N
gọn
nồm nam dìu dịu. Nâng mềm lên những cánh cò bay lã bay
qua trên cánh đồng chiều thơm dâng mùa ngặm hạt, như
thầm hẹn cho một mùa xuân đang rón rén theo về. Từng
áng mây mềm tơ nõn trôi đi. Trôi đi ngập ngờ về phía
trời nam tìm nơi nương ngụ - Mây có đời mây, người
có đời người. Phải chăng chúng cũng có một thời để
ra đi và trở lại. Trở lại để kịp tan theo giữa đất
trời vô chung vô thuỷ.
Ôi!
Thanh bình quá.Yên ả quá.
Trong
bữa cơm chiều trễ nãi. Giang nhỏ nhẽ nói với tôi:
- Anh đừng thất hẹn nữa. Khó khăn thế nào. Tết này mình
cũng liệu sắp xếp về anh Dậu một lần. Đã vậy… Năm
nay lũ lụt về sớm. Không hiểu anh sống ra sao.
Thực
ra. Tôi cũng có ý định như thế từ hai tháng nay rồi.
Bởi lạ lắm! Cứ vào những ngày cuối đông. Mỗi sớm
mai thức dậy, nhìn lên làn keo trước ngõ vừa chớm nụ
sương hương. Tôi quay quắt nhớ về quê xóm. Nhớ nôn nao
luống hoa vàng cúc thọ. Nhớ mái tranh chiều vương vương
màu khói toả bên ấm trà quê dã cùng anh Dậu tôi. Nỗi
nhớ không cường điệu, không ngụy ngữ để cố làm duyên
chữ nghĩa. Nỗi nhớ tôi như có từ trăm năm đọng lại,
len chảy trong máu, luân qua từng nhịp đập từ tim yêu
khắc khoải của chính mình.
Kể
từ thị phố có xe buýt đi đi về về trên khắp các tuyến
đường. Từ phố đến huyện. Từ huyện về tận thôn
xóm, nên lũ xe thồ chúng tôi ế ẩm. Tôi thường ngồi
khắc khoải thâu đêm, mắt đau đáu nhìn về quán Bar ngong
ngóng một bàn tay vẫy, một tiếng kêu rậm rựt của quý
em mắt xanh mỏ đỏ, từ bước đi lệnh khệnh của những
gã buôn trâu lái chó rũng rĩnh túi tiền. Những đêm như
thế. Tôi càng nhớ anh Dậu tôi đến vô chừng.
Đời
sống nơi phố thị với riêng tôi là vậy… Có khác chi
con ngựa già còm cỏi, cứ gõ vó mõi mòn trên chặng đường
sỏi đá chông chênh. Cũng giống như Giang vợ tôi. Suốt
bao năm trời ngày hai buổi, nàng vẫn âm thầm vẫn kiên
trì mài gõ những viên phấn bụi mù bay lã chã xuống đôi
vai gầy của em.
Đời
sống nơi phố thị là thế. Thử hỏi tận sâu hút tự
miền quê cát lầy nắng lỡ thì sao?.
Chiều
nhạt dần trên tàng cây se sắc gió. Ngồi chờ khách bên
chợ hoa xứ đạo.Tôi mới ngớ ra… Ờ, hôm nay là ngày
đưa ông Táo.Chợ có đông hơn, nhộn nhã hơn, tan trễ hơn
mọi ngày. Màu chiều đã sậm, nhưng vẫn còn những người
quê đèo hoa lên ngồi rao bàn. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Ai
như anh Dậu. Vẫn dáng đi ấy, quần xăn tận gối, tay ôm
con gà, tay cặp giỏ hoa vạn thọ, mắt nhớn nhát như cố
tìm ai. Đúng là anh thực rồi!.Cái dáng đi đặc trưng kia
chỉ có người ở quê tôi, không lẫn vào đâu được -
hai vai cứ rùng rùng xuống, mười ngón chân trần mãi xoè
ra để cố bấm chặc vào đất lỡ vào cát lầy mà đi.
