S
áng nay bầu trời của thành phố Pleiku đẫm sương mù , thời tiết se lạnh và mưa bay lất phất. Trên chiếc xe nhỏ, hai chúng tôi đi trên đường quốc lộ 19, qua khỏi đèo Mangyang, trời hửng nắng, đến khi qua khỏi đèo An Khê thời tiết bắt đầu thay đổi, nắng chói chang và nóng vô cùng. cái nắng nóng mùa hè gay gắt của xứ đồng bằng rất khó chịu
Hôm nay vợ chồng chúng tôi đi Huế, Quảng Trị để trao một số quà của các bạn nước ngoài gửi về giúp đở những bạn khó khăn, những quả phụ nghèo túng, có một số vốn để sinh sống. Đây là tấm lòng từ thiện của các đồng đội ở bên kia đại dương. Trên con đường dài tít tắp, chúng tôi đi qua. Đây đất Tây Sơn quê hương của người anh hùng áo vải Nguyển Huệ, đã đánh đuổi quân Thanh, giành lại độc lập cho dân tộc, với những trận đánh lẫy lừng Hà Hồi, Ngọc Hồi....mùa xuân năm Kỉ Dậu vang danh sử sách. Qua bao nhiêu cánh đồng bát ngát xanh tươi, với những ruộng lúa mơn mởn , có những cánh cò trắng bay chấp chới giữa khung trời, qua các thị trấn đông vui Đây chợ Bình Định có phiên năm ngày một lần, bán đủ thứ không thiếu một vật gì, đó là tục lệ có từ xa xưa, nơi đây còn là quê hương của những nhà thơ văn nổi tiếng, thêm mấy cây số nữa là Đập Đá nổi tiếng rượu Bàu Đá, uống vào một ly dù có tửu lượng khấm khá cũng chếnh choáng hơi men. Đây rồi Gò Găng nơi sản xuất nón Gò Găng, còn gọi là nón ngựa, chiếc nón làm rất kỉ, lá xếp sát vào nhau, với những mủi kim chỉ tỉ mỉ, khéo léo, trên chóp có chùm dây ngủ sắc, bên trong những nan tre nhỏ nhắn, đan chéo vào nhau và có thêu rồng phụng rất đẹp,
Đến Bồng Sơn xứ dừa mát rượi, những con đường phần nhiều chẳng có bóng nắng xuyên qua. Tôi nhìn lên con sông Lại Giang, từ trên xa, tre hai bên bờ rũ ra lấn dòng sông, mùa này cát nổi lên choán hết diện tích nước, nhìn những bãi cát vàng , tôi nhớ lại ngày xưa, lúc ấy tôi mới mười hai tuổi, tôi thường ra sông cào hến, bắt ốc về nấu canh, nấu cháo. Ôi! Cái thời kháng chiến đi tản cư đó, tuy đã xa rồi, xa thật xa nhưng luôn ám ảnh trong tâm trí tôi không bao giờ phai nhoà.
Đến thị trấn Sa Huỳnh, tôi phóng tầm mắt về phía biển khơi, nước và sóng nhấp nhô trong gió, rồi đến một một dãy ruộng muối trãi dài, muối trắng tinh,
Quảng Ngãi xứ đường kẹo bạch nha, đường phổi, nơi đây là vựa mía của cả nước, Đây rồi Tam Kỳ có quán cơm gà nổi tiếng hơn nửa thế kỉ, chúng tôi vào ăn, nhưng bây giờ không ngon bằng trước kia, thịt gà không thơm và ngọt, chắc do môi trường sống của tất cả súc vật, Đến Đà Nẳng một thành phố lớn có hạng của đất nước, thành phố được năm trong vùng biển, có con sông Hàn xanh mướt chảy qua với năm cây cầu duyên dáng rất hiện đại.
Qua hầm Hải Vân, trước mắt tôi vỡ oà một khung cảnh, trời mây trùng điệp, tôi nhìn xa xa về phía Đông, nơi ấy là cảng Chân mây, nhìn xa hơn nữa thấy đất trời rất gần nhau Qua đèo Phú Gia, rồi đến đèo Phước Tượng, lòng người đã cảm nhận khung trời xứ Huế mộng mơ, xung quanh làng mạc, cây cối êm đềm. tôi nhìn con phá Tam giang rộng lớn, bổng nhớ đến câu ca dao
Thương anh em cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
Qua bao địa danh quen thuộc, Truồi, Nong, Phú Bài, lòng tôi nôn nao trông mau đến Huế, để anh gặp những người bạn , những người bạn đã cùng anh trên một chiến tuyến năm xưa
Chúng tôi đến nhà anh chị Oanh trước, nơi đây chị Vấn đã đợi sẳn, nhìn chị Vấn ốm yếu nhỏ nhoi, thân cò lặn lội, đạp xe đi bán nhang khắp phố phường, đây đó, lòng tôi dậy lên bao nỗi thương cảm xót xa.
