C
hín giờ sáng. Không mặt trời. Đường xương sống thị xã Thiên Di đẹp như một mỹ nữ mù.
Dưới tàn cây Tầm Sét rực hoa vàng, anh Mọn dựa ngửa trong xích-lô thiu thiu ngủ vì ế khách. Điếu thuốc cháy đỏ gần sát đến hai ngón tay
thòng ra ngoài, tàn tro cong lại. Anh đã ngủ say... Nửa buổi sáng mà ngủ, ông bà thường bảo, đó là giấc ngủ của chó! Trong giấc
ngủ của chó ấy, anh Mọn lơ mơ thấy mình bị xé ra từng mảnh, những mảnh ấy được nhuộm xanh, chụm lại thành cành lá của một cây có củ,
giá trị lúc nào cũng vùi dưới đất!
Cũng lúc này, xuất hiện một ông khách khoảng 50, ăn mặc cẩu thả nhưng sang trọng, loạng choạng trên vĩa hè; ông dừng lại, thò tay vào xích-lô,
đập mạnh vào vai anh Mọn:
- Chở ta đến thành phố.
Anh Mọn giật mình, dụi mắt. Ông khách mặt tái mét, chân râu xanh um đến tận mang tai, mắt sáng quắc,
nhất định là chứa trong người đầy rượu.
Anh Mọn bước ra khỏi xích-lô, uốn lưng, vươn tay lên trời, ngáp một cái lê thê... Đó là cách lấy bình tĩnh của riêng anh. Càng ngáp dài,
càng ngáp to là càng đạt đến tự chủ to, Anh nhìn ông khách lạ từ đầu tới chân, rồi cười hì hì,
gãi cằm, nheo nheo mắt phải.
Ông khách nhắc lại:
- Chở ta đến thành phố!
- Thành phố nào? Đây là thành phố rồi còn gì?!
- Một thành phố không chết kia... đây là thành phố chết!
Ông khách nói, nhăn nhó với vẻ thất vọng. Chắc là ông ta say đứt đi rồi!
Nghe xong, anh Mọn chớp chớp mắt, rồi nghĩ ngay đến cái nghĩa địa gần nhà. Nó cũng là một thành phố đấy chứ, tuy nhỏ hơn nhưng cũng
giàu nghèo đủ cả. Anh nói bừa:
- Đựơc... Được rồi... Nghĩa địa chứ gì? Đến nghĩa địa cây số 52 nhé? Thành phố lớn đấy... Đi... về... trọn gói bốn chục...
Em chở nhiều vị như thế rồi! Thưa ông anh...
- Nghĩa địa à?
Ông khách tròn mắt, tay rút lại cà-ra-vát đang xệ xuống tận ngực.
- Thì nghĩa địa là nơi không chết nữa... Du lịch nghĩa địa rất tốt... Thưa ông anh...
Anh Mọn vừa nói vừa khom người phủi phủi nệm xe mời mọc!
- Rất tốt à?
Ông khách dướn người, nhìn anh Mọn chăm chú. Hình như chuyện “du lịch nghĩa địa” làm ông tỉnh rượu.
Thấy ông khách có vẻ “ngọn cỏ gió đùa”, anh Mọn mạnh dạn, tiếp:
- Đúng... Thăm trước cái nơi thế nào mình cũng phải ở... Sao lại không tốt... Thưa ông anh...
Ông khách trề môi, ngước mặt lên trời nhìn đám mây phi nhanh như ngựa chạy, ông gục gặc đầu rồi cười phá ra, đoạn ông móc gói Man-bô-rô ra hút,
chìa anh một điếu, trong mắt ông có niềm vui lướt nhanh:
- Chở ta đi... phải... Để ta coi vài kiểu nhà dặn lại con cháu... Tiền đây...
Ông khách rút ví lấy một tờ năm chục đập vào tay anh Mọn một cách dứt khoát. Ông cười hề hề:
- Cầm luôn... chú mầy khá... Làm hướng dẫn viên luôn cho ta chớ?
- Dĩ nhiên... Thưa ông anh!
Anh Mọn cất tiền vào túi, cài nút cẩn thận, cười toe toét, ló hai chiếc răng sún.
Ông khách vào xích-lô, ngồi tréo chân chữ ngũ, ngã người ra sau, phì phèo thuốc lá. Anh Mọn cũng thót lên yên, gò lưng đạp. Anh thấy mình không
là loại cây có củ nữa, mà là loại cây có trái hẳn hoi, giá trị rất dễ thấy, nó nằm ngay trong túi áo anh vừa cài nút!