Giang vợ tôi cũng đã từng bảo tôicó dáng đi như thế.
Cứ đạp nhào lên bóng mình mà đi như thế, cho đến khi
cái bóng mòn dần, khuyết dần, rồi cũng bằn bặt mất
tâm để ta kịp tính đủ một đời người, khép lại
một đời người với những tân toan kiếm tìm vay
vụn.
Tôi
chạy vội đến níu vai anh Dậu. Anh hụp xuống, hất tay
tôi ra. Nén cười.
Tôi
từ từ tháo chiếc nón bảo hiểm khỏi đầu. Anh Dậu ớ
lên mừng rỡ:
-
Đồ khỉ. Đi từ trưa… tìm muốn chết.
Tôi
xúc động thực sự trước dáng xộc xệch của anh. Nhìn
con gà há mỏ thở lọc rọc trên tay anh. Tôi cắn môi cố
cười bã lã:
-
Canh đúng ngày đưa táo. Bán gà oai ta.
-
Bán buôn con khỉ. Cuốn trôi hết rồi. Mỗi hai con bay được
lên ngọn tre. Tau đem ra cho tụi mày đưa Táo. Cả đám vạn
thọ, canh bán tết cũng trôi tuốt.
Không
ai hiểu nhau hơn bằng anh em ruột thịt, một khi cha mất
sớm. Mẹ tảo tần, mẹ lam lủ cố nuôi hai con ăn học
nên người. Cũng giống như tôi, anh Hiển sống quá đủ,
trước sự bao dung của lòng mẹ. Và gần đây cộng với
niềm oan nghiệt mà anh phải luôn đối mặt. Bốn năm kinh
hoàng vì phải trong những ngày “cải tạo”. Chị Hà vợ
anh lại đột ngột bỏ anh ra đi không một lời để lại.
Nhìn
một cành cong. Anh cũng hãi hùng tối mặt. Anh Hiển đăm
sợ tất cả, sợ cái bóng của chình mình, cái bóng cứ
đêm đêm nhập nhờ bên bếp lữa côi đơn.
Nhưng
dù sao. Phải chi, anh biết ứng thế một chút, tuỳ thời
một chút… Thì con đường anh đi không đến nỗi gập
ghềnh quá vậy - Anh Dậu! Có cần thiết, anh phải tự mình
đưa tay cấu vỡ vào vết thương của chính mình để ngộ
ra, điều mà thiên hạ thường mỹ hoá gọi đó là thú…
đau thương.
Vâng.
Anh Dậu luôn từ chối tất cả mọi cơ may mà bao người
đã khẩn khoản cầu anh - Số là. Năm ấy… Sau khi ra khỏi
trại cải tạo, họ biết anh có thừa tiêu chuẩn để ra
đi định cư ở nước ngoài. Họ đặt thẳng vấn đề
là “mua” anh. Anh ôn tồn vỗ vai họ và từ chối.
Nói
đâu xa. Ngay trong làng quê nơi anh đang sống. Có vợ chồng
thằng Dọ, tay Dẹ nào đó thuộc dạng hiển đạt vì biết
nắm lưng thời đại, biết cách tân, biết định vị cái
gọi là.. “Tầm cao mới, sức sống mới”. Ừ! Đúng Dọ
là tay mẩn cảm với tình cuộc thực. Dọ đeo bám theo anh
quá chừng. Cả vợ Dọ cũng thế. Họ mớm đúc cho anh từng
xị rượu tùng hộp trà gói thuốc. Lúc thì đầu đêm giờ
tý, lúc thì quá nữa đêm cận sữu. Dọ tỉ tê nói với
anh:
Anh Dậu à. Anh cứ đi đi. Dể ơ mà. Tiền tui lo, giấy tui
lo. Cái hôn thú ngắn ngủn có mấy chữ. Tờ giấy chỉ
bằng bàn tay. Ghép anh nằm trên vợ tui cũng dể ơ thôi
mà.
Anh
Dậu rợn mắt:
- Mày ăn nói tầm phào. Tao mềm, tao khô như cùi bắp mục.