Còn anh Oanh, với con người xanh xao gầy ốm, với bệnh nan y, anh vẫn vui cười, đón chờ một ngày nào đó rất gần, rất gần... Anh sẽ không còn trên cõi đời này nữa, nhưng tôi biết trong sâu thẳm trái tim anh, trong ánh mắt của anh, ẩn chứa một nỗi buồn, một nỗi lo, một nỗi sợ cho ngày mai, không biết mình sẽ ra đi vĩnh viễn lúc nào . Để lại bao đau thương tang tóc cho người bạn đời đã gắn bó cùng anh những năm tháng dài vất vả, chia sẻ cùng anh những mặn nồng đằm thắm của tình nghĩa vợ chồng, suốt mấy chục năm qua
Tối hôm ấy tôi về nhà thờ thắp hương ông bà, nhìn ảnh ba chồng tôi, người cha vui tính không bao giờ làm phiền ai dù là việc nhỏ. ông luôn luôn nhiệt tình giúp đỡ mọi người trong gia đình và ngoài xã hội
Nhìn ảnh mẹ chồng tôi , người mẹ hiền từ đầy lòng bao dung của tôi, người đã vất vả suốt cuộc đời vì con cái, dâu rễ, chẳng bao giờ quảng ngại khó khăn, đôi mắt tôi cay cay nhớ đến người, mới ngày nào đây, mà giờ đã ra người thiên cổ
Sáng hôm sau chúng tôi đi Quảng Trị, cách thành phố Huế năm mươi hai cây số về phía Bắc. Xe chạy trên con đường mà cách đây rất lâu, đó là năm 1972, một mùa hè đỏ lửa, con đường này là đại lộ kinh hoàng, xác người chết la liệt, hai bên bờ đường, Chúng tôi đến nhà anh chị Thí bạn cùng khoá với anh, hai người đều đã trên bảy mươi, sức khoẻ tương đối ổn. Chúng tôi dạo quanh thành phố, hôm nay đã đổi mới rất nhiều, phố xá tấp nập bán buôn. chúng tôi đến thành cổ nằm bên bờ sông Thạch Hãn hiền hoà, nước trong xanh, tôi nhìn cổ thành im ắng mà nhớ đến trận chiến tám mươi mốt ngày đêm mùa hè năm 1972, biết bao nhiêu xương máu của những chàng trai trẻ hai bên, đã bỏ mình nơi này, để lại bao đau thương tang tóc cho người thân yêu ở lại, chia lìa bao gia đình mái ấm nhà êm. Tôi đã bàng hoàng rơi nước mắt khi đọc được một bức thư đã ố vàng ( trên mạng ), vì anh biết thế nào cũng chết, khi mà hàng ngàn tấn bom đổ xuống cổ thành. Người lính viết để vĩnh biệt gia đình có người vợ trẻ mới cưới bảy ngày , người mẹ tảo tần và các em thơ Lòng tôi bổng nao nao một cảm giác buồn buồn, tôi nhắm mắt lại mà nghe như âm vọng đâu đây, những anh linh đang than oán trong gió giữa ngàn mây
Về lại Huế, chúng tôi đến nhà anh chị Cẩn. Vừa bước vào nhà, thấy chị Cẩn ông xã tôi đã thốt lên
Cô gái nữ sinh Đồng Khánh kia ơi!
Cô đi về đâu tan buổi học rồi
Cô xuôi Đập Đá hay về Nam Giao.....( Thu Hồ ).
Anh Cẩn đã bị liệt một chân, một tay. Anh ngồi đó buồn bả, đôi mắt như mơ về miền quá khứ xa xăm Nhìn con người không toàn vẹn của anh, tôi câm lặng, nhói đau, tôi mơ màng hình dung những chàng trai tuấn tú năm xưa, giờ đây chỉ là tấm thân tàn tạ, dòng đời đã nghiệt ngã với những anh linh chiến thuở nào. còn đâu người chơi đàn violon rất tuyệt Còn chị Cẩn thì lẩn thẩn, nhớ lại thời gian đẹp nhất của tuổi học trò, của thời áo trắng mộng mơ, thuở ấy chị đẹp lắm, cô gái nữ sinh Đồng Khánh, ngày ấy, trong môt đêm văn nghệ của trường chị đã đóng vai nàng tiên ngủ trong rừng, khi thức dậy múa hát. Nhìn chị múa hátj lòng tôi bổng xốn xang, cảm xúc dâng tràn, tâm tư chị đã chở nặng quá khứ. Tôi ái ngại nhìn anh chị mà không nói nên lời. cảm xúc này tiếp nối cảm xúc khác miên man, miên man....
