Đ
êm về khuya, xe cộ thưa thớt dần. Chỉ thảng hoặc có một loạt tiếng gầm rú của những “yên hùng xa lộ”, phá tan sự yên tĩnh của màn đêm mà thôi. Trên cây cầu lớn, bắc qua con sông rộng, nối ngoại ô với thành phố, ở phần lề dành cho người đi bộ, bọn trẻ bụi đời, dân vô gia cư… đủ loại, nằm rải rác, ngủ la liệt trên những manh chiếu rách. Có một gã ăn mày còn thức. Gã không ngủ được. Gã đói. Nhưng gã đã quen ngủ đói rồi nên đó không phải là nguyên nhân. Gã lạnh. Gió từ dưới sông thổi lên quất vào gã. Lạnh thật! Khí hậu chuyển mùa của những ngày cuối năm hay giở chứng đột ngột vậy đó. Nhưng đây cũng không phải là nguyên nhân vì gã quen ngủ lạnh rồi. Ở đời, vẫn thường khi người ta không ngủ được mà chẳng có nguyên nhân gì. Bỗng nhiên gã thấy sợ. Gã đâu phải tay mơ mới sinh ra làm người. Không phải một lần, cũng không phải mười lần gã không ngủ được mà chẳng biết vì sao. Lần nào cũng vậy. Gã nhớ. Nghĩ mà khiếp! Cái nhớ như từ âm ty xộc vào gã. Đày đọa gã, giày vò, tra tấn gã. Nhớ từ thuở ông cha nào nhớ về. Nhớ lúc bé tí đi làm tuổi người lớn để xin bao lì xì màu đỏ. Nhớ thời tung tăng cắp sách đến trường với những trò ma quỷ mà gã chòng ghẹo bọn con gái. Nhớ khi mới đi làm, mua cho mẹ gã ốp trầu bằng tiền tháng lương đầu tiên… Rồi nhớ những ngày lên hương huy hoàng, đi xe con, uống rượu ngoại, đào non mơn mởn, bia bọt mềm môi, tiệc tùng thâu đêm suốt sáng… Và dĩ nhiên, gã nhớ đếân những ngày tù ngục, những ngày trốn chui, trốn nhủi, những ngày lang thang mới vào nghề ăn mày, chưa quen cảnh đói lên, đói xuống, đêm ngủ còng queo trong mưa lạnh… Lại nhớ quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi mà gã chỉ có nhớ chứ không dám ló mặt về. Nơi đó, có bà mẹ già suốt ngày lùi lũi trong xó bếp, đêm đêm đốt nhang trên bàn thờ cầu nguyện cha gã phù hộ cho gã. Gã thấy mình khốn nạn quá! Gã căm thù bản thân mình. Và gã muốn chết. Nhưng gã không có can đảm để chết cũng như gã từng không có can đảm ngồi tù để trả giá cho những việc của mình làm. Sáng ra gã xọp cả người lại. Gã ốm. Lần đầu nằm bẹp cả tuần, những lần sau ít nhất cũng vài ngày. Không làm ăn, xin xỏ gì được… Vì vậy gã rất sợ cái chuỗi “Những ngày… những ngày xưa đó” hiện về. “Chắc tại mình thèm thuốc quá thôi”. Gã chép miệng nghĩ thầm. Và dù cái nguyên nhân này còn mơ hồ nhưng cũng giúp gã yên tâm hơn. Gã tự an ủi mình: “Thây kệ! Ráng nhịn mà ngủ, sáng mai tính sau. Gần tết thiên hạ thiếu gì tiền”.
