Q
uân Vương, ngài đi theo lối này! -Ngọc Ân chạy vào bãi mía gần Ao khách, nói thì thào sợ có người nghe thấy:Ở đây, không ai biết được đâu. Dù trong cơn bĩ cực Bình Định Vương cũng kịp hỏi nàng một câu, cuộc đời chiến chinh nằm gai nếm mật, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng mà không khỏi rụt rè trước người thôn nữ trinh trắng:- Nàng là ai mà cứu mạng ta?
- Quân Vương, ngài ngồi im ở đây... Bọn giặc đi rồi thiếp sẽ quay lại. Nói đoạn nàng men theo chiều vạt mía chạy ra giếng múc nước vào đôi nồi đất đưa đòn gánh như chuẩn bị gánh nước về nhà. Một đoàn người ngựa của giặc xộc đến. Tiếng nói xa lạ xổ ra từ cái miệng phủ đầy râu. Một tên ăn mặc rườm rà, dáng xun xoe, có lẽ là người Việt, chạy đến giằng lấy quang gánh, làm cho chiếc nồi đất buột xuống vỡ bộp, nước chảy lênh láng.
- Con tiện nữ, có thấy quân phiến loạn ở đâu không?
Một phút giật mình hoảng sợ, cô thôn nữ bộ mặt tái mét nói không ra lời: Ai kia thưa quan lớn? Ta hỏi nhà ngươi, có thấy bọn phiến quân mặc áo vải chạy qua đây không. Chỉ đúng quan sẽ thưởng tiền. Y cầm xâu tiền xủng xoẻng muốn quăng vào mặt cô thôn nữ. Tiếng 'hảo lớ" toát ra từ miệng tên quan có chùm râu che kín miệng - Quan lớn Trung Nguyên nói sẽ thưởng cho mày nếu chỉ cho ngài nơi ẩn nấp của phiến quân ở đâu. Nếu giấu diếm cho bọn giặc thì sẽ thế này. Tên Việt gian làm điệu bộ cứa tay vào cổ.
Trong đám mía bên bờ Ao khách, Quân Vương nghe được lời đối đáp của bọn giặc Minh và cô thôn nữ. Một chút hoài nghi lóe lên trong óc ngài. Lẽ nào người con gái thôn dã lại bán đứng ta vì những đồng tiền kia. Ôi chao, con người vì cái lợi cũng có thể dám làm điều ti tiện. Huống chi, bao năm bị bọn giặc kìm kẹp, đè nén người dân không được miếng cơm manh áo. Ngài chợt nhận ra nét mặt của cô thôn nữ nói với ông mà vẫn ngượng ngùng so vai cố che lấy khuôn ngực hở ra vì tấm áo rách. Có nói không nào, tiếng quát tháo của bọn giặc... Đằng nào sống chết cũng có mệnh. Làm một đấng nam nhi lẽ nào
lại làm ngơ để cho quân giặc hà hiếp dân lành. Bình Định Vương, tay nắm chặt đốc kiếm,
ngài toan nhảy ra cho tụi giặc biết tay. Tiếng quan cận thần nói đủ cho ngài nghe: "Thưa Bình Định
Vương, đâu phải lần đầu quân giặc sách nhiễu dân lành... Chính
lệnh bà và các cô cậu cũng bị bọn giặc bức hại... Xin hãy nén chịu,
vì nghĩa lớn xin ngài nén chịu... Tiếng quát tháo của bọn giặc làm náo loạn
cả cỏ cây. Tôi chỉ thấy vài người theo lối này. Có đúng không, tên Việt
gian quát tháo ầm ĩ. Dạ đúng ạ. Bình Định Vương cùng tùy tùng ngồi im lặng
chờ đợi. Tiếng vó ngựa khua xa dần, xa xa. Tiếng bước chân lao xao như tiếng lá mía.
- Quân Vương, chúng chạy đi mất rồi ngài ra đi! - Tiếng thiếu nữ ngọt ngào như tiếng mía.