♣
Anh Mọn (tên đầy đu:û Nguyễn Văn Bé Mọn) nay 27, cao1m9, có nghề xích-ô từ nhỏ. Trông anh như người thượng cổ còn sót lại.
Râu tóc như rễ tre, ngực tay lông lá, mũi hểnh (nămg ngửa ngủ, nước nhễu vào), xương hàm vầu ra, hai nếp nhăn dao xé nơi khóe miệng...
nhưng anh lại có đôi mắt thật hiền, đôi mắt của loài bò nghé.
Nhà anh (một cái trại thì đúng hơn!) nằm sát nghĩa địa cây số 52.
Mùa hè năm kia, bụng anh bỗng sưng to, cứng lên như cái vò sành, chạm vào rất đau đớn, da lại vàng như nghệ.
Anh nằm ngửa thở phì phèo chờ chết!
Nhà quá nghèo, không đi bác sĩ nổi, vợ anh lập bàn thiên tại nghĩa địa, chị phục xuống đất cát, khấn vái suốt đêm, kiên trì cả tuần không
ngủ, đầu tóc bơ phờ, quần áo lấm láp... Lạ thay! Anh khỏi bệnh! Không chết! Nhưng cuối năm ấy, vợ anh lại chết vì tai biến mạch máu não.
Anh khóc thảm thiết, suýt mù mắt.
Nay anh chỉ một mình, ăn đâu cũng được, ngủ đâu cũng xong, như đám mây trên trời, tụ cũng được mà tan cũng được, không quan trọng gì!
♣ ♣
Khi xe xich-lô ra đến quốc lộ 1A, anh gợi chuyện với ông khách:
- Đi dạo giữa những mồ mả... thích thú không gì bằng! Thưa ông anh!
Ông khách ngồi trong xich-lô im lặng không nói gì. Ông lơ đãng hút thuốc.
Anh Mọn vừa đạp vừa nói tiếp:
- Nhất là đi lúc chiều tà... thâm vào đêm một chút càng tốt... Người chết họ hiền lắm... Không như người sống...
“Bà đầm” em quí trọng người chết... Nay em cũng thế...
Ông khách vẫn im thin thít. Hình như ông ta đang suy nghĩ, hay buồn phiền, hay đang khóc thầm, chẳng hiểu!
Anh Mọn lại tiếp, giọng to hơn:
- Ông anh sẽ ngắm một ngôi mộ nguy nga xây 100 triệu... Ông anh sẽ nhìn một nấm mộ đất thấp lè tè mà tấm bia chỉ là hòn dá nhặt ngoài đường,
được nguệch ngoạc bằng mấy chữ sơn đen... Lạ kỳ... Ông anh sẽ thấy nó cũng vậy... Rồi ông anh thương cả hai...
Không nghe động tĩnh, hình như ông khách đã ngủ. Anh Mọn giật thả cái cần thắng xe kêu “tróc... tróc”, anh nói lớn:
- Ông anh ngủ rồi à?
- Không... Ta đang nghe...
- Ý ông anh thế nào?
- Ý ta... chết là xong... nhưng con cháu không cho ta xong... chúng nó sẽ đình đám rình rang đấy...
- Đúng vậy... Thưa ông anh... nghĩa địa là nơi người sống nổ lực của cải để tròn chữ “hiếu” chữ “thương”... Thế cụ ông cụ bà mất,
ông anh có rình rang không?
- Có.
- Thế sao ông anh lại trách con cháu?
- Thôi... không trách nữa... Chú lung tung quá... Ta đang nhức đầu...
Anh Mọn cười thầm. Anh bỗng thấy mến ông khách. Ông ấy cứ như người chết rồi! Dễ thương thật! Anh Mọn lại hỏi:
- Ông anh ở đâu?
- Ở nghĩa địa...
- Hừ... Ông anh giỡn hoài...
- Thì trước sau gì cũng ở...
- Đúng vậy... Thưa ông anh... Em cũng thế! Trên đời chỉ có chết là to nhất, không có gì to hơn... Cái chết chẳng biết ở đâu,
nó mò ra... chạm nhẹ vào ta... là ra nghĩa địa... Có thể nó ở trong cái chai cũng nên, hay trong mũi dao, trên giường,
trong cây gai, nơi lốp xe... thậm chí trong cả nụ cười của người đẹp... cũng nên!
- Chú là nhà thơ à?