Làm nút đóng chai mắm cũng không được nữa là… nó rệu
xuống ngay. Vợ mày múp máp thế kia, sỡn sờ thế
kia làm sao ghép chung với tao được. Thôi khuya rồi, hai
đứa dzề ngủ đi. Sáng còn phải đi thu lúa nợ. Chở nhau
đòi tiền vay tiền góp.
Dọ
nhỏ nhẽ:
- Thì giã lã thôi mà. Qua bển, anh muốn mần gì với bả
thì mần mà. Kỳ cục. Cứ dè nữa đêm. Vợ Dọ lại đứng
ngắp nghoẽn ở nghạch cửa nhà anh, thỏ thẻ gọi anh.
Anh Dậu run quá chừng. Anh run, trong cái run quấn mền hãi
sợ im re. Không giống chút nào với cái run của tê mê đồng
loã.
Ngồi
nhớ lại. Cũng vì chuyện vợ chồng thằng Dọ mà anh mắng
mỏ tôi quá chừng. Bởi thiệt tình, lúc ấy tôi cũng rất
hào phóng ngã hùa theo vợ chồng Dọ. Tôi thúc anh:- Anh Dậu…
Anh cứ đi đi. Sợ gì. Có đi thì phải có về mà?!. Anh
bặm môi lặp cặp, mắt đăm xéo vào tôi:
- Mày… mày thằng vô đạo.
Anh
hờn tôi một thời gian khá dài. Khó khăn lắm, may nhờ
ngày giỗ mẹ. Tôi gục đầu xin lỗi anh, lựa lẽ phân
trần, anh mới nở miệng cười để tiếp tục bước đi
theo cuộc rong chơi vừa như ma mị vừa như thần thánh của
riêng anh.
Ngồi
nghe anh kể chuyện lụt lội quê nhà. Lòng tôi lại thêm
đau đắng. Đôi lần tôi suýt mở miệng khuyên anh cứ cưa
đi một nhánh mai già. Cây mai có tuổi trăm năm do ngoại
trồng trước sân nhà nơi anh đang ở. Cây mai khôn lắm.
Năm nào cũng thế. Như đã hẹn. Cứ đúng 28 tết, cội
mai lại bung lên bao đoá rực vàng, lãng lất một mùi hương
qúy phái. Vâng, tôi định gợi anh cứ cưa đi một nhánh
từ cội mai ấy, sáng 28 tết vát ra phố ngồi bán, ít ra
cũng có được năm ba triệu đồng. Nhưng nghỉ lại tôi
chợt sợ và kịp ngặm miệng, bởi không khéo anh lại chửi
tôi là thằng vô đạo… Dám xúi bán đi cái hồn cốt,
cái bóng cái vía của ngoại. Vã lại nếu làm vậy. Trong
mơ hồ, tôi thấy mình như cũng có lỗi với tiên tộc với
ông bà.
Anh
Dậu ơi! Giữa phố chợ đômg người. Làm sao tôi khóc được
hở anh. Một cánh chim về lẽ bên trời. Tôi nghỉ về anh
về tôi về thân phận của một đời người, và tự hỏi
- Sao không làm đàn chim thiên di. Trên đôi cánh mõi mòn
u oãi, chúng cắt qua biển rộng, cắt qua sông dài gió chướng
cho cuộc trú đông dặm ngàn lữ thứ. Mỗi năm chỉ một
lần như thế. Một lần thôi, rồi cũng gọi nhau quay về
chốn cũ. Quay về để viết tiếp bản tình ca loài giống.
Bản tình ca ấy lệ tộc ấy được viết lên bằng cả
máu. Còn tôi thì sao! Ngày tôi bỏ làng bỏ xóm ra đi - tôi
tìm gì đây, tôi trốn ai đây?. Tôi trốn tôi hay trốn cái
bóng của chính mình. Cái bóng của ngoại, cái bóng của
mẹ cái bóng của anh Dậu tôi. Chã lẽ những cái bóng ấy
cứ dọi mãi xuống trăm năm dằn dặt?!.