Ngài quỳ sụp làm cô gái hoảng sợ: Thề có trời, nếu ta xong cuộc bình định mà
còn sống sẽ đến tìm nàng... Ôi người con gái La Đá Hạ.
- Quân Vương, xin ngài đừng làm thế... Thiếp chỉ là
người con gái thôn dã. Nghe tiếng cuộc dấy binh của ngài đã lâu,
chỉ tiếc là phận gái không thể xông pha lửa đạn. Dù phải đem tính
mạng để bảo vệ ngài, có xá chi...
- Xin lạy nàng!
- Quân Vương, ngài đừng làm thế thiếp đâu có xứng nhận...
- Nếu ta còn sống xin báo đáp cùng nàng,
chẳng hay nàng có nhận lời cùng ta? Nói rồi, Bình Định Vương chắp tay
chào dân làng đang xúm lại nghe. Tôi xin được gửi nàng lại cùng
xóm làng, hẹn có ngày gặp lại...
Mắt cô thôn nữ
lăn tăn giọt lệ rơi, trái tim nàng xao động, nghẹn ngào...
*
Đêm giá rét, ánh trăng nhạt càng làm giá rét tăng lên, buốt lạnh, những đợt sóng vô hồi đổ dồn vào con thuyền chiến. Đấng Quân Vương đi lại không dừng. Quan cận thần không yên lòng, khẽ hắng giọng hỏi rụt rè: Thưa, cơn cớ gì mà quan ngài không yên lòng? Ta từ dạo khởi binh đã biết bao gian truân. Khi Linh Sơn lương thảo không còn.
Á
o không manh che thân. Hổ báo không thèm đụng đến xác thịt. Lương dân không kể chi tính mạng, cùng hào mục giơ lưng ra gánh chịu vì xã tắc. Biết bao chiến binh ngã xuống nơi xa trường vì trong bụng muốn rửa mối nhục, giành lại giang sơn. Kể chứng kiến cái chết đã nhiều không kể xiết, cả người thân thiết của ta...
- Thưa Quân Vương, hay thần cho đầu bếp hâm rượu để ngài uống cho ấm ạ!
- Không cần! - Quân Vương khoát tay từ chối, nhưng nghĩ lại thấy thương cho quan hầu cận mà rằng: Người đi ngủ đi mặc ta... Đừng vì ta mà nhọc lòng... Ngày mai còn sống mái với quân Phương Chính... Thấy nét mặt bất an của quan hầu cận mới phán ra. Nhà ngươi đi lấy rượu ra đây, ta cũng muốn nguôi ngoai đi nỗi chạnh nhớ cố hương. Nói rồi Quân Vương dựa vào mạn thuyền, lắng tiếng ì ọp của sóng, mà cũng chẳng hề nghe tiếng gì cả... Từ vệt mờ xa của làng chài, tiếng gà đã gáy... Trong mơ màng, người trông thấy người con gái đi như lướt trên mặt biển, đến ghé sát mặt hỏi: Quân Vương, lâu nay chẳng hay người vẫn khỏe. Tin thắng trận vang dội làm lòng thiếp thấy hả dạ. Nàng đứng quỳ như thế làm ta khó nói. Chả hay nàng, không dám hỏi vì sợ thất thố cùng nàng, nhưng cố lục lọi trí nhớ cũng không sao nhận ra nàng. Bộ mặt gần gũi ấy, nhưng nào biết đã gặp từ chân trời góc biển nào. Lại là đêm trăng, làm sao cho tỏ được mặt. Ngày mai ta vào trận mạc rồi, nàng có gì nói cùng ta để thắng được quân thù, quân đông lương thảo đầy đủ, phòng bị chắc chắn? Đi theo thiếp, miệng nói tay cầm, nàng dắt đi, thuyền lướt trên sóng băng băng. Dãy núi Hoàng Mai lúc ẩn lúc hiện lúc xa lúc gần. Hòn Ngư, Hòn Mát lúc mờ lúc tỏ... Ta muốn hỏi ý nàng, trận đánh ngày mai? Thân gái dặm trường từ xa tới, vì nhớ Quân Vương nên đến thăm ngài. Mệnh trời đã định, không thể phụ lại người lắm lòng nhân... Ngày toàn thắng ta có thể gặp lại nàng ở đâu. Nàng cười, nụ cười làm Quân Vương chột dạ. Tiếng sóng biển lao xao, làm ngài nhớ đến những nơi đi qua. Núi thẳm, sông sâu, làng quê xơ xác tiêu điều. Nàng còn nhớ đến lời ta ư? Nói để mà nhớ, chứ thật ra ngài không nhận ra nổi khuôn mặt nàng trong ánh trăng... Tiếng gà gáy giục đâu đây. Tiếng lay giục của quan cận thần. Người có nghe ta nói điều gì không? Quan cận thần thưa, rằng rượu đã hâm nóng, xin mời Quân Vương nhấp cho ấm bụng.
