M
ấy hôm nay rồi , đột nhiên tôi bị mất tiếng. Giọng nói ngày thường vốn nhỏ nhẹ của tôi hầu như đả bị giảm sút cường độ
đến mức không xử dụng được nửa. Vậy mà phải mất đi hai ba lần điện thoại và cả chục lời xin lổi của nhân viên nhà băng,
của hảng điện thoại để tôi mới thấy ra rằng quả thật, tôi đang mất đi một trong những ngũ giác quí báu của cuộc sống,
ôi cuộc sống thật là mong manh mà tôi đang bám vào. Hơn lúc nào hết, tôi cảm thấy một nổi tuyệt vọng dâng lên tự
nơi đáy lòng. A, thế ra người bị câm là như thế này đây. Tôi cảm thấy hơn lúc nào hết sụ cảm thông tôi có dành
cho nhũng người câm, đồng thời trong thâm tâm tôi nổi dậy một sự phản kháng mạnh mẻ cái khuynh hướng sẽ đưa
đẩy tôi gia nhập vào vương quốc hay xứ sở của họ. Nhất định là không, tôi không thể nào để tình cảnh sẽ xảy ra
làm tôi tự động biến thành một người câm chết đi trong bóng tối, tôi tự nhủ lòng như vây. Và ý nghĩ đó đã cho tôi
một nghị lực mạnh mẽ, tôi tự soạn thảo trong đầu tôi một kế hoạch để đối phó.
Công việc đầu tiên mà tôi phải làm là tôi phải loan tin này cho bác sỉ tôi hay. Nhưng phải loan tin bằng càch nào?
Tôi vẫn chưa tin tưởng được khả năng Anh ngữ cuả anh Nhơn. người y tá kiêm tài xế cuả tôi, người được tôi
nhìn nhận là người thân tín nhất cuả tôi, mặc dầu tôi chỉ thâu dụng được anh sáu tháng về trước. Anh đến giúp việc
cho tôi khoảng sáu tháng về trước, sau ba bốn tháng trời đi tìm việc làm mà vẫn không được vì khả năng Anh ngữ
cuả anh quá hạn hẹp. Và chính vì khả năng yếu kém về Anh ngữ đó đã làm anh tìm đến tôi, tìm một việc làm
“làm gì cũng được” để nuôi vợ con . Vậy mà hôm nay, tôi lại định nhờ anh để làm người phiên dịch cho tôi, thì
quả thật là oái ăm.
Những ý nghĩ đó làm tôi muốn điên đầu lên được, và để giải quyết được vấn đề một cách nhanh chóng, tôi đã nhờ
anh Nhơn đưa tôi đến tận phòng mạch của bác sỉ Tanner để xin hẹn với một người y tá. Người tôi gặp kỳ này là Heidi,
một cô y tá mà mười năm về trước là người y tá đầu tiên trong việc khám nghiệm bệnh trạng của tôi.
Tôi vẫn nhớ hoài hình ảnh Heidi đứng trong phòng mạch khi chúng tôi được nghe bác sỉ Tanner tuyên bố về kết quả
thử nghiệm, hơn mười năm về trước :” I think you have Parkinson’s disease”. Lời tuyên bố đó như một phán
quyết của một quan tòa, sau này từ từ tôi mới nhận thấy. Bởi lẻ khi nói về một người bệnh bị một chứng bịnh nan y,
chúng ta bắt buộc phải nói đến những cái thu hẹp cuả đời sống mà người mắt bệnh phải chịu.
Thí dụ nhụ trường hợp của tôi: mất đi tiếng nói là một dấu hiệu rất thông thường của nhũng người mắt bệnh Parkinson,
ở thời kỳ thứ năm. Mất đi giọng nói đối với người bệnh thật là một mất mát to tát, nhưng đối với giới y học thì đây
chỉ là một item trong cái checklist cuả họ, thế thôi.
Hiedi nhìn tôi, với một cặp mắt thật là hiền từ.” Ông có khỏe không, hả ông Phan?”,và từ từ, cô ta ghi bệnh trạng
cuả tôi vào tập hồ sơ dầy cồm cộm của tôi. Xong xuôi, cô ngồi xuống và khuyên tôi nên đi tìm một chuyên viên về
speech therapy để chửa bệnh. Chuyện tôi bị như vậy là một tiến triển tự nhiên của bệnh Parkinson,
chứ không có gì lạ hết. Tôi hỏi Heidi về nhũng người bị Parkinson và đã lâm vào trường hợp như tôi theo cô phần trăm
được lành bệnh là bao nhiêu, thì được cô trả lời là: “cáí đó là tùy nơi ông, tùy vào sự tâp luyện cũa ông”.
