T
ết Dương lịch (hay còn gọi là Tết Tây).
Là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm của nhiều dân tộc và nền văn hóa trên thế giới. Ngày năm mới của lịch Gregorius rơi vào ngày 1 tháng 1, cũng là ngày được áp dụng trong lịch La Mã cũ và lịch Julius . Thứ các tháng trong năm là từ tháng 1 đến tháng 12 trong lịch La Mã cổ trong suốt triều đại vua Numa Pompilius khoảng năm 700 trước Công nguyên, theo như Plutarchus và Macrobius , và được tiếp tục sử dụng cho đến ngày nay. Ở nhiều quốc gia như Cộng hòa Séc , Italy , Tây Ban Nha , vương quốc Anh và Hoa Kỳ , ngày 1/1 là ngày lễ quốc gia.
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết).
Là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam , cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch)
Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch . Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo Âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên... Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ .
Theo Âm lịch năm 2025 thì ngày mùng 1 TẾT sẽ vào ngày 29 tháng 1 năm 2025
Câu đối Tết
Để trang hoàng nhà cửa và để thưởng Xuân, trước đây từ các nho học cho tới những người bình dân “tồn cổ” vẫn còn trọng tục treo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào cho nên còn được gọi là câu đối đỏ. Bản thân chữ “câu đối đỏ” cũng xuất hiện trong câu đối Tết sau:
Thịt mỡ , dưa hành , câu đối đỏ
Cây nêu , tràng pháo , bánh chưng xanh .
Câu đối thuộc thể loại văn biền ngẫu, gồm hai vế đối nhau nhằm biểu thị một ý chí, quan điểm, tình cảm của tác giả trước một hiện tượng, một sự việc nào đó trong đời sống xã hội. Câu đối là một trong những thể loại của Văn học Trung Quốc và Việt Nam . Ngoài ra, ngày nay vẫn còn tồn tại tục “xin chữ” lấy hên đầu năm, với việc mua những tấm thư pháp viết chữ Hán, chữ Nôm, chữ Việt, với mục đích ấy, nhiều phố ông đồ với những ông đồ viết những tấm thư pháp bằng chữ Hán , chữ Nôm , chữ Việt đã được tái lập tại Sài Gòn và Hà Nội.
Hoa Tết
Ngoài hai loại hoa đặc trưng cho Tết là đào và mai, hầu như nhà nào cũng có thêm những loại hoa để thờ cúng và hoa trang trí. Hoa thờ cúng có thể như hoa vạn thọ , cúc , lay ơn , hoa huệ ...; hoa để trang trí thì muôn màu sắc như hoa hồng , hoa thủy tiên , hoa lan , hoa thược dược , hoa violet , hoa đồng tiền ... Ngoài ra, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn, huệ tây, lá măng, thạch thảo... cắm kèm sẽ tạo sự phong phú và mang ý nghĩa sum họp cho bình hoa ngày tết. Màu sắc tươi vui chủ đạo của bình hoa cũng ngụ ý cầu mong một năm mới làm ăn phát đạt, gia đình an khang và sung túc.
- Hoa Đào
Miền Bắc thường chọn cành đào đỏ để cắm trên bàn thờ hoặc cây đào trang trí trong nhà, theo quan niệm người Trung Quốc, đào có quyền lực trừ ma và mọi xấu xa, màu đỏ chứa đựng sinh khí mạnh, màu đào đỏ thắm là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.
- Hoa Mai
Hoa Mai, với Miền Nam nước Việt , nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nảy mầm mỗi dịp Xuân về Tết đến. Miền Trung và miền Nam lại hay dùng cành mai vàng hơn miền Bắc, màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang, màu vàng còn tượng trưng cho vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong Ngũ hành , theo quan điểm người Việt, Thổ nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng được tượng trưng cho sự phát triển nòi giống. Đối với người miền Nam, nếu hoa Mai nở đúng vào lúc đón giao thừa hay nở vào sáng sớm ngày mùng một Tết thì điều đó có nghĩa là sự may mắn, thịnh vượng, và hạnh phúc sẽ đến với cả gia đình trong năm đó.