- Nhà ngươi có nghe ta nói gì không?
- Thưa, thần chỉ nghe loáng thoáng người nói chuyện cùng ánh trăng trên trời ạ!
Bình Định Vương cầm lấy bát rượu. Bố Vệ nghĩ ngợi điều gì đoạn đổ xuống biển. Những con sóng bạc đầu như thể con kình dâng lên đón lấy bát rượu. Có lẽ người đã hiểu cho tấm lòng của ta mà báo mộng - Chiến tranh, giặc giã, ta chưa quét sạch ngoại bang. Ta chưa thể về, như lời hứa cùng nàng... Bình sinh, ta chỉ là người áo vải, quen cày sâu cuốc bẫm, yêu công việc đồng áng, thương quý hạt gạo quê nhà. Nào có muốn cưỡi trên lưng ngựa, mặc áo gấm, khăn đai...
Thưa... Xin mời Bình Định Vương...quan hầu cận rót rượu vào chiếc bát... Vầng trăng kịp ra khỏi đám mây, sáng dị thường soi rõ hình người con gái người gặp trong mộng. Phút chốc, con người ngài run run nâng bát rượu lên uống cạn... Tiếng gà xào xạc làng xa, hương xuân đâu đó thoảng bay trong gió.
*
Trải đã tròn năm, kể từ khi bình định xong thiên hạ. Đất nước qua chiến tranh, biết bao công việc phải làm. Thưởng công cho tướng sĩ, úy lạo những bậc tiên liệt. Lòng người vẫn canh cánh chuyện người con gái năm xưa. Chính lúc ngài từ Bát Căng vượt qua khúc sông quanh co, phía sau viện binh giặc đuổi gấp. Có người thôn nữ từ trong vạt mía đi ra, như trời xui quỷ khiến đã cả gan cầm lấy dây cương ngựa: Quân Vương, ngài đi theo lối này. Ta không kịp nghĩ ngợi điều gì. Phía sau tiếng hò reo của giặc. Phía trước là hồ nước mênh mông.
Ô
i! Thiên địa. Cao xanh, có thấu, nếu nghiệp của ta chỉ đến đây, xin hãy để ta một lần sống mái. Biết bao tướng lĩnh, lương dân đã vì ta mà xả thân trước trận tiền, lẽ nào ta không vì đại nghĩa mà trốn chạy bổn phận của kiếp người. Hỡi hòn tên, mũi giáo hãy nhằm ta mà lao tới?
- Quân Vương, ngài đi theo lối này... như có sự dẫn dắt của thần linh, nàng xuất hiện. Để đôi nồi đất xuống giếng ngọc, dẫn ta đi. Có phải ta có chút hồ nghi về nàng không. Lẽ nào, nàng là người của tên họ Đỗ, họ Lương đã phục ở dây dẫn ta đến giao cho giặc để lĩnh thưởng? Nếu thực sự có mệnh thì có tránh cũng chẳng được nào. Nhưng thiên hạ đã tôn làm minh chủ, đã giao cho ta cờ khởi nghĩa, lẽ nào chịu nạp thân mình cho giặc, cướp công những người ngã xuống?
- Thưa Hoàng thượng đã gần đến Long Linh rồi ạ!
- Long Linh?... Có phải bến nước đã nhấn chìm quân giặc?