Nhưng có lẽ gã còn may mắn (hay tại số gã đêm nay không được ngủ) nên lúc đó có tiếng xe xé vọng tới, rồi đỗ xịch ngay gần chỗ gã nằm. Từ trên chiếc @ màu xanh, một chàng công tử ăn mặc đúng mốt thời thượng của thanh niên thời đại bây giờ, bước xuống. Sau khi đã khóa xe cẩn thận, Chàng xăm xăm đi lại và tựa người vào lan can cầu, mặt quay về hướng dòng sông. Sau đó, chàng móc thuốc ra mồi, kéo một hơi rõ dài rồi nhả khói mù mịt. Mùi thuốc lá thơm tỏa trong không gian, ập vào mũi gã ăn mày, kích thích những tế bào khứu giác của gã. Bây giờ gã cảm thấy thèm thuốc thật sự. Gã suy nghĩ tìm cách để hút một hơi. “Xin ư? Cả đời!”. Gã quá biết những người sang trọng như thế này, dừng hòng moi của họ. Cách tốt nhất là nằm yên. Đợi. “Chỉ vài hơi là nó quăng ngay thôi. Có bao giờ những thằng này hút hết điếu thuốc hay làm việc gì đến đầu đến đũa đâu”. Gã ăn mày cười thầm. Gã thấy gã thật thông minh và đầy kinh nghiệm. “Mình thật xứng đáng hút mẩu thuốc thừa này, biết đâu còn cả nữa điếu thì sao!”. Gã mơ màng nghĩ đến lúc có được mẩu thuốc, gã sẽ hút thật sâu, ém khói thật kỹ lưỡng, để chất nicôtin đủ thời gian ngấm
từng tế bào của gã, rồi mới nhả khói từ từ. Viễn cảnh đó làm cho gã tê mê cả người…
Đúng là gã đợi không lâu. Hút chừng dăm hơi, chàng thanh niên đã búng một cái chóc, điếu thuốc văng đi. Nhưng điều mà gã ăn mày không dự đoán được là phương hướng. Điếu thuốc không rơi trên cầu mà rớt xuống sông. “Mẹ kiếp! Thật là phí của đời”. Gã ăn mày rủa thầm. “Phải hơn nửa điếu ấy chứ, dài đến thế kia mà”. Không biết có phải cá xẩy là cá lớn hay không nhưng gã ăn mày đinh ninh mẩu thuốc phải hơn nửa điếu. Gã thấy đời đáng buồn quá. Nhưng nỗi buồn của gã không lâu. Chàng thanh niên đã móc ra điếu thuốc khác và mồi. “Phen này thì đố mày thoát khỏi tay ông”. Gã ăn mày nghiến răng nói thầm. Gã đã tìm ra một biện pháp ăn chắc. Gã rón rén bước lại sau lưng chàng thanh niên và… đợi. Gã tự nhủ sẽ thật nhanh tay, khi chàng thanh niên vừa định quăng đi là gã tóm lấy ngay tức khắc. Gã nén hơi, thở thật nhẹ vì sợ chàng thanh niên biết gã sau lưng. Bỗng gã nghe tiếng lầm bầm. Gã giật mình tưởng đã lộ. Nhưng không.
Chàng thanh niên chỉ nói chuyện một mình thôi:
“Ta phải chết. Lần này là phải chết thật! Để khi ta chết rồi thì mọi người mới biết sự có mặt của ta trên cõi đời này là quan trọng. Để cho họ đau khổ vì sự vắng mặt của ta, ta mới hả dạ được. Lúc đó nàng sẽ ôm nấm mồ của ta mà khóc, nhưng ta cũng không sống lại được đâu. Rồi nàng sẽ bị sự ân hận giày vò suốt cả đời. Nàng xứng đáng được trừng phạt như thế lắm. Ta thật không ngờ nàng lại đối xử với ta như vậy. Ta đã bỏ cả Đào. Lan, Cúc, Huệ để đến với nàng, cung phụng cho nàng, ta có để cho nàng thiếu thốn hay thua sút bạn bè bất cứ thứ gì đâu. Vậy mà nàng bỏ ta chạy theo thằng chó đểu. Ôi! Đúng là đàn bà! Cái giống loài không chung thủy. Vừa tham lam, vừa ngu si…”
“Thì ra là một kẻ thất tình”. Gã ăn mày suýt bật cười, nhưng gã không dám. Gã kiên nhẫn lắng tai nghe tiếp:
“Ôi! Khốn nạn! Rồi hắn sẽ bỏ nàng mà thôi. Cái thằng sở khanh chuyên sống bám váy đàn bà ấy ta biết quá mà. Làm sao hắn chung thủy được như ta.