Ca khúc “Anh cho em mùa Xuân”
Mỗi độ Xuân về, nhạc bản “Anh cho em mùa Xuân” lại vang lên các nơi, và hầu như người Việt nào cũng có thể hát theo.
Với giai điệu rộn ràng của một ca khúc Xuân, bài hát này đặc biệt được mến chuộng là do lời ca thiết tha yêu thương, mang hình ảnh quê hương với những mong ước đơn sơ hiền hòa. Đã gần năm mươi năm nay, “Anh cho em mùa Xuân” trở nên nhạc khúc không thể thiếu khi nhà nhà đón Xuân sang.
Theo tài liệu thì vào Tết Đinh Hợi năm 2007, Tuổi Trẻ Online (là một trang báo mạng trong nước) tổ chức cuộc thi bình chọn ca khúc Xuân hay nhất. Kết quả là bài “Anh cho em mùa Xuân” đứng đầu. Điều đáng nói là cuộc thi do một tờ báo trong nước tổ chức, mà bài “Anh cho em mùa Xuân” là một nhạc phẩm được viết ở miền Nam trước 1975.
Nhà thơ Kim Tuấn
Tên thật là Nguyễn Phước Vĩnh Khuê, ông sinh năm 1938 tại Huế nhưng quê gốc ở Hà Tĩnh. Ông là hậu duệ 5 đời Tùng Thiện Vương Miên Thẩm . Từ năm 1975 ông ở Saigon, dạy tiếng Anh, và dạy nghề cho những trẻ bụi đời tại Khánh Hội. Mãi đến năm 1990, ông mới xuất bản tập thơ “Thời của trái tim hồng”. Ông có nhiều bài thơ phổ nhạc đặc sắc mà tiêu biểu là Anh cho em mùa xuân ( Nguyễn Hiền ) và Những bước chân âm thầm ( Y Vân ). Đêm Trung Thu 2003, ông đi dự lễ phát quà cho trẻ em nghèo tại trường ông, về nhà ăn bánh, uống trà, ngắm trăng với vợ con rồi đột ngột bị nhồi máu cơ tim và qua đời.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền:
Sinh năm 1927 tại Hà Nội . Bắt đầu học nhạc từ năm 1935, ông đã học và sử dụng dương cầm , vĩ cầm , phong cầm . Năm 18 tuổi, ông phổ nhạc cho bài thơ “Người em nhỏ” của Thiệu Giang, một người bạn của ông. Năm 1950, ông là nhạc trưởng của ban nhạc “Hotel de Paris” tại Hà Nội. Ông lập gia đình năm 1953 rồi vào miền Nam. Năm 1988, nhạc sĩ Nguyễn Hiền và gia đình định cư tại Hoa Kỳ theo diện ODP . Ông cùng cố nhạc sĩ Ngọc Bích và một số người bạn lập ra ban Saigon Band ở Little Saigon , Westminster, California.
Năm 2004 ông được Trung tâm Thúy Nga mời đến Toronto , Canada để thực hiện Đại nhạc hội Paris By Night 74 với chủ đề Hoa bướm ngày xưa nhằm vinh danh ông cùng với hai nhạc sĩ khác là Huỳnh Anh và Song Ngọc . Nguyễn Hiền qua đời vào ngày 23/12/2005 tại California.
Xuất xứ bản nhạc
Tác giả Nguyễn Hiền là một nhạc sĩ miền Nam. Cơ duyên đưa đến tay ông bài thơ “Nụ hoa vàng ngày Xuân” của nhà thơ Kim Tuấn vào đầu Xuân 1962. Trong không khí Xuân tràn trề, những câu thơ dễ thương gây cảm hứng để nhạc sĩ Nguyễn Hiền phổ ngay thành bài “Anh cho em mùa Xuân”. Bài hát này đã vượt mọi giới hạn và được dân chúng trong nước mến chuộng tới mức chọn là Ca khúc Xuân hay nhất, trên tất cả những bài ca khác.