Anh
Dậu nhìn tôi. Tôi nhìn lên nóc chuông nhà thờ, nhìn cây
thập tự chới với trên cao, nhìn hàng đèn liu khiu đứng
gục đầu buồn buồn ngáp ngủ. Con gà trói cẳng đặt
nằm dưới chân anh chợt cất lên tiếng gáy. Tiếng gáy
nghe lạ quá chừng. -./.
· Một ngày bên chén rượu quê cùng Tư Rết
VVM.07.3.2025.

Trong bữa cơm chiều trễ nãi. Giang nhỏ nhẽ nói với tôi:
- Anh đừng thất hẹn nữa. Khó khăn thế nào. Tết này mình cũng liệu sắp xếp về anh Dậu một lần. Đã vậy… Năm nay lũ lụt về sớm. Không hiểu anh sống ra sao.
Thực ra. Tôi cũng có ý định như thế từ hai tháng nay rồi. Bởi lạ lắm! Cứ vào những ngày cuối đông. Mỗi sớm mai thức dậy, nhìn lên làn keo trước ngõ vừa chớm nụ sương hương. Tôi quay quắt nhớ về quê xóm. Nhớ nôn nao luống hoa vàng cúc thọ. Nhớ mái tranh chiều vương vương màu khói toả bên ấm trà quê dã cùng anh Dậu tôi. Nỗi nhớ không cường điệu, không ngụy ngữ để cố làm duyên chữ nghĩa. Nỗi nhớ tôi như có từ trăm năm đọng lại, len chảy trong máu, luân qua từng nhịp đập từ tim yêu khắc khoải của chính mình.

Kể từ thị phố có xe buýt đi đi về về trên khắp các tuyến đường. Từ phố đến huyện. Từ huyện về tận thôn xóm, nên lũ xe thồ chúng tôi ế ẩm. Tôi thường ngồi khắc khoải thâu đêm, mắt đau đáu nhìn về quán Bar ngong ngóng một bàn tay vẫy, một tiếng kêu rậm rựt của quý em mắt xanh mỏ đỏ, từ bước đi lệnh khệnh của những gã buôn trâu lái chó rũng rĩnh túi tiền. Những đêm như thế. Tôi càng nhớ anh Dậu tôi đến vô chừng.
Đời sống nơi phố thị với riêng tôi là vậy… Có khác chi con ngựa già còm cỏi, cứ gõ vó mõi mòn trên chặng đường sỏi đá chông chênh. Cũng giống như Giang vợ tôi. Suốt bao năm trời ngày hai buổi, nàng vẫn âm thầm vẫn kiên trì mài gõ những viên phấn bụi mù bay lã chã xuống đôi vai gầy của em.
Đời
sống nơi phố thị là thế. Thử hỏi tận sâu hút tự
miền quê cát lầy nắng lỡ thì sao?.

Chiều nhạt dần trên tàng cây se sắc gió. Ngồi chờ khách bên chợ hoa xứ đạo.Tôi mới ngớ ra… Ờ, hôm nay là ngày đưa ông Táo.Chợ có đông hơn, nhộn nhã hơn, tan trễ hơn mọi ngày. Màu chiều đã sậm, nhưng vẫn còn những người quê đèo hoa lên ngồi rao bàn. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Ai như anh Dậu. Vẫn dáng đi ấy, quần xăn tận gối, tay ôm con gà, tay cặp giỏ hoa vạn thọ, mắt nhớn nhát như cố tìm ai. Đúng là anh thực rồi!.Cái dáng đi đặc trưng kia chỉ có người ở quê tôi, không lẫn vào đâu được - hai vai cứ rùng rùng xuống, mười ngón chân trần mãi xoè ra để cố bấm chặc vào đất lỡ vào cát lầy mà đi. Giang vợ tôi cũng đã từng bảo tôicó dáng đi như thế. Cứ đạp nhào lên bóng mình mà đi như thế, cho đến khi cái bóng mòn dần, khuyết dần, rồi cũng bằn bặt mất tâm để ta kịp tính đủ một đời người, khép lại một đời người với những tân toan kiếm tìm vay vụn.
Tôi chạy vội đến níu vai anh Dậu. Anh hụp xuống, hất tay tôi ra. Nén cười.
Tôi từ từ tháo chiếc nón bảo hiểm khỏi đầu. Anh Dậu ớ lên mừng rỡ:
- Đồ khỉ. Đi từ trưa… tìm muốn chết.
Tôi xúc động thực sự trước dáng xộc xệch của anh. Nhìn con gà há mỏ thở lọc rọc trên tay anh. Tôi cắn môi cố cười bã lã:
- Canh đúng ngày đưa táo. Bán gà oai ta.
- Bán buôn con khỉ. Cuốn trôi hết rồi. Mỗi hai con bay được lên ngọn tre. Tau đem ra cho tụi mày đưa Táo. Cả đám vạn thọ, canh bán tết cũng trôi tuốt.

Không ai hiểu nhau hơn bằng anh em ruột thịt, một khi cha mất sớm. Mẹ tảo tần, mẹ lam lủ cố nuôi hai con ăn học nên người. Cũng giống như tôi, anh Hiển sống quá đủ, trước sự bao dung của lòng mẹ. Và gần đây cộng với niềm oan nghiệt mà anh phải luôn đối mặt. Bốn năm kinh hoàng vì phải trong những ngày “cải tạo”. Chị Hà vợ anh lại đột ngột bỏ anh ra đi không một lời để lại.
Nhìn một cành cong. Anh cũng hãi hùng tối mặt. Anh Hiển đăm sợ tất cả, sợ cái bóng của chình mình, cái bóng cứ đêm đêm nhập nhờ bên bếp lữa côi đơn.
Nhưng dù sao. Phải chi, anh biết ứng thế một chút, tuỳ thời một chút… Thì con đường anh đi không đến nỗi gập ghềnh quá vậy - Anh Dậu! Có cần thiết, anh phải tự mình đưa tay cấu vỡ vào vết thương của chính mình để ngộ ra, điều mà thiên hạ thường mỹ hoá gọi đó là thú… đau thương.
Vâng. Anh Dậu luôn từ chối tất cả mọi cơ may mà bao người đã khẩn khoản cầu anh - Số là. Năm ấy… Sau khi ra khỏi trại cải tạo, họ biết anh có thừa tiêu chuẩn để ra đi định cư ở nước ngoài. Họ đặt thẳng vấn đề là “mua” anh. Anh ôn tồn vỗ vai họ và từ chối.
Nói đâu xa. Ngay trong làng quê nơi anh đang sống. Có vợ chồng thằng Dọ, tay Dẹ nào đó thuộc dạng hiển đạt vì biết nắm lưng thời đại, biết cách tân, biết định vị cái gọi là.. “Tầm cao mới, sức sống mới”. Ừ! Đúng Dọ là tay mẩn cảm với tình cuộc thực. Dọ đeo bám theo anh quá chừng. Cả vợ Dọ cũng thế. Họ mớm đúc cho anh từng xị rượu tùng hộp trà gói thuốc. Lúc thì đầu đêm giờ tý, lúc thì quá nữa đêm cận sữu. Dọ tỉ tê nói với anh:
Anh Dậu à. Anh cứ đi đi. Dể ơ mà. Tiền tui lo, giấy tui lo. Cái hôn thú ngắn ngủn có mấy chữ. Tờ giấy chỉ bằng bàn tay. Ghép anh nằm trên vợ tui cũng dể ơ thôi mà.
Anh Dậu rợn mắt:
- Mày ăn nói tầm phào. Tao mềm, tao khô như cùi bắp mục. Làm nút đóng chai mắm cũng không được nữa là… nó rệu xuống ngay. Vợ mày múp máp thế kia, sỡn sờ thế kia làm sao ghép chung với tao được. Thôi khuya rồi, hai đứa dzề ngủ đi. Sáng còn phải đi thu lúa nợ. Chở nhau đòi tiền vay tiền góp.