Bẩm... Chính bến nước nhìn sang thấy miếu yểm của Cao Bền... Nơi quân ta tập kích đồn Bát Căng đấy ạ!
- Dừng lại... Giọng Người run run - hãy để ta lên chốn xưa, người thôn nữ đã giúp ta thoát khỏi sự bao vây của bọn giặc.
Kiệu vừa lên tới bờ. Dân làng đã tụ tập hai bên bờ sông nghênh giá. Một lão trượng rẽ đám đông quỳ mọp dưới chân ngựa mà lạy: Đức vua! Đức vua Người còn kịp về đấy ư?
- Bay đâu? Đỡ cụ già đứng dậy. Tức thì hai vệ sĩ dẫn cụ già tới trước mặt đức vua. Lão trượng vẫn còn run nói trong sợ sệt: Chiến tranh qua rồi, thuế khóa vẫn liên miên. Kêu cửa quan, không người tiếp - Nơi ngày xưa là đồn giặc không bia mộ để lại dấu tích cho mai sau. Gạch ngói, gỗ lim của đền miếu đã trôi vào nhà của chức dịch - Đức vua, chắc ngài ở xa nên không thấu?
- Ta thật có lỗi với dân làng, miễn sưu thuế sau chiến tranh được ban ra mà nay vẫn chưa đến được từng làng quê. Những người có công trạng ngã xuống chưa được lập làm thành hoàng... Xin trăm họ vì nghĩa lớn mà bỏ đi thù oán nhỏ thì mới làm nên dân giàu nước mạnh.
- Thưa bậc phụ lão! - Nhìn dân chúng nghìn nghịt vây quanh đức vua không cầm lòng được. Lấy vạt ống tay che những giọt lệ. Năm xưa ta đánh trận Bát Căng nhờ có người dân giúp đỡ mà thắng trận, bảo toàn được tính mạng. Cô thôn nữ làng quê này ra giếng gánh nước, đã nghi binh lừa giặc đi hướng khác, bây giờ nàng ở đâu? Ta muốn được gặp nàng.
Bô lão chỉ cho đức vua, giếng nước năm xưa bây giờ đã là gò đống. Mọc lưa thưa mấy cây xoan đào còi cọc... Dân làng kể lại rằng, Ngọc
Â
n sau khi lừa quân giặc cứu tính mạng cho Bình Định Vương lòng vui sướng không thể nào tả xiết. Nàng ra Ao khách mò cua bắt ốc chăm sóc cha mẹ già. Xóm giềng ai cần giúp đỡ cấy hái nàng sẵn sàng mà không hề lấy công. Không phải khi gặp quan ngài rồi nàng mới đổi tính. Vốn từ ấu thơ trời đã ban tặng cho nàng đức tính này. Đầu năm, ngày hội dân làng bầu nàng làm người cầm trịch cho cuộc thi hát ở đình làng. Đám rước từ Nam Thượng ra Hội Hiền, từ La Đá ra chùa Tàu. Mọi cặp mắt đều dồn đến nhìn nàng. Nàng như vật báu để giành đến ngày gặp quan ngài chạy giặc.
Một đêm quân lính từ đồn Bát Căng ập đến. Chúng dò xét đã biết được nhà nàng... Cha mẹ nàng giục nàng chạy mau thoát thân. Cha mẹ đã già rồi, chỉ mong con sống gặp lại Quân Vương. Nàng bịn rịn không muốn rời cha mẹ. Nàng quỳ xuống ôm chầm lấy mẹ, nước mắt đầm đìa. Con đi đi, hãy báo đáp cho ngài. Nàng chạy, quân giặc đuổi theo. Giếng nước ở ngay trước mặt... Chàng ơi! Nếu thiếp phải chết xin được đi theo chàng đánh giặc. Nàng nhảy xuống giếng này. Căm giặc, quân giặc cho tát cạn mong tìm thấy xác để làm nhục thi thể của nàng. Lạ lùng hàng tháng trời, quân giặc bắt dân làng múc nước mà giếng không cạn. Căm giận chúng ném luôn cả cha mẹ nàng xuống giếng. Qua một đêm, sáng ra dân làng đã thấy giếng thành gò đống. Nước mắt Quân Vương rơi lã chã. Tự dưng những cây xoan đào đón lấy, lá cành xanh tươi lạ. Ngài cho dựng ngôi chùa trên gò đất. Dân làng vùng này không gọi là chùa Đinh Thị Ngọc
Â
n gọi trệch là chùa Bà Am. Hàng năm vào dịp xuân về, người dân quanh vùng đều đến thắp hương, nhớ đến người con gái tiên liệt yêu quý của mình.