- Không... Nhà xích-lô... Những chuyện ấy là của “bà đầm” em đấy!
- Thế “bà đầm” nay bao nhiêu?
- Ba mươi... Lớn hơn em ba niên... Một bậc kiên nhẫn hy sinh cho kẻ khác... Kẻ khác ấy là em...
và cả những người em không biết...
- Ối dào! Nịnh vợ quá ta!
- Không phải nịnh... mà là hiển nhiên như thế... Ông anh ở bên Tây về thăm quê chắc? Nghĩa địa bên ấy ra sao?
Đến đây, ông khách không trả lời mà ra lệnh:
- Đạp quay trở về.
- Chưa tới nghĩa địa mà...
- Lòng ta đã sẵn một nghĩa địa rồi!... Không đi kiếm đâu xa...
- Ồ!... Ra vậy! Lòng em cũng có một nghĩa địa xâu xấu từ một năm nay...
- Quay về... nhanh lên...
- Dĩ nhiên... Thưa ông anh!... “Nghĩa địa em” sẵn sàng chở “Nghĩa địa ông anh” đi đâu cũng được...
Vừa nói, anh Mọn vừa nhìn qua nhìn lại, rồi cua xe, anh gò lưng đạp về hướng thị xã.
Có lẽ cái ông khách này giàu, nhưng đang thất tình đây!? Khổ!... Anh Mọn chuyển hướng câu chuyện:
- Rút cục... chỉ có người tình là quan trọng ngang hàng với nghĩa địa mà thôi...
- Thế à...?!
Giọng ông khách có vẻ giật mình và run run.
Anh Mọn nói tiếp:
- “Bà đầm” em bảo thế... Bà ấy còn bảo chỉ hai nơi ấy là cái máng còn lại duy nhất để ta rót hết đời sống vào...
- Ôi dào...! Quá đúng!
- Thế ông anh cũng cho đúng à?
Ông khách nín thinh. Ông đốt thuốc chìa lên cho anh một điếu. Anh Mọn đỡ lấy, rít liền mấy hơi, phà khói mù mịt.
- Chú nói... nói... nữa ta nghe... “Bà đầm” còn bảo gì nữa...
- À... “Bà đầm” em còn nói... Sống một kiếp người... thì ngu muội cũng là cái quyền mình cần phải tranh đấu mà giành lấy...
Trong ấy đựng nhiều hạnh phúc lắm... Nhưng khi lấy em... Bà ấy khôn quá...
nên chẳng có hạnh phúc gì... mà chỉ có đọa đày!...
- Ối trời...! “Bà đầm” dám nói vậy?
- “Bà đầm” em là bà Thánh mà... Bà sợ ai mà không dám! “Bà đầm” em còn nói... Hạnh phúc sẽ “tiêu tán đường” nếu quá mơ ước nó...
Hạnh phúc đơn sơ lấm láp lắm... Hạnh phúc biết cười biết khóc...
- Nói nữa đi... Nghe được...
- Không nhớ nổi... Đại khái là thế...
Đột ngột, ông khách la lên:
- Quay xe lại... Chở ta đi nghĩa địa... Ta và chú sẽ đi dạo trong chiều tà...
Bảo “bà đầm” chú nấu cơm ta ăn luôn... Tiền đây...
Ông khách rút một xấp tiền, chìa lên phía mui xích-lô.
- Nhưng “bà đầm” em chết rồi...! Năm ngoái... Thưa ông anh!
- Hả...?!
Xấp tiền rớt khỏi tay ông khách, bay lung tung xuống mặt đường nhựa. Anh Mọn thắng xe, nhảy xuống lượm gom lại.
Ông khách như trúng gió, sùi bọt mép, môi mắt giật giật, nhưng cố thều thào:
- Chết thật rồi ư...!
Nhưng ông lấy lại được bình tĩnh rất nhanh. Ông giống Rô-bốt quá chừng!
Anh Mọn đem tiền lại, ông khách xua tay, nói như hét:
- Cho chú... Chở ta về thành phố... Vào quán rượu ngay...
Anh Mọn cất tiền vào túi, những 6 tờ năm chục, anh lại thấy mình là loại cây có trái hẳn hoi, mà sai trái nữa chứ!
Anh cua xe lại, thót lên yên, rướn cẳng đạp về thành phố.
- “Bà đầm” chú chết bệnh gì?
- Tai biến máu não.
- Thế mộ ở đâu?
- Ngoài nghĩa dịa... Chỉ là một nấm đất lè tè...