Nhạc sĩ Nguyễn Hiền thuật lại:
“Nói về bản nhạc ấy, xuất xứ của nó là vào năm 1962, mùng 5 Tết hãy còn hương vị Tết, tôi đi làm, thấy có một tập thơ để trước bàn tôi ở văn phòng, nhan đề là 40 bài thơ của Vương Đức Lệ, Định Giang, Kim Tuấn và một nhà thơ khác. Lật xem thì tôi thấy có bài thơ 5 chữ tên là “Nụ hoa vàng ngày Xuân” thấy hay hay thì tôi mới nảy ý phổ nhạc. Tôi hoàn tất trong buổi sáng hôm đó.
Đến sáng hôm sau thì có một nhà thơ trẻ, xưng danh là Kim Tuấn “Đến gặp anh để hỏi thăm là hôm qua có để cái tập 40 bài thơ thì anh đã nhận được chưa?”
Tôi bảo “Nhận được rồi, mà có một bài chắc là của anh, tên nó là “Nụ hoa vàng ngày Xuân” thì tôi đã phổ rồi nhưng mà tôi đặt tựa đề, lấy câu thơ đầu là “Anh cho em mùa Xuân”. Nghe thế, anh ấy rất vui mừng.
Cái bài ấy, thơ 5 chữ, nét nhạc đầu tiên thì tôi dùng ba câu “Anh cho em mùa Xuân/ Nụ hoa vàng mới nở/ Chiều Đông nào nhung nhớ” thì buồn cười là ghép 3 câu thơ thành một câu nhạc. Từ cái ý nhạc ấy, chúng tôi phát triển.
Mùa xuân của “Anh cho em mùa xuân” là xuân của trời đất giao mùa, là xuân của “lộc non vừa trẩy lá”, là vẻ e ấp của “nụ hoa vàng mới nở”. Trong cái nắng sớm của ngày đầu xuân có chút se se lạnh của chiều cuối đông còn rớt lại, có chút vấn vương của “chiều đông nào nhung nhớ”, có chút hơi hướng của đông tàn, xuân mới vừa sang...
Đôi lúc việc thay đổi hoặc hát sai lời nhạc cũng làm giảm phần nào cái đẹp và độ truyền cảm của bài nhạc gửi đến người nghe.
Đường lao xao lá đầy
Chân bước mòn vỉa phố
Mắt buồn vin ngọn cây...
(không phải là “mắt buồn... nhìn ngọn cây”)
Chữ “vin” ấy nghe rất thơ. Những chữ “lao xao” và “mòn” ấy nghe cũng rất thơ.
Hai câu hát trong bài được ca sĩ… hát sai nhiều nhất:
Đất mẹ gầy có lúa/ Đồng ta xanh mấy mùa
Câu thứ nhất, “đất mẹ gầy có lúa” , là ước mơ đơn sơ của Kim Tuấn bài thơ gửi về quê mẹ Hà Tĩnh (vùng “đất cày lên sỏi đá”), được nhiều ca sĩ đổi thành “đất mẹ gầy… cỏ lúa”, hoặc “đất mẹ gầy… cỏ úa”, hoặc “đất mẹ... đầy cỏ lúa”!?! Câu thứ hai, “đồng ta xanh mấy mùa”, ước mơ khác, được nhiều ca sĩ đổi thành “đồng xa xanh mấy mùa”, hoặc... “đồng xanh xa mấy mùa”!?!
Sau câu thơ “lộc non vừa trẩy lá”, những câu nào không giữ nguyên được thì nhạc sĩ Nguyễn Hiền bèn thay đổi chút ít, trong lúc vẫn giữ ý chính của câu thơ. Lạ một điều, những câu ông đổi nghe rất thơ, và có phần... thơ hơn cả tác giả bài thơ. Chẳng hạn:
“Con chim mừng ríu rít” đổi thành “bầy chim lùa vạt nắng”
“Ngoài đê diều thẳng cánh” đổi thành “ngoài đê diều căng gió”
“Câu hát hò vẳng đưa” đổi thành “thoảng câu hò đôi lứa”
“Trẻ đùa vui nơi nơi” đổi thành “trẻ nô đùa khắp trời”
“Nắng vàng trên ngọn cây” đổi thành “rung nắng vàng ban mai”
Người nhạc sĩ đã “làm mới” thơ, đã làm thơ “thơ” thêm một lần nữa.