*
Ngôi chùa có tiếng là thiêng. Người dân lành đến cúng bái mong được nàng phù hộ độ trì cho việc cấy cày chăn nuôi. Những cặp vợ chồng lấy nhau lâu ngày chưa sinh hạ được con, thường qua lại xin ân huệ của nàng phù hộ sinh con đẻ cái. Những kẻ trộm cắp, nghịch gia chi tử, muốn ăn năn hối cải cũng hương vàng mong nàng rửa cho vết nhơ lầm lạc. Thuở nhỏ đi học qua đây, thấy một vùng cỏ xanh tốt, tôi không bao giờ dám nhìn thẳng vào ngôi miếu chính diện. Thấy ngựa, hạc tàn lọng và mùi hương mà tâm can thấy sự uy nghi sùng kính. Điều không chắc chắn lắm, có lẽ tôi đã cầu khấn chùa
Â
n xin cho mình đỗ đạt, công thành danh toại, làm một văn nhân mong múa bút, chép lại sự lạ ở đời. Chắc tấm lòng chưa thanh bạch mà chuyện chép chưa ra, văn đọc mặt mày đáng ghét... Định lúc rảnh rỗi, tâm trạng thư thái chép lại câu chuyện được nghe bậc cha chú kể lại để đền đáp tấm tình của người xưa.
Nghe đâu, nước mắt của bậc Quân Vương đã gặp nước mắt của nàng mà sớm mai
dân làng thức dậy đã thấy một vệt ao hồ liên miên từ Bát Căng, Lư Khánh, Tây
Hồ đến tận Bàn Thạch. Cũng có thể đó là dấu tích của con sông Lỗi Giang thuở xưa rong
ruổi còn sót lại. Nhưng một điều lạ ở dưới lớp bùn là cát mà dưới cát
đó vẫn có tiếng rì rào như thể khúc tình xuân của ai thủ thỉ. Tôi từng
lặn xuống đáy mò mẫm cố nén nhịn hơi thở, trấn tĩnh sự hồi hộp rồi cũng nhận ra: Một người áo
mũ cân đai dắt ngựa, nắm tay một người con gái đẹp như tiên giáng trần, không bút
mực nào tả nổi. Lòng tin là câu chuyện có thật, sự hiển linh còn đó. Mới
hay bậc anh hùng cứu nước có biết bao câu chuyện quanh họ, mà mỗi ngày không ngừng
sinh sôi, thế mới lạ. - ♡ /.
- Thưa Quân Vương, hay thần cho đầu bếp hâm rượu để ngài uống cho ấm ạ!