Đừng nói là nàng - người mà ta cuồng si thèm khát. Đến mấy thằng bạn xoàng ta cũng có bỏ thằng nào đâu. Những thằng bạn đã cưu mang ta
thời thơ ấu, lúc cha ta chưa làm ông lớn, ta chưa giàu có như bây giờ, ta vẫn nhớ. Không còn chơi chung với nhau là tại tụi nó tự trọng
khi thấy ta giàu sang quý phái hơn. Mà chẳng lẽ một người như ta lại xúc phạm lòng tự trọng của bạn bè sao? Đành phải đau đớn chia tay
với tụi nó để chơi chung với bạn mới cùng giới thượng lưu, chứ ta có ham thích gì cái tụi công tử bột đó. Cùng là thanh niên thời đại
mới như nhau nhưng ta có coi tụi nó ra cây đinh gì đâu. Vì ta đã vượt ra khỏi thời đại của mình rồi. Ta khinh thường chúng,
những kẻ chỉ biết rong chơi, phá phách. Ngập ngụa linh hồn lẫn thể xác trong tiệc tùng, nhảy nhót, trong truy hoan thác loạn.
Ôi! Những kẻ tầm thường ấy làm sao hiểu nổi ta. Ta biết chống chọi với cuộc đời là sẽ khổ. Tấm gương những bậc tiền bối như Hamlet
của Nga, Ônhêghin của Đức(**) còn sờ sờ ra đấy. Nhưng ta chấp nhận. Ta tôn thờ họ và quyết theo con đường của họ. Là thanh niên
ít gì mình cũng phải có lý tưởng chứ! Muốn hiểu được điều khó khăn này thì phải có trình độ, còn cái bọn con hoang kia làm sao hiểu nổi.
Tiếng là những bậc thượng lưu trí thức nhưng có thằng nào học hành ra cái mẹ gì đâu. Thế mà là những chủ nhân tương lai của đấùt nước đấy.
Ôi! Cuộc sống tự hủy hoại mình bằng cách tầm thường hóa những con người tạo nên nó. Ta thì ngược lại với bọn chúng. Ta có tầm nhìn vượt
xa thời đại. Ta biết được tri thức là quan trọng. Có tri thức làm cái gì cũng dễ, nên ta đòi cha ta mua cho ta mấy tấm bằng.
Cha ta kể cũng tài thật. Nhưng ông cũng tầm thường nốt. Ông không hiểu nổi ta. Ông cứ lo cho ta làm hết cơ quan quan trọng này
đến công ty béo bở nọ. Ta không làm chổ nào lâu không phải ta làm không nổi bị đuổi (Ta có mấy tấm bằng việc gì mà làm không được,
với lại là con của cha ta thì ai dám đuổi ta?). Cũng không phải phải ta lười lao động chỉ muốn ở không ăn chơi. Mà chính là vì ta
không muốn nhờ vả người khác. Một tài năng trẻ như ta phải tự mình vươn lên chứ sống bám, sống nhờ vào địa vị ông cha thì biết
chừng nào nên người. Ta thèm làm những công việc thật sự. Ăn hạt cơm là ta muốn trở thành ngưới nông dân cày sâu cuốc bẫm để đổi
lấy cái no. Mặc cái áo là ta muốn trỏ thành người công nhân dệt đêm ngày chăm chỉ để tìm cái ấm. Nhưng ta làm nhưng công việc
ấy thì phí hoài tài năng của ta quá. Và như vậy sẽ làm đảo lộn trật tự phân công lao động xã hội. Những việc đó đã có người khác
lo rồi. Ta karaokê là muốn trở thành ca sĩ đem lời ca tiếng hát phục vụ nhân loại, cống hiến cuộc đời cho nghệ thuật.