- Vợ chồng chú có con không?
- Không.
Ông khách lại la lớn:
- Quay xe trở lại nghĩa địa...
Anh Mọn lại ngoan ngoãn ngó trước ngó sau rồi cua xe lại hướng nghĩa địa. Giờ thì anh có thể đạp chạy vòng tròn một chỗ cũng được,
miễn là ông khách muốn!
Đi một quãng, chẳng biết suy nghĩ gì, ông khách lại hét lớn:
- Quay xe lại thành phố... Vào ngay quán rượu... Ta không cần nghĩa địa...
Anh Mọn lại nhẫn nại quay xe, gò lưng đạp về hướng thành phố.
♣ ♣ ♣
Tại nhà hàng Phương Phương, ông khách lôi anh Mọn vào cùng uống. Ông khách uống tợn, không ăn gì. Đã hết một chai Remy Martin, ông gọi chai nữa. Ông ngồi nóng nảy, loay hoay và loạng choạng. Bỗng ông chống hai tay lên bàn, rướn người nhìn sững anh Mọn có đến một phút, rồi nước mắt trào ra. Ông run rẩy móc ví rút khoảng 20 tờ 100 đô la dúi vào túi áo anh Mọn. Anh Mọn cản lại, nhưng ông giận dữ hét toáng lên như người điên:
- Chú mày không thương “bà đầm” à?
Rồi thật đột ngột, ông dịu xuống mếu máo:
- Bà Thánh của chú... cũng là bà Thánh của ta... Chỉ là ít tiền xây mộ thôi mà...!
Anh Mọn sững sờ cầm lấy xấp tiền, anh thấy mặt ông khách đầy nước mắt...
Anh cũng khóc hu hu như trẻ con:
- Cảm ơn ông anh... Ông anh cũng quen “bà đầm” em à?
Anh quệt ống tay áo chùi nước mắt:
- Cho dù ông anh là gì đi nữa... Chồng hay người tình cũng được... “bà đầm” em có quyền như thế...
Em đây cũng cảm ơn... Cũng ghi ơn...
Anh Mọn chống tay đứng dậy, mếu máo tiếp:
- Ngày mai em cho xây mộ ngay... Em khắc vào tấm bia thế này: Đồng lập mộ: Nguyễn Văn Bé Mọn và ông anh nghĩa địa...
Như thế có được không?
Ông khách thẫn thờ:
- Được.
- Em xin kiếu ông anh. Xin về trước...
- Được.
Anh Mọn loạng choạng bước ra khỏi nhà hàng Phương Phương. Thành phố đã lên đèn từ lâu. Anh vừa đi vừa nhét xấp tiền vào túi, gài nút cẩn thận,
sợ rớt cả ngôi mộ bà Thánh của hai người. Anh đến chiếc xích-lô của mình, đang nằm âm u dưới bóng đen của Tầm Sét, một cây Tầm Sét khác cây
Tầm Sét ban mai...-./.
Nhà anh (một cái trại thì đúng hơn!) nằm sát nghĩa địa cây số 52.
Mùa hè năm kia, bụng anh bỗng sưng to, cứng lên như cái vò sành, chạm vào rất đau đớn, da lại vàng như nghệ. Anh nằm ngửa thở phì phèo chờ chết!
Nhà quá nghèo, không đi bác sĩ nổi, vợ anh lập bàn thiên tại nghĩa địa, chị phục xuống đất cát, khấn vái suốt đêm, kiên trì cả tuần không ngủ, đầu tóc bơ phờ, quần áo lấm láp... Lạ thay! Anh khỏi bệnh! Không chết! Nhưng cuối năm ấy, vợ anh lại chết vì tai biến mạch máu não. Anh khóc thảm thiết, suýt mù mắt.
Nay anh chỉ một mình, ăn đâu cũng được, ngủ đâu cũng xong, như đám mây trên trời, tụ cũng được mà tan cũng được, không quan trọng gì!
- Đi dạo giữa những mồ mả... thích thú không gì bằng! Thưa ông anh!
Ông khách ngồi trong xich-lô im lặng không nói gì. Ông lơ đãng hút thuốc.
Anh Mọn vừa đạp vừa nói tiếp:
- Nhất là đi lúc chiều tà... thâm vào đêm một chút càng tốt... Người chết họ hiền lắm... Không như người sống... “Bà đầm” em quí trọng người chết... Nay em cũng thế...