- Không cần! - Quân Vương khoát tay từ chối, nhưng nghĩ lại thấy thương cho quan hầu cận mà rằng: Người đi ngủ đi mặc ta... Đừng vì ta mà nhọc lòng... Ngày mai còn sống mái với quân Phương Chính... Thấy nét mặt bất an của quan hầu cận mới phán ra. Nhà ngươi đi lấy rượu ra đây, ta cũng muốn nguôi ngoai đi nỗi chạnh nhớ cố hương. Nói rồi Quân Vương dựa vào mạn thuyền, lắng tiếng ì ọp của sóng, mà cũng chẳng hề nghe tiếng gì cả... Từ vệt mờ xa của làng chài, tiếng gà đã gáy... Trong mơ màng, người trông thấy người con gái đi như lướt trên mặt biển, đến ghé sát mặt hỏi: Quân Vương, lâu nay chẳng hay người vẫn khỏe. Tin thắng trận vang dội làm lòng thiếp thấy hả dạ. Nàng đứng quỳ như thế làm ta khó nói. Chả hay nàng, không dám hỏi vì sợ thất thố cùng nàng, nhưng cố lục lọi trí nhớ cũng không sao nhận ra nàng. Bộ mặt gần gũi ấy, nhưng nào biết đã gặp từ chân trời góc biển nào. Lại là đêm trăng, làm sao cho tỏ được mặt. Ngày mai ta vào trận mạc rồi, nàng có gì nói cùng ta để thắng được quân thù, quân đông lương thảo đầy đủ, phòng bị chắc chắn? Đi theo thiếp, miệng nói tay cầm, nàng dắt đi, thuyền lướt trên sóng băng băng. Dãy núi Hoàng Mai lúc ẩn lúc hiện lúc xa lúc gần. Hòn Ngư, Hòn Mát lúc mờ lúc tỏ... Ta muốn hỏi ý nàng, trận đánh ngày mai? Thân gái dặm trường từ xa tới, vì nhớ Quân Vương nên đến thăm ngài. Mệnh trời đã định, không thể phụ lại người lắm lòng nhân... Ngày toàn thắng ta có thể gặp lại nàng ở đâu. Nàng cười, nụ cười làm Quân Vương chột dạ. Tiếng sóng biển lao xao, làm ngài nhớ đến những nơi đi qua. Núi thẳm, sông sâu, làng quê xơ xác tiêu điều. Nàng còn nhớ đến lời ta ư? Nói để mà nhớ, chứ thật ra ngài không nhận ra nổi khuôn mặt nàng trong ánh trăng... Tiếng gà gáy giục đâu đây. Tiếng lay giục của quan cận thần. Người có nghe ta nói điều gì không? Quan cận thần thưa, rằng rượu đã hâm nóng, xin mời Quân Vương nhấp cho ấm bụng.
- Nhà ngươi có nghe ta nói gì không?
- Thưa, thần chỉ nghe loáng thoáng người nói chuyện cùng ánh trăng trên trời ạ!
Bình Định Vương cầm lấy bát rượu. Bố Vệ nghĩ ngợi điều gì đoạn đổ xuống biển. Những con sóng bạc đầu như thể con kình dâng lên đón lấy bát rượu. Có lẽ người đã hiểu cho tấm lòng của ta mà báo mộng - Chiến tranh, giặc giã, ta chưa quét sạch ngoại bang. Ta chưa thể về, như lời hứa cùng nàng... Bình sinh, ta chỉ là người áo vải, quen cày sâu cuốc bẫm, yêu công việc đồng áng, thương quý hạt gạo quê nhà. Nào có muốn cưỡi trên lưng ngựa, mặc áo gấm, khăn đai...
Thưa... Xin mời Bình Định Vương...quan hầu cận rót rượu vào chiếc bát... Vầng trăng kịp ra khỏi đám mây, sáng dị thường soi rõ hình người con gái người gặp trong mộng. Phút chốc, con người ngài run run nâng bát rượu lên uống cạn... Tiếng gà xào xạc làng xa, hương xuân đâu đó thoảng bay trong gió.
*
Trải đã tròn năm, kể từ khi bình định xong thiên hạ. Đất nước qua chiến tranh, biết bao công việc phải làm. Thưởng công cho tướng sĩ, úy lạo những bậc tiên liệt. Lòng người vẫn canh cánh chuyện người con gái năm xưa. Chính lúc ngài từ Bát Căng vượt qua khúc sông quanh co, phía sau viện binh giặc đuổi gấp. Có người thôn nữ từ trong vạt mía đi ra, như trời xui quỷ khiến đã cả gan cầm lấy dây cương ngựa: Quân Vương, ngài đi theo lối này. Ta không kịp nghĩ ngợi điều gì. Phía sau tiếng hò reo của giặc. Phía trước là hồ nước mênh mông. Ô i! Thiên địa. Cao xanh, có thấu, nếu nghiệp của ta chỉ đến đây, xin hãy để ta một lần sống mái. Biết bao tướng lĩnh, lương dân đã vì ta mà xả thân trước trận tiền, lẽ nào ta không vì đại nghĩa mà trốn chạy bổn phận của kiếp người. Hỡi hòn tên, mũi giáo hãy nhằm ta mà lao tới?
