Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
         



LỜI SÁM HỐI CỦA
NGƯỜI ĐÀN BÀ ĐẾN Ở ĐỀN KIYOMIZU*



(Ghi thêm: Đây là một trong những truyện hư cấu ngắn trong tập:’Trong Khu Rừng Nhỏ’ của tác giả Akutagawa Ryùnosuke (1892-1927). Tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm Điạ Ngục Môn (Rashomon) và Trong Khu Rừng Nhỏ (Within a Grove) được kết hợp để dựng thành phim bởi đạo diễn Akira Kurosawa (1950). Akutagawa đã viết trên 150 truyện ngắn hư cấu khác nhau; ông còn là tiểu thuyết gia, lý luận gia. Hầu hết truyện hư cấu của ông vẽ lên nét đặc thù văn chương Đông Tây. Nhiều học giả, phê bình nhìn nhận truyện’Trong Khu Rừng Nhỏ’ mỗi vai trò nhân vật như một chứng nhân, soi rọi những gì xẩy ra. Nói lên bi thảm, khủng hoảng nội tại, một sự thật phơi mở được nhìn thấy qua từng nạn nhân. Văn phong giản dị, hàm súc nhiều hình ảnh mới lạ, đượm nét nhân sinh trước vạn vật hữu thể và vô thể, giữa đạo và đời. Ông học Văn chương Anh văn ở đại học Tokyo. Sách đầu tay của ông là truyện dịch từ Anh ngữ sang Nhật ngữ của W.B. Yeats và Anatole France. Ông thực tập về truyền thông báo chí và thông tín viên nước ngoài.Tác phẩm của ông hiện giảng dạy và thực tập ở đại học Nhật, Mỹ và nhiều nước khác. Ông được ghi nhận một trong những văn nhân lớn thế giới. Akutagawa sinh và chết tại Nhật Bản).

S au khi hắn xô xát tôi, người đàn ông khoác chiếc áo ngắn màu nâu chàm nhìn đăm đăm vào chồng tôi và cười rống lên một cách dã man. Chồng tôi xoắn đi khỏi nơi này và trói lại, nhưng sợi thừng quấn quanh người chồng trông gút chặc hơn. Tôi nhào tơi với chồng tôi, nhưng gã đàn ông đó đá tôi xuống đất. Đôi mắt chồng tôi tá hỏa, trợn trừng. Tôi không thể tả nổi cái nhìn đau đớn của chồng; nhớ lại mà làm cho tôi rùng mình, khiếp sợ. Đôi môi không mấp mé một lời nhưng nhìn như muốn nói hết điều gì. Có một sự rẻ rúng lạnh nhạt trong người chồng nhiều giận dữ hơn là hối tiếc. Đó là cái nhìn đau xót trong tôi còn hơn cú đá vào người. Tôi bực khóc, rồi lịm dần.

Trong khi xem xét lại lần cuối; người đàn ông khoác chiếc áo ngắn màu nâu chàm đã bỏ đi… Ở đó chỉ còn lại chồng tôi, vẫn trói đứng bên cây bách hương già. Bỗng nhiên tôi ngẫn đầu nhìn lên những đọt tre và rồi đăm đăm nhìn chồng. Chồng tôi không thay đổi gì cả, ngoại trừ cho một ghét bỏ khinh khi mà cảm giác đó chầm chậm tràn vào trong sự bày tỏ của chồng tôi về thái độ lạnh nhạt coi thường. Thật tình không biết gọi cái sự cớ đó là gì mà tôi đã cảm thấy… xấu hổ… hối tiếc… phẩn nộ ? Tôi đã cố gắng lê đôi chân và tiến gần về phiá chồng tôi.

Chồng ơi! tôi không còn bên người nữa đâu. Tôi đã quyết định chết và phải hoàn thành điều này. “Những gì em muốn nói là những gì chúng ta cùng chết bên nhau. Anh đã nhận ra con người giả dối của em và em không thể để lại những gì sau đó”.