Tôi tự ngẫm nghỉ đền hoàn cảnh đôc thân cuả mình mà không khỏi rùng mình. Hiện tại tôi đang sống có một mình,
và cứ theo đà này thì triển vọng tôi thay đổi lối sống này không lấy gì là sáng sủa cho lẳm. Biết nhờ vào ai để tập luyện
bây giờ? Tôi chợt nghĩ đến lũ con nhỏ cuả tôi đến thăm tôi mỗi cuối tuần.Từ bấy lâu nay, chúng là nguồn vui và là sự
sống của tôi đó. Tôi sẽ nói chuyện với chúng nó! Mấy tháng vừa qua, cha con tôi không được dịp trao đổi với nhau
những mẩu chuyện vui như ngày xưa chúng tôi còn ở chung với nhau. Hai lý do. Thứ nhất là vì hoàn cảnh.
Tôi bây giờ hoàn cảnh đưa đẩy xui khiến đã trở thành một người cha partime mà thôi.
Nuôi con chỉ vào ngày weekend thôi thì đâu thể nào gọi là nuôi con một cách chu toàn được. Đời sống bên
này quả thật bất công cho người đàn ông là chổ đó. Ly dị vợ không những đã mất vợ mà cũng là mất con luôn nữa.
Lý do thứ nhì là sự yếu kém về sức khoẻ cuả tôi. Đâu phải mổi lần gặp chúng là cơ thể tôi đều được bình thường đâu.
Hai chân tôi nhức nhối và run rẩy mổi khi di chuyển. Cánh tay trái cuả tôi đã tê bại hẳn. Người tôi co rụp xuống.
Tôi cũng không nhớ lần cuối cùng được cảm thấy bình thường trong nguời là lúc nào. Tuổi già và cơn bịnh đền vói tôi
cùng một lúc thật bất ngờ như nhau.
Ý nghĩ gặp lại được con tôi làm tôi phấn khởi hẳn lên. Tôi sẽ đề ra một số chương trình để bốn bố con chúng
tôi cùng thảo luận. Tưởng tượng đến phản ứng của chúng là tôi đủ vui rồi.
Nhưng; người đầu tiên tôi phải giáp mặt không phải là con tôi, mà là Lan, người tình của tôi.
Lan có nụ cười thật là dể thương. Trong buổi nói chuyện mỗỉ ngày, Lan là người đầu tiên đã nhận diện được cơn
bịnh mất tiếng nói của tôi. Nàng là người đã khuyên tôi đi tìm một phương pháp để trị liệu.
Nàng hỏi qua loa về chuyện tôi đến thăm văn phòng bác sỉ như thế nào, và cuối cùng, sau khi nghe tôi ú ớ một đôi lời,
nàng nhỏ nhẹ bảo với tôi :
“Thôi, để gặp sau ngày cuối tuần chúng ta sẽ noi chuyện về vụ này. Anh nghĩ cho khoẻ đi”.
Và nàng vội vàng cúp máy. Dường như là Lan đang bận chuyện gì đó. Dẫu biết rằng tôi đã chờ điện thoại cuà nàng từ
bấy lâu nay? Đời sống bên này thật là ích kỷ, có ai chờ đợi ai được ai, và phải bổng dưng làm mất đi một phần lớn sự
sinh hoạt mổi ngày - như việc tôi bị bệnh và đột nhiên bị đào thải ra khỏi sinh hoạt làm việc mỗi ngày - người ta mới
càng thấm thía ra sự trống trải vô vị của cuộc đời đã dành cho họ.
Vả lại, với lứa tuổi trên dưới năm mươi, tôi cũng thấy mình hãy còn quá trẻ để bị đẩy ra ngoài. Nhưng rồi cái hoang lạnh
cuả cuộc đời cũng dần dần xua đuổi tôi, đẩy tôi ra khỏi cuộc sống của người đi làm. Mổi ngay, tôi thức dậy với nỗi âm
thầm ao ước là sẽ có một sự thay đổi to tát xảy ra cho tấm thân bệnh hoạn cuả tôi, sự đổi thay to tát đó đã xảy ra một
lần rồi mà, tại sao không thể tái diễn lần thứ hai cho được? Nhưng rồi, nhũng cái khó khăn vật chất cuả đời sống hơn
lúc nào hết đã làm tôi tỉnh thức, trở về với thực tại bình thường cuả tôi.