- Quân Vương, ngài đi theo lối này... như có sự dẫn dắt của thần linh, nàng xuất hiện. Để đôi nồi đất xuống giếng ngọc, dẫn ta đi. Có phải ta có chút hồ nghi về nàng không. Lẽ nào, nàng là người của tên họ Đỗ, họ Lương đã phục ở dây dẫn ta đến giao cho giặc để lĩnh thưởng? Nếu thực sự có mệnh thì có tránh cũng chẳng được nào. Nhưng thiên hạ đã tôn làm minh chủ, đã giao cho ta cờ khởi nghĩa, lẽ nào chịu nạp thân mình cho giặc, cướp công những người ngã xuống?
- Thưa Hoàng thượng đã gần đến Long Linh rồi ạ!
- Long Linh?... Có phải bến nước đã nhấn chìm quân giặc?
Bẩm... Chính bến nước nhìn sang thấy miếu yểm của Cao Bền... Nơi quân ta tập kích đồn Bát Căng đấy ạ!
- Dừng lại... Giọng Người run run - hãy để ta lên chốn xưa, người thôn nữ đã giúp ta thoát khỏi sự bao vây của bọn giặc.
Kiệu vừa lên tới bờ. Dân làng đã tụ tập hai bên bờ sông nghênh giá. Một lão trượng rẽ đám đông quỳ mọp dưới chân ngựa mà lạy: Đức vua! Đức vua Người còn kịp về đấy ư?
- Bay đâu? Đỡ cụ già đứng dậy. Tức thì hai vệ sĩ dẫn cụ già tới trước mặt đức vua. Lão trượng vẫn còn run nói trong sợ sệt: Chiến tranh qua rồi, thuế khóa vẫn liên miên. Kêu cửa quan, không người tiếp - Nơi ngày xưa là đồn giặc không bia mộ để lại dấu tích cho mai sau. Gạch ngói, gỗ lim của đền miếu đã trôi vào nhà của chức dịch - Đức vua, chắc ngài ở xa nên không thấu?
- Ta thật có lỗi với dân làng, miễn sưu thuế sau chiến tranh được ban ra mà nay vẫn chưa đến được từng làng quê. Những người có công trạng ngã xuống chưa được lập làm thành hoàng... Xin trăm họ vì nghĩa lớn mà bỏ đi thù oán nhỏ thì mới làm nên dân giàu nước mạnh.
- Thưa bậc phụ lão! - Nhìn dân chúng nghìn nghịt vây quanh đức vua không cầm lòng được. Lấy vạt ống tay che những giọt lệ. Năm xưa ta đánh trận Bát Căng nhờ có người dân giúp đỡ mà thắng trận, bảo toàn được tính mạng. Cô thôn nữ làng quê này ra giếng gánh nước, đã nghi binh lừa giặc đi hướng khác, bây giờ nàng ở đâu? Ta muốn được gặp nàng.