Tâm hồn nhạc sĩ Nguyễn Hiền vốn nhạy bén với thơ, dễ bắt được những tần số rung động của thơ. Ông đã “nâng” thơ lên, đã chắp cho thơ “đôi cánh nhạc”, đã tặng thêm cho bài thơ một đời sống khác. Ngôn ngữ nhạc quyện lấy ngôn ngữ thơ, khiến thơ bay lên, nhạc cũng bay lên. “Nụ hoa vàng ngày xuân” đã bước ra khỏi những trang thơ để hóa thành một trong những bài nhạc xuân hay nhất.
Trong giây phút linh thiêng của Mùa Xuân mới, Mùa Xuân của “Anh cho em mùa Xuân” là Xuân của trời đất giao mùa, là Xuân của “lộc non vừa trẩy lá”, là vẻ e ấp của “nụ hoa vàng mới nở”… chúng ta chào năm mới - Chào Xuân Mới !
Chúc cho Việt Nam: Tiếp nối truyền thống yêu nước của cha ông, tạo thành sức mạnh đoàn kết tiến lên dựng xây Đất nước Tự lực tự cường - “Khai dân trí - Chấn dân khí - Hậu dân sinh” (Phan Châu Trinh).
Chúc Quý Thân hữu khắp bốn phương và Huynh đệ trong gia quyến có một năm mới “Thân Tâm an lạc”.
Và cùng hát lên:
Anh Cho Em Mùa Xuân
- Thơ: Kim Tuấn - Nhạc: Nguyễn Hiền
Anh cho em mùa xuân/ Nụ hoa vàng mới nở/
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy/ Chân bước mòn vỉa phố/
Mắt buồn vin ngọn cây.
Anh cho em mùa xuân/ Mùa xuân này tất cả/
Lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời/ Bầy chim lùa vạt nắng/
Trong khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa/ đồng ta xanh mấy mùa
Ngoài đê diều căng gió/ thoảng câu hò đôi lứa
Trong xóm vang chuông chùa/ trăng sáng soi liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh/ cát trắng bờ quê xưa.
Anh cho em mùa xuân/ Trẻ nô đùa khắp trời/
Niềm yêu đời phơi phới
Bàn tay thơm sữa ngọt/ Giải đất hiền chim hót/
Mái nhà xinh kề nhau.
Anh cho em mùa xuân/ Đường hoa vào phố nhỏ/
Nhạc chan hoà đây đó
Tình yêu non nước này/ Bài thơ còn xao xuyến/
Rung nắng vàng ban mai.
Anh cho em mùa xuân/ Nhạc thả tràn muôn lối.
Cây nêu , tràng pháo , bánh chưng xanh .
Chân bước mòn vỉa phố
Mắt buồn vin ngọn cây...
(không phải là “mắt buồn... nhìn ngọn cây”)
- Thơ: Kim Tuấn - Nhạc: Nguyễn Hiền
Anh cho em mùa xuân/ Nụ hoa vàng mới nở/
Chiều đông nào nhung nhớ
Đường lao xao lá đầy/ Chân bước mòn vỉa phố/
Mắt buồn vin ngọn cây.
Anh cho em mùa xuân/ Mùa xuân này tất cả/
Lộc non vừa trẩy lá
Lời thơ thương cõi đời/ Bầy chim lùa vạt nắng/
Trong khói chiều chơi vơi.
Đất mẹ gầy có lúa/ đồng ta xanh mấy mùa
Ngoài đê diều căng gió/ thoảng câu hò đôi lứa
Trong xóm vang chuông chùa/ trăng sáng soi liếp dừa
Con sông dài mấy nhánh/ cát trắng bờ quê xưa.
Anh cho em mùa xuân/ Trẻ nô đùa khắp trời/
Niềm yêu đời phơi phới
Bàn tay thơm sữa ngọt/ Giải đất hiền chim hót/
Mái nhà xinh kề nhau.
Anh cho em mùa xuân/ Đường hoa vào phố nhỏ/
Nhạc chan hoà đây đó
Tình yêu non nước này/ Bài