon, le réalisme de l’amour (Aragon, tính hiện thực của tình yêu) như sau :“Nếu thơ ca cần thiết cho tình yêu thì cũng gần gần như cơ thể cần cho tình yêu vậy”.
Aragon nhớ lại khi chưa có Elsa. Đó là những năm tháng vật vờ, buồn tênh, cô đơn giữa bạn bè, chán chường trong tình ái, nổi loạn
nhưng tuyệt vọng, có sống mà như không sống, có lúc ông đã toan tự tử (6):
Tôi đã gặp ở trên Cầu Mới
Bóng hình xưa của bản thân tôi.
Đôi mắt dành cho lệ tuôn rơi,
Đôi môi dành cho lời nguyền rủa.
Ông nhớ lại hình ảnh của mình thời niên thiếu, một đứa trẻ luôn sợ sệt, có lẽ sợ sệt từ lúc chưa ra đời vì ông nghĩ rằng mình mồ côi
cả cha lẫn mẹ từ lúc mới hiện diện trên cõi đời này:
Tôi đã gặp ở trên Cầu Mới
Có vẻ như trước lúc ra đời
Một đứa trẻ luôn luôn sợ sệt,
Bóng ma thời niên thiếu của tôi.
Vì thế khi gặp Elsa ông coi như là một cuộc tái sinh cũng không phải là chuyện lạ. Trong bài thơ Tình yêu không phải chỉ một từ suông ông nói lên nỗi bàng hoàng khi gặp Elsa và không hiểu sao một kẻ có trái tim ốm yếu nhợt nhạt như ông mà vẫn có thể rung cảm trước nàng. Elsa chẳng khác nào ánh nắng rọi vào cửa sổ.
Ông ví đời ông như một trái cây bị sâu ăn ba mươi năm một nửa, còn một nửa kia ba mươi năm sau ông trả cho Elsa để nàng cắn ngập răng
vào (7):
Ngày gặp em mới thật có đời anh,
Em đã chặn lối điên cuồng thê thảm.
Em đã chỉ cho anh vùng tươi thắm
Chỉ nảy mầm khi ý tốt gieo lên.
Thế là Elsa đã hiện diện trong nhiều tiểu thuyết của ông và chiếm lĩnh thơ ông. Vậy ảnh hưởng của bà đối với cuộc đời và sự nghiệp
văn chương của ông như thế nào thì đã rõ.
_____________________________________
(1) Dada: một chủ nghĩa mang tính chất nổi loạn, đả phá các giá trị truyền thống, chống chiến tranh, chống lại những giá trị
xã hội và thẩm mỹ.
(2) Aragon là tác giả câu thơ “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng”
(Trong bài “Nhà thơ tặng Đảng của mình” ).
(3)Nguyên văn một khổ thơ trong bài Đôi mắt Elsa (Les yeux d’Elsa) :
Tes yeux sont si profonds qu’en me penchant pour boire
J’ai vu tous les soleils y venir se mirer
S’y jeter à mourir tous les désespérés
Tes yeux sont si profonds que j’y perds la mémoire.
(4) Nguyên văn một khổ thơ trong bài Đôi bàn tay Elsa (Les mains d’Elsa):
Donne-moi tes mains pour l’inquiétude
Donne-moi tes mains dont j’ai tant rêvé
Dont j’ai tant rêvé dans ma solitude
Donne-moi tes mains que je suis sauvé.
(5) Nguyên văn một khổ thơ trong bài Elsa ngồi trước gương (Elsa au miroir):
C’était un beau milieu de notre tragédie
Et pendant un long jour assise à son miroir
Elle peignait ses cheveux d’or je croyais voir
Ses patientes mains calmer un incendie.
(6-7) Theo Phùng Văn Tửu.
VVM.26.9.2024.
Cuộc đời anh khởi sự tự em đây
Ánh dương hồng rực rỡ sáng gương soi.
Trong giếng mắt trầm thân người tuyệt vọng,
Sững sờ tôi trí nhớ bỗng xa rời (3).
(Đôi mắt Elsa) Vương Hải Đà dịch
Ngón tay mềm xao xuyến giấc mơ anh.
Niềm mơ ước trong đêm dài quạnh quẽ,
Đôi tay ngà cứu vớt cuộc đời anh (4).
(Bàn tay Elsa)
Một ngày dài ngồi bên tấm gương soi
Nàng chải miết mái tóc vàng rực rỡ
Bàn tay nàng như kiên trì giập lửa (5).
(Elsa ngồi trước gương)
Bóng hình xưa của bản thân tôi.
Đôi mắt dành cho lệ tuôn rơi,
Đôi môi dành cho lời nguyền rủa.
Có vẻ như trước lúc ra đời
Một đứa trẻ luôn luôn sợ sệt,
Bóng ma thời niên thiếu của tôi.
Em đã chặn lối điên cuồng thê thảm.
Em đã chỉ cho anh vùng tươi thắm
Chỉ nảy mầm khi ý tốt gieo lên.
_____________________________________
(1) Dada: một chủ nghĩa mang tính chất nổi loạn, đả phá các giá trị truyền thống, chống chiến tranh, chống lại những giá trị xã hội và thẩm mỹ.
(2) Aragon là tác giả câu thơ “Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng” (Trong bài “Nhà thơ tặng Đảng của mình” ).
(3)Nguyên văn một khổ thơ trong bài Đôi mắt Elsa (Les yeux d’Elsa) :
Tes yeux sont si profonds qu’en me penchant pour boire
J’ai vu tous les soleils y venir se mirer
S’y jeter à mourir tous les désespérés
Tes yeux sont si profonds que j’y perds la mémoire.
(4) Nguyên văn một khổ thơ trong bài Đôi bàn tay Elsa (Les mains d’Elsa):
Donne-moi tes mains pour l’inquiétude
Donne-moi tes mains dont j’ai tant rêvé
Dont j’ai tant rêvé dans ma solitude
Donne-moi tes mains que je suis sauvé.
(5) Nguyên văn một khổ thơ trong bài Elsa ngồi trước gương (Elsa au miroir):
C’était un beau milieu de notre tragédie
Et pendant un long jour assise à son miroir
Elle peignait ses cheveux d’or je croyais voir
Ses patientes mains calmer un incendie.
(6-7) Theo Phùng Văn Tửu.