Với lại làm ca sĩ thì mới kiếm được nhiều tiền, mà kiếm dễ nữa. Thế mà cha ta bảo: “Mày ca như bò rống!”. Thật là một sự xúc phạm
năïng nề. Ta bỏ đi đua xe là muốn trở thành tay đua nổi tiếng. Ta đi đánh bi-da là muốn rèn luyện để dự những trận thi đấu quốc tế
đem vinh quang về cho đất nước. Thế mà cha ta bảo: “Rặt những thứ ăn chơi hư thân. Tao sẽ gởi mày vô bộ đội”. À được.
Ta rất thích bộ đội. Mấy ông tướng oai nghiêm là, lính tráng sợ một phép. Ta cũng rất khâm phục những anh hùng đã chết để cho
ta có cuộc sống giàu sang như ngày nay. Cay đắng cho ta! Ta sinh ra không gặp thời. Phải chi ta sinh ra trong thời chiến,
ta sẽ bắn súng không thua mấy tay cao bồi trong phim hình sự Mỹ, chẳng mấy chốc mà lên tướng. Còn bây giờ ta đi lính làm chi.
Hà! Cha ta quả không hiểu ta… Thế đấy! Người ta bảo “Hiểu con không ai bằng cha”. Vâïy mà… Có đau xót cho ta không chứ?”.
Chàng thanh niên dừng lại, kéo một hơi rồi quăng điếu thuốc đi. Còn gã ăn mày, lúc mới nghe chàng thanh niên nói thì gã suýt bật cười, nhưng sau một lúc gã đâm ra ngờ ngợ. “Có lẽ mình lầm chăng? Hình như không phải một tên công tử bột thất tình. Gã nói cái gì Hamlet… cái gì Ô…ghin… Mình đã nghe ở đâu rồi thì phải… Thôi đúng rồi! Đây không phải là kẻ thất tình. Mà là một nghệ sĩ, một diễn viên đang tập kịch, tập phim gì đấy. Chắc là kịch. Độc thoại dài thế cơ mà!”. Gã ăn mày nhớ lại đã từng nghe ở đâu đó có chàng nhạc sĩ gì đấy cũng đang đêm leo lên sân thượng chung cư để đánh đàn, luyện ngón. Bất giác cả người gã run lên vì xúc động. Từ khi cuộc đời gã xuống dốc, đừng nói là được xem kịch, mà bất cứ một hưởng thụ tinh thần nào,
một bài hát thiếu nhi trên ti-vi chẳng hạn, gã cũng không xem được. Thế mà hôm nay, trong đêm khuya của một ngày cuối năm,
gã lại được tận mắt nhìn, tận tai nghe một nghệ sĩ đang tập vai.
Quả là một phong bì lì xì của thượng đế trao tặng. Gã ăn mày xúc động đến mức bỏ thêm
một cơ hội nữa và mẩu thuốc lần này lại bay xuống sông.
Gã chưa kịp nuối tiếc thì chàng “nghệ sĩ” đập tay vào lan can cầu đánh bốp, nói lớn:
“Trời ơi! Cha ta đã thế, còn mẹ ta nữa chứ! Lúc nào cũng nói là thương ta, hiểu ta. Trước đây quả có thật. Chưa bao giờ ta xin tiền mà mẹ không cho ngay. Ôi! Tình mẫu tử thiêng liêng. Thật là cảm động! Vì vậy khi mẹ ta đi đánh bài với mấy ông bạn, ta đâu bao giờ mách lại với cha ta. Nhưng lần này thì không thể tha thứ cho mẹ ta được. Dù bà có bực bội vì thua bạc thì cũng phải đưa tạm ta
mấy triệu để cho đàn em chơi thằng chó đểu đó chứ. Nó tuy hơi lớn con nhưng ta không đánh nó đâu phải vì ta sợ, một trí thức như ta lẽ nào đi
đánh nhau giành gái. Không tự tay trả thù được lại không có tiền cho đàn em đi trả thù thay thì thật là nhục nhã cho ta quá. Ta phải chết thôi!