Ông khách vẫn im thin thít. Hình như ông ta đang suy nghĩ, hay buồn phiền, hay đang khóc thầm, chẳng hiểu!
Anh Mọn lại tiếp, giọng to hơn:
- Ông anh sẽ ngắm một ngôi mộ nguy nga xây 100 triệu... Ông anh sẽ nhìn một nấm mộ đất thấp lè tè mà tấm bia chỉ là hòn dá nhặt ngoài đường, được nguệch ngoạc bằng mấy chữ sơn đen... Lạ kỳ... Ông anh sẽ thấy nó cũng vậy... Rồi ông anh thương cả hai...
Không nghe động tĩnh, hình như ông khách đã ngủ. Anh Mọn giật thả cái cần thắng xe kêu “tróc... tróc”, anh nói lớn:
- Ông anh ngủ rồi à?
- Không... Ta đang nghe...
- Ý ông anh thế nào?
- Ý ta... chết là xong... nhưng con cháu không cho ta xong... chúng nó sẽ đình đám rình rang đấy...
- Đúng vậy... Thưa ông anh... nghĩa địa là nơi người sống nổ lực của cải để tròn chữ “hiếu” chữ “thương”... Thế cụ ông cụ bà mất, ông anh có rình rang không?
- Có.
- Thế sao ông anh lại trách con cháu?
- Thôi... không trách nữa... Chú lung tung quá... Ta đang nhức đầu...
Anh Mọn cười thầm. Anh bỗng thấy mến ông khách. Ông ấy cứ như người chết rồi! Dễ thương thật! Anh Mọn lại hỏi:
- Ông anh ở đâu?
- Ở nghĩa địa...
- Hừ... Ông anh giỡn hoài...
- Thì trước sau gì cũng ở...
- Đúng vậy... Thưa ông anh... Em cũng thế! Trên đời chỉ có chết là to nhất, không có gì to hơn... Cái chết chẳng biết ở đâu, nó mò ra... chạm nhẹ vào ta... là ra nghĩa địa... Có thể nó ở trong cái chai cũng nên, hay trong mũi dao, trên giường, trong cây gai, nơi lốp xe... thậm chí trong cả nụ cười của người đẹp... cũng nên!
- Chú là nhà thơ à?
- Không... Nhà xích-lô... Những chuyện ấy là của “bà đầm” em đấy!
- Thế “bà đầm” nay bao nhiêu?
- Ba mươi... Lớn hơn em ba niên... Một bậc kiên nhẫn hy sinh cho kẻ khác... Kẻ khác ấy là em... và cả những người em không biết...
- Ối dào! Nịnh vợ quá ta!
- Không phải nịnh... mà là hiển nhiên như thế... Ông anh ở bên Tây về thăm quê chắc? Nghĩa địa bên ấy ra sao?
Đến đây, ông khách không trả lời mà ra lệnh:
- Đạp quay trở về.
- Chưa tới nghĩa địa mà...
- Lòng ta đã sẵn một nghĩa địa rồi!... Không đi kiếm đâu xa...
- Ồ!... Ra vậy! Lòng em cũng có một nghĩa địa xâu xấu từ một năm nay...
- Quay về... nhanh lên...
- Dĩ nhiên... Thưa ông anh!... “Nghĩa địa em” sẵn sàng chở “Nghĩa địa ông anh” đi đâu cũng được...
Vừa nói, anh Mọn vừa nhìn qua nhìn lại, rồi cua xe, anh gò lưng đạp về hướng thị xã.
Có lẽ cái ông khách này giàu, nhưng đang thất tình đây!? Khổ!... Anh Mọn chuyển hướng câu chuyện:
- Rút cục... chỉ có người tình là quan trọng ngang hàng với nghĩa địa mà thôi...
- Thế à...?!
Giọng ông khách có vẻ giật mình và run run.
Anh Mọn nói tiếp:
- “Bà đầm” em bảo thế... Bà ấy còn bảo chỉ hai nơi ấy là cái máng còn lại duy nhất để ta rót hết đời sống vào...
- Ôi dào...! Quá đúng!
- Thế ông anh cũng cho đúng à?
Ông khách nín thinh. Ông đốt thuốc chìa lên cho anh một điếu. Anh Mọn đỡ lấy, rít liền mấy hơi, phà khói mù mịt.
- Chú nói... nói... nữa ta nghe... “Bà đầm” còn bảo gì nữa...