Chia tay anh chị Cẩn, lòng còn nặng trĩu xót xa . Chúng tôi đến nhà anh chị Mai, không có chị ở nhà, tôi bắt gặp anh ngồi đó nhìn mông lung, nhìn cái màn đêm đen tối gần nửa thế kỉ qua, ( anh bị mù từ năm 1968 ) trên nét mặt anh mang đầy u uất, tôi thấy hôm nay anh ốm hơn lần trước, cách đây mấy tháng mà tôi đã gặp và anh cũng buồn hơn, nhìn anh tôi như đọc được nỗi buồn sâu lắng chất chứa tận đáy tim, qua những năm tháng dài Thời gian qua đi, có còn gì, có chăng là tuổi đời chồng chất, nỗi đau lắng đọng, tâm tư chất ngất buồn phiền, có mấy ai sống một cuộc đời trọn vẹn, từ khi sơ sinh đến thuở bạc đầu. Nhưng nhìn các anh, các chàng trai tuấn tú năm xưa, tràn đầy sức sống, giờ chỉ còn là các ông già cằn cổi, ốm yếu xanh xao, ai cũng đã qua tuổi thất thập, nhất là chi Cẩn, một hoa khôi của lớp thuộc trường Đồng Khánh thuở nào, Bổng dưng tâm tư tôi như có một mối cảm thương gần gủi, muốn sẻ chia cùng chị, muốn làm một việc gì đó giúp chị, nhưng mà" lực bất tòng tâm " đôi mắt tôi rưng rưng, ngậm ngùi trong câm lặng
Chúng tôi cho xe chạy theo bờ thành, qua con đừờng Đoàn thị Điểm, ngập tràn hoa phượng thắm. Hoàng thành vẫn với vẻ uy nghiêm lặng lẽ, nhưng nơi này đã qua hai trận đánh nhau khiếp vía kinh hồn. Đó là ngày kinh đô thất thủ 1885 và trận Mậu Thân 1968. Để dành nhau hoàng thành, biết bao chàng trai đã hy sinh xương máu của mình, mất mát đau thương còn in dấu lại ngàn sau và ngàn sau nửa. Khi đi ngang qua kì đài Ngọ Môn , tôi chạnh nhớ lại hình ảnh những người chiến sĩ năm nào....
Tôi trở về con đường Huỳnh Thúc Kháng xưa, ngang qua nhà mà tôi đã ở cách đây gần nửa thế kỉ, lòng tôi lại bồi hồi rung cảm, dòng sông Đông Ba hôm nay nước trong veo, im lìm không có sóng, bên kia sông là chùa Diệu Đế, tôi nhìn thấy cổng tam quan ẩm mốc rêu mờ, Có cây cầu Đông Ba mới xây trắng xoá mới mẻ rất đẹp, nhưng tôi vẫn nhớ cây cầu xưa, nơi đã in dấu bao kỉ niêm của tuổi thơ tôi
Thấy thì giờ còn sớm, còn đợi đứa cháu nội đi thăm bạn, chúng tôi chạy qua đường Trịnh Công Sơn, con đường mang tên người nhạc sĩ tài hoa của xứ Huế thơ mộng, con đường này ngắn thôi nhưng mà rất đẹp, nó nằm sát bờ sông Hương, hôm ấy là buổi sáng đầy nắng vàng, nắng lung linh chiếu qua các cây, hoa cỏ bên bờ sông, cùng với hai hàng cây còn non dại, tuy chưa có hoa, nhưng cũng gieo vào lòng người nhiều cảm xúc lâng lâng triều mến, phía bờ sông có rất nhiều thuyền rồng neo đậu, đợi chờ du khách dạo trên sông Hương. Nhìn những con thuyền, tôi muốn đi dạo một vòng trên sông Hương, để thưởng thức vẻ đẹp của hai bên bờ sông, lênh đênh giữa dòng sông nước, ngắm mây trôi bồng bềnh và bầu trời xứ Huế, mộng mơ, mà đất trời và thiên nhiên đã ban tặng. Nhưng thì giờ quá eo hẹp tôi không thể, thôi đành hẹn lần sau.... - /.