Ta phải chết thôi! Chết cho mẹ ta hối hận vì mất thằng con một. Chết cho nàng đau khổ. Chỉ cần buông mình qua lan can cầu là ta trở thành vĩnh
cửu…”.
Đang say sưa thưởng thức, gã ăn mày chợt giật bắn người. “Trời ơi! Trên đời lại có người hết mình vì nghệ thuật, nhập tâm vào vai diễn đến mức
vậy ư? Đời mình chưa từng làm một việc gì tốt. Lần này…”. Gã không kịp nghĩ nhiều vì chàng “nghệ sĩ” đã leo lên lan can cầu. Thế là gã hít một
hơi, lấy hết sức bình sinh của một gã ăn mày đã lâu ngày đói lạnh lao vào cái nhân ảnh mà gã nghĩ rằng đang say sưa, chấp chới, đang thăng hoa
vì nghệ thuật, vì cái đẹp nhất của nhân loại kia. Trong khoảnh khắc ấy gã thấy mình như gã đồ tể buông đao quay về bến giác. Gã thấy mình được
bay lên thoát khỏi vũng đen tăm tối. Đôi tay gã quờ quạng túm lấy cái gì đó như là Thiện, Mỹ của cuộc đời mà gã vừa mơ hồ nhìn thấy…
*
* *
- Á…! Ối trời! Thằng khốn nạn! Mày làm gì thế hở thằng ăn ăn mày bẩn thỉu kia? Mày định giết người hả? Tao mà chụp lan can cầu không kịp là làm mồi cho cá rồi. Một trăm thằng như mày cũng không đền nổi mạng cho tao đâu. À! Để xem. Mày định giết người cướp xe hả? Được. Cướp này! Phịch… hự… Cướp này! Bốp… phịch… hự…
Thế là một lần nữa gã ăn mày không phán đoán được tình hình. Gã không ngờ trên đời, muốn làm một việc tốt lại khó đến vậy. Bỗng dưng gã thông cảm với những người không cho tiền gã khi gã van xin, vì đó cũng là một việc tốt. Trận mưa đòn rồi cũng chấm dứt. Nhờ sự xuất hiện không phải của một bà tiên, mà là một cô gái ăn sương:
- Nè cưng! Dây với thằng ăn mày làm gì. Có muốn vui với em tí chút không?
Chàng thanh niên thời đại dừng tay nhìn. “Cũng kháu đấy chứ! Chậc. Không gì dễ quên một người đàn bà bằng một người đàn bà khác. Hay là quất một phát xả xui?!”. Chàng nghĩ thế và buông gã ăn mày ra, bật một điếu thuốc, chàng hỏi:
- Bao nhiêu?
- Lấy cưng hai trăm thôi! Đến sáng…
- Mắc quá! Một trăm, trăm rưỡi dứt giá. Ok em cưng?
- Ok! Anh cũng bảnh trai lắm, coi như là bù qua!
Cô gái trả lời xong đưa tay nhón điếu thuốc trên môi chàng thanh niên. Như quán tính, chàng nhanh tay giật lại. Cô gái bĩu môi:
- Kẹo dữ vậy cha. Hút vài hơi thôi mà!
Như ngượng vì hành động ngoài ý thức của mình, chàng trai quăng vội điếu thuốc, nói khỏa lấp:
- Đâu… có. Còn bây nhiêu mà hút gì. Anh lấy cho em điếu khác.