- À... “Bà đầm” em còn nói... Sống một kiếp người... thì ngu muội cũng là cái quyền mình cần phải tranh đấu mà giành lấy... Trong ấy đựng nhiều hạnh phúc lắm... Nhưng khi lấy em... Bà ấy khôn quá... nên chẳng có hạnh phúc gì... mà chỉ có đọa đày!...
- Ối trời...! “Bà đầm” dám nói vậy?
- “Bà đầm” em là bà Thánh mà... Bà sợ ai mà không dám! “Bà đầm” em còn nói... Hạnh phúc sẽ “tiêu tán đường” nếu quá mơ ước nó... Hạnh phúc đơn sơ lấm láp lắm... Hạnh phúc biết cười biết khóc...
- Nói nữa đi... Nghe được...
- Không nhớ nổi... Đại khái là thế...
Đột ngột, ông khách la lên:
- Quay xe lại... Chở ta đi nghĩa địa... Ta và chú sẽ đi dạo trong chiều tà... Bảo “bà đầm” chú nấu cơm ta ăn luôn... Tiền đây...
Ông khách rút một xấp tiền, chìa lên phía mui xích-lô.
- Nhưng “bà đầm” em chết rồi...! Năm ngoái... Thưa ông anh!
- Hả...?!
Xấp tiền rớt khỏi tay ông khách, bay lung tung xuống mặt đường nhựa. Anh Mọn thắng xe, nhảy xuống lượm gom lại.
Ông khách như trúng gió, sùi bọt mép, môi mắt giật giật, nhưng cố thều thào:
- Chết thật rồi ư...!
Nhưng ông lấy lại được bình tĩnh rất nhanh. Ông giống Rô-bốt quá chừng!
Anh Mọn đem tiền lại, ông khách xua tay, nói như hét:
- Cho chú... Chở ta về thành phố... Vào quán rượu ngay...
Anh Mọn cất tiền vào túi, những 6 tờ năm chục, anh lại thấy mình là loại cây có trái hẳn hoi, mà sai trái nữa chứ!
Anh cua xe lại, thót lên yên, rướn cẳng đạp về thành phố.
- “Bà đầm” chú chết bệnh gì?
- Tai biến máu não.
- Thế mộ ở đâu?
- Ngoài nghĩa dịa... Chỉ là một nấm đất lè tè...
- Vợ chồng chú có con không?
- Không.
Ông khách lại la lớn:
- Quay xe trở lại nghĩa địa...
Anh Mọn lại ngoan ngoãn ngó trước ngó sau rồi cua xe lại hướng nghĩa địa. Giờ thì anh có thể đạp chạy vòng tròn một chỗ cũng được, miễn là ông khách muốn!
Đi một quãng, chẳng biết suy nghĩ gì, ông khách lại hét lớn:
- Quay xe lại thành phố... Vào ngay quán rượu... Ta không cần nghĩa địa...
Anh Mọn lại nhẫn nại quay xe, gò lưng đạp về hướng thành phố.
- Chú mày không thương “bà đầm” à?
Rồi thật đột ngột, ông dịu xuống mếu máo:
- Bà Thánh của chú... cũng là bà Thánh của ta... Chỉ là ít tiền xây mộ thôi mà...!
Anh Mọn sững sờ cầm lấy xấp tiền, anh thấy mặt ông khách đầy nước mắt... Anh cũng khóc hu hu như trẻ con:
- Cảm ơn ông anh... Ông anh cũng quen “bà đầm” em à?
Anh quệt ống tay áo chùi nước mắt:
- Cho dù ông anh là gì đi nữa... Chồng hay người tình cũng được... “bà đầm” em có quyền như thế... Em đây cũng cảm ơn... Cũng ghi ơn...
Anh Mọn chống tay đứng dậy, mếu máo tiếp:
- Ngày mai em cho xây mộ ngay... Em khắc vào tấm bia thế này: Đồng lập mộ: Nguyễn Văn Bé Mọn và ông anh nghĩa địa... Như thế có được không?
Ông khách thẫn thờ:
- Được.
- Em xin kiếu ông anh. Xin về trước...
- Được.
Anh Mọn loạng choạng bước ra khỏi nhà hàng Phương Phương. Thành phố đã lên đèn từ lâu. Anh vừa đi vừa nhét xấp tiền vào túi, gài nút cẩn thận, sợ rớt cả ngôi mộ bà Thánh của hai người. Anh đến chiếc xích-lô của mình, đang nằm âm u dưới bóng đen của Tầm Sét, một cây Tầm Sét khác cây Tầm Sét ban mai...-./.