Chiều nay, lũ trẻ lại trở về căn nhà bé bỏng của tôi. Đúng vào lúc hai giờ chiều, xe mẹ chúng đã dừng trước sân nhà.
Đứng trước hành lang dẫn ra phòng khách, tôi không kịp mở cửa nhà ra để đón con thì đã nghe tiếng cửa xe đóng
lại ba lần, hì hì, đúng là lũ con cuả tôi rồi, không thể nào trốn chạy được nữa. Huy, bé nhất nhà nhưng cũng là câu
bé láu cá nhất chạy xồng xộc vào nhà trước tiên. Cách Huy chừng hai thước là Kha, con trai đầu lòng của tôi.
Và cuối cùng là An, con trai thứ nhì cuả tôi. Thằng bé này nhỏ con nhất đám, nhưng tính tình lại điền đạm nhất,
so với hai đứa kia.
Vừa gặp mặt tôi, Huy đã lên tiềng tố cáo :
“Daddy, An phá đồ chơi của con.”
An nhảy xổng vào :
“Ai bảo mày phá cái PS2 game của tao trước?”
Tôi nhìn về phía Kha, như ông quan tòa đang chờ đợi nhũng lời kê khai từ một nhân chứng công bằng nhất.
Nhưng Kha chỉ đáp lại bằng một cái lắc đầu. Tôi nhìn vào cặp mắt buồn của nó. Thằng bé này có đôi mắt thật là buồn.
Xa rồi những ánh mắt tươi vui khi nó hãy còn bẩy tám tuổi. Ba đọc được cái buồn của con, và ở đó, ba đã hiểu
nhiều lắm. Không có ba ở nhà, chắc là nhiệm vụ trông em của con nặng nề lắm? Đọc trong ánh mắt mỏi mệt của con,
ba đã thấy được những điều đó.
Tôi gằn giọng, bắt đầu cuộc thẩm vấn.
Tôi vùa hỏi Huy được hai ba câu để bắt đầu cuộc điều tra xem ai phải ai trái thì nó đã xen vào :
“I don’t understand you What did you say?”
Tôi lập lại câu hỏi vừa rồi, nhưng hởi ôi kết quả cũng tương tự.
Huy lập lại:” I don’t understand ”, và trong thâm tâm tôi bổng dưng nổi dậy một niềm giận dữ đến cực độ.
Niềm giận dữ đó không hiểu xuất phát từ đâu, làm tay chân tôi run rẩy, miệng tôi lắp bắp, tôi buột miệng noí vài
câu mà chẳng nhớ là mình đã nói những gì. Tôi chỉ nhớ là vào lúc đó, Kha xen vào, và thật tình nó đã giúp tôi để
gở cho tình thế đở bế tắt.
Nhưng tôi cũng thấy rằng kể từ nay về sau, sự cảm thông giữa tôi và bầy trẻ cuả tôi sẻ không còn nữa.
Sẻ không còn những lần dạy dỗ, ôn bài và hỏi bài. Sẽ không còn nhũng buổi chiều trong công viên tôi đã định kể
cho chúng nghe về nhũng kỷ niệm ngày xưa về quê nội. Tôi chợt mường tượng trong đầu những hình ảnh của quê
hương và tuổi thơ yêu dấu mà tôi sẽ không còn cơ hội để chia xẻ với chúng. Buổi chiểu chủ nhật đến, khi mẹ
chúng đến đón, Huy đã vui trở lại vớí thằng anh của nó. Trí nhớ cuả trẻ con thật là tài tình, chúng có thể quên đi
đươc những nỗi muộn phiền xảy ra năm phút về trước. Trước khi bước lên xe, nó còn quay lại dặn dò tôi phải
cất đồ chơi nó cho thật kỹ. Tôi gật đầu rồi đưa tay ra vẫy.Tạm biệt các con, tuần sau mình sẽ gặp lại.
Từ đây đền cuối tuần sau, khi chúng ta gặp lại, ba sẽ tìm ra một phương pháp để bố con mình nói chuyện vói nhau.
Rồi thế naò cũng xong mà, tôi nghĩ như vậy. Tôi chợt nhớ đến tên một câu chuyện tôi đã đọc từ bé.
Một Ngày Để Tùy Nghi, Vâng, để tùy nghi theo hoàn cảnh mà. Ánh nắng mặt trời cuả buổi chiều còn sót lại
trên người tôi, trên chiếc xe lăn, làm nóng cả đôi vai trần của tôi. -/.
VVM.01.01.2025.
“Thôi, để gặp sau ngày cuối tuần chúng ta sẽ noi chuyện về vụ này. Anh nghĩ cho khoẻ đi”.