Mồi thuốc xong, cả hai lên xe rồ máy. Để lại sau lưng tiếng nổ vang vọng đêm vắng.
Gã ăn mày ngồi dậy, lượm điếu thuốc dưới sàn cầu kéo một hơi rồi lẩm bẩm: “Mẹ kiếp! Sướng thật! Phải chi mình…”. Gã định nói: “Phải chi mình là đàn bà” nhưng gã sực nhớ đến bà điên hay ngủ trần truồng dưới chân cầu, nghe đâu cũng từng là cave nổi tiếng một thời, nên thôi.
Lúc này, trời sắp sáng. -
(*) Dây tơ hồng: Một loài tầm gửi sống bám vào cây chủ, sau một thời gian hút hết nhựa sống và giết chết cây chủ. Cây chủ chết đi, nó cũng chết
vì không còn chất sống.
(**) - Hamlet: Chàng hoàng tử Đan Mạch trong vở kịch cùng tên của Shake Speare, nhà viết kịch người Anh.
- Ônhêghin: Nhân vật chính trong tác phẩm Epnhêghi-Ônhêghin của Puskin, thi hào Nga.
Thế là một lần nữa gã ăn mày không phán đoán được tình hình. Gã không ngờ trên đời, muốn làm một việc tốt lại khó đến vậy. Bỗng dưng gã thông cảm với những người không cho tiền gã khi gã van xin, vì đó cũng là một việc tốt. Trận mưa đòn rồi cũng chấm dứt. Nhờ sự xuất hiện không phải của một bà tiên, mà là một cô gái ăn sương:
- Nè cưng! Dây với thằng ăn mày làm gì. Có muốn vui với em tí chút không?
Chàng thanh niên thời đại dừng tay nhìn. “Cũng kháu đấy chứ! Chậc. Không gì dễ quên một người đàn bà bằng một người đàn bà khác. Hay là quất một phát xả xui?!”. Chàng nghĩ thế và buông gã ăn mày ra, bật một điếu thuốc, chàng hỏi:
- Bao nhiêu?
- Lấy cưng hai trăm thôi! Đến sáng…
- Mắc quá! Một trăm, trăm rưỡi dứt giá. Ok em cưng?
- Ok! Anh cũng bảnh trai lắm, coi như là bù qua!
Cô gái trả lời xong đưa tay nhón điếu thuốc trên môi chàng thanh niên. Như quán tính, chàng nhanh tay giật lại. Cô gái bĩu môi:
- Kẹo dữ vậy cha. Hút vài hơi thôi mà!
Như ngượng vì hành động ngoài ý thức của mình, chàng trai quăng vội điếu thuốc, nói khỏa lấp:
- Đâu… có. Còn bây nhiêu mà hút gì. Anh lấy cho em điếu khác.
Mồi thuốc xong, cả hai lên xe rồ máy. Để lại sau lưng tiếng nổ vang vọng đêm vắng.
Gã ăn mày ngồi dậy, lượm điếu thuốc dưới sàn cầu kéo một hơi rồi lẩm bẩm: “Mẹ kiếp! Sướng thật! Phải chi mình…”. Gã định nói: “Phải chi mình là đàn bà” nhưng gã sực nhớ đến bà điên hay ngủ trần truồng dưới chân cầu, nghe đâu cũng từng là cave nổi tiếng một thời, nên thôi.
Lúc này, trời sắp sáng. -
(*) Dây tơ hồng: Một loài tầm gửi sống bám vào cây chủ, sau một thời gian hút hết nhựa sống và giết chết cây chủ. Cây chủ chết đi, nó cũng chết vì không còn chất sống.
(**) - Hamlet: Chàng hoàng tử Đan Mạch trong vở kịch cùng tên của Shake Speare, nhà viết kịch người Anh. - Ônhêghin: Nhân vật chính trong tác phẩm Epnhêghi-Ônhêghin của Puskin, thi hào Nga.