Bô lão chỉ cho đức vua, giếng nước năm xưa bây giờ đã là gò đống. Mọc lưa thưa mấy cây xoan đào còi cọc... Dân làng kể lại rằng, Ngọc  n sau khi lừa quân giặc cứu tính mạng cho Bình Định Vương lòng vui sướng không thể nào tả xiết. Nàng ra Ao khách mò cua bắt ốc chăm sóc cha mẹ già. Xóm giềng ai cần giúp đỡ cấy hái nàng sẵn sàng mà không hề lấy công. Không phải khi gặp quan ngài rồi nàng mới đổi tính. Vốn từ ấu thơ trời đã ban tặng cho nàng đức tính này. Đầu năm, ngày hội dân làng bầu nàng làm người cầm trịch cho cuộc thi hát ở đình làng. Đám rước từ Nam Thượng ra Hội Hiền, từ La Đá ra chùa Tàu. Mọi cặp mắt đều dồn đến nhìn nàng. Nàng như vật báu để giành đến ngày gặp quan ngài chạy giặc.Một đêm quân lính từ đồn Bát Căng ập đến. Chúng dò xét đã biết được nhà nàng... Cha mẹ nàng giục nàng chạy mau thoát thân. Cha mẹ đã già rồi, chỉ mong con sống gặp lại Quân Vương. Nàng bịn rịn không muốn rời cha mẹ. Nàng quỳ xuống ôm chầm lấy mẹ, nước mắt đầm đìa. Con đi đi, hãy báo đáp cho ngài. Nàng chạy, quân giặc đuổi theo. Giếng nước ở ngay trước mặt... Chàng ơi! Nếu thiếp phải chết xin được đi theo chàng đánh giặc. Nàng nhảy xuống giếng này. Căm giặc, quân giặc cho tát cạn mong tìm thấy xác để làm nhục thi thể của nàng. Lạ lùng hàng tháng trời, quân giặc bắt dân làng múc nước mà giếng không cạn. Căm giận chúng ném luôn cả cha mẹ nàng xuống giếng. Qua một đêm, sáng ra dân làng đã thấy giếng thành gò đống. Nước mắt Quân Vương rơi lã chã. Tự dưng những cây xoan đào đón lấy, lá cành xanh tươi lạ. Ngài cho dựng ngôi chùa trên gò đất. Dân làng vùng này không gọi là chùa Đinh Thị Ngọc  n gọi trệch là chùa Bà Am. Hàng năm vào dịp xuân về, người dân quanh vùng đều đến thắp hương, nhớ đến người con gái tiên liệt yêu quý của mình.
*
Ngôi chùa có tiếng là thiêng. Người dân lành đến cúng bái mong được nàng phù hộ độ trì cho việc cấy cày chăn nuôi. Những cặp vợ chồng lấy nhau lâu ngày chưa sinh hạ được con, thường qua lại xin ân huệ của nàng phù hộ sinh con đẻ cái. Những kẻ trộm cắp, nghịch gia chi tử, muốn ăn năn hối cải cũng hương vàng mong nàng rửa cho vết nhơ lầm lạc. Thuở nhỏ đi học qua đây, thấy một vùng cỏ xanh tốt, tôi không bao giờ dám nhìn thẳng vào ngôi miếu chính diện. Thấy ngựa, hạc tàn lọng và mùi hương mà tâm can thấy sự uy nghi sùng kính. Điều không chắc chắn lắm, có lẽ tôi đã cầu khấn chùa  n xin cho mình đỗ đạt, công thành danh toại, làm một văn nhân mong múa bút, chép lại sự lạ ở đời. Chắc tấm lòng chưa thanh bạch mà chuyện chép chưa ra, văn đọc mặt mày đáng ghét... Định lúc rảnh rỗi, tâm trạng thư thái chép lại câu chuyện được nghe bậc cha chú kể lại để đền đáp tấm tình của người xưa.
Nghe đâu, nước mắt của bậc Quân Vương đã gặp nước mắt của nàng mà sớm mai dân làng thức dậy đã thấy một vệt ao hồ liên miên từ Bát Căng, Lư Khánh, Tây Hồ đến tận Bàn Thạch. Cũng có thể đó là dấu tích của con sông Lỗi Giang thuở xưa rong ruổi còn sót lại. Nhưng một điều lạ ở dưới lớp bùn là cát mà dưới cát đó vẫn có tiếng rì rào như thể khúc tình xuân của ai thủ thỉ. Tôi từng lặn xuống đáy mò mẫm cố nén nhịn hơi thở, trấn tĩnh sự hồi hộp rồi cũng nhận ra: Một người áo mũ cân đai dắt ngựa, nắm tay một người con gái đẹp như tiên giáng trần, không bút mực nào tả nổi. Lòng tin là câu chuyện có thật, sự hiển linh còn đó. Mới hay bậc anh hùng cứu nước có biết bao câu chuyện quanh họ, mà mỗi ngày không ngừng sinh sôi, thế mới lạ. - ♡ /.