Dọ nhỏ nhẽ:
- Thì giã lã thôi mà. Qua bển, anh muốn mần gì với bả thì mần mà. Kỳ cục. Cứ dè nữa đêm. Vợ Dọ lại đứng ngắp nghoẽn ở nghạch cửa nhà anh, thỏ thẻ gọi anh. Anh Dậu run quá chừng. Anh run, trong cái run quấn mền hãi sợ im re. Không giống chút nào với cái run của tê mê đồng loã.
Ngồi nhớ lại. Cũng vì chuyện vợ chồng thằng Dọ mà anh mắng mỏ tôi quá chừng. Bởi thiệt tình, lúc ấy tôi cũng rất hào phóng ngã hùa theo vợ chồng Dọ. Tôi thúc anh:- Anh Dậu… Anh cứ đi đi. Sợ gì. Có đi thì phải có về mà?!. Anh bặm môi lặp cặp, mắt đăm xéo vào tôi:
- Mày… mày thằng vô đạo.
Anh hờn tôi một thời gian khá dài. Khó khăn lắm, may nhờ ngày giỗ mẹ. Tôi gục đầu xin lỗi anh, lựa lẽ phân trần, anh mới nở miệng cười để tiếp tục bước đi theo cuộc rong chơi vừa như ma mị vừa như thần thánh của riêng anh.
Ngồi nghe anh kể chuyện lụt lội quê nhà. Lòng tôi lại thêm đau đắng. Đôi lần tôi suýt mở miệng khuyên anh cứ cưa đi một nhánh mai già. Cây mai có tuổi trăm năm do ngoại trồng trước sân nhà nơi anh đang ở. Cây mai khôn lắm. Năm nào cũng thế. Như đã hẹn. Cứ đúng 28 tết, cội mai lại bung lên bao đoá rực vàng, lãng lất một mùi hương qúy phái. Vâng, tôi định gợi anh cứ cưa đi một nhánh từ cội mai ấy, sáng 28 tết vát ra phố ngồi bán, ít ra cũng có được năm ba triệu đồng. Nhưng nghỉ lại tôi chợt sợ và kịp ngặm miệng, bởi không khéo anh lại chửi tôi là thằng vô đạo… Dám xúi bán đi cái hồn cốt, cái bóng cái vía của ngoại. Vã lại nếu làm vậy. Trong mơ hồ, tôi thấy mình như cũng có lỗi với tiên tộc với ông bà.
Anh Dậu ơi! Giữa phố chợ đômg người. Làm sao tôi khóc được hở anh. Một cánh chim về lẽ bên trời. Tôi nghỉ về anh về tôi về thân phận của một đời người, và tự hỏi - Sao không làm đàn chim thiên di. Trên đôi cánh mõi mòn u oãi, chúng cắt qua biển rộng, cắt qua sông dài gió chướng cho cuộc trú đông dặm ngàn lữ thứ. Mỗi năm chỉ một lần như thế. Một lần thôi, rồi cũng gọi nhau quay về chốn cũ. Quay về để viết tiếp bản tình ca loài giống. Bản tình ca ấy lệ tộc ấy được viết lên bằng cả máu. Còn tôi thì sao! Ngày tôi bỏ làng bỏ xóm ra đi - tôi tìm gì đây, tôi trốn ai đây?. Tôi trốn tôi hay trốn cái bóng của chính mình. Cái bóng của ngoại, cái bóng của mẹ cái bóng của anh Dậu tôi. Chã lẽ những cái bóng ấy cứ dọi mãi xuống trăm năm dằn dặt?!.
Anh
Dậu nhìn tôi. Tôi nhìn lên nóc chuông nhà thờ, nhìn cây
thập tự chới với trên cao, nhìn hàng đèn liu khiu đứng
gục đầu buồn buồn ngáp ngủ. Con gà trói cẳng đặt
nằm dưới chân anh chợt cất lên tiếng gáy. Tiếng gáy
nghe lạ quá chừng. -./.
· Một ngày bên chén rượu quê cùng Tư Rết