Người chồng nhìn một cách kinh tởm, thật khó cho tôi nói. Tôi nén lòng trong nỗi đau buồn. Tôi đảo mắt tìm thanh gươm của chồng. Kẻ cướp đã tinh mắt lấy thanh kiếm luôn cả cung tên. Phúc thay; đoản đao còn đây, nằm cạnh chân trái tôi. Tôi nhặt lên. “Cho em thay cuộc đời anh”. Tôi gào lên. “Em sẽ bên anh trong từng phút giây”.

Giữa lúc đó người chồng nghe những lời tha thiết vọng lại. Cuối cùng rồi chồng tôi mới ú ớ. Tôi chẳng có nghe một tiếng nói nào, thì ra miệng của chồng tôi nhét đầy lá. Tất cả vắng lặng; tôi có cảm giác như nghe lời gào thét của chồng tôi “Giết đi! giết tôi đi”. Trong nửa mơ nửa tỉnh: tôi chụp lấy cây thanh đao phóng tới chiếc áo khoác màu cánh dán, trúng ngay tim chồng tôi.

Tôi yếu lòng một lần nữa. Khi ấy tôi hoàn toàn thức tỉnh thì chồng tôi đã tắt thở. Ông vẫn còn trói nơi cây bách hương, gương mặt chồng tôi loé ra dưới những bụi cây tre và lùm cây bách hương qua tia sáng mờ nhạt của ánh mặt trời. Tôi cầm nước mắt. Tôi tháo giây trói trên tử thi. Và rồi làm gì đây? Rồi sự cố gì sẽ tiếp nối? Tôi không nói năng gì được. Không còn nghĩ đến cách nào hơn, tôi không thể sống giữa đời này. Tôi đâm vào ngực tôi và trầm mình vào cái ao cạn dưới chân ngọn núi. Tôi cố làm cho bằng được, nhưng không chết như ý muốn. Tôi vẫn sống, nhưng tôi không thể cho đó là niềm kiêu hãnh trong tình nghĩa vợ chồng. Cho dù lòng thương xót, cứu độ của Quán Thế Âm cũng không tha thứ sự hèn nhát như tôi. Nhưng tôi phải làm gì đây? Kẻ cướp đã hiếp tôi, và; tôi phải giết chồng tôi. Tôi thực sự … Tôi … tôi … ( Bất chợt nàng òa khóc tức tưởi).   ♥ ./.

Đền Kiyomizu mà tác giả dựng chuyện là có thực của giáo phái Phật giáo Hossò và Shin thuộc hạt Higashiyama, dưới chân đồi Heian-kyò, gần Tokyo.Truyện mang tựa đề:’The Confession Of A Woman Who Had Come To Kiyomizu Temple”(1921).Là 1 trong 6 truyện ngắn hư cấu của tập truyện:‘Trong Khu Rừng Nhỏ /Within a Grove’.Mỗi một truyện là hoạt cảnh xẩy ra trong khu rừng nhỏ, ở đó có đền thờ cổ. Tất cả truyện được diễn tả sống thực như ý văn của tác giả trong phim Điạ Ngục Môn (1950). Truyện của Akutagawa Ryùnosuke sống động, đối thoại ít, hành văn mang đậm sinh tố văn chương hơn là bút pháp. Đọc nhiều lần thấy lôi cuốn như mới đọc. Chuyển sang Anh Ngữ người dịch cố gắng diễn nghĩa đúng tinh thần Nhật ngữ; kể cả không gian và thời gian trong truyện. (Dịch giả James O’Brien).
Truyện rút từ: ‘Thế Giới Hư Cấu /Worlds of Fiction’ by Roberta Rubenstein and Charles R. Larson. Macmillan Pub. Company.USA 1993.




VVM.01.3.2025.

| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
. newvietart@gmail.com - vietvanmoinewvietart007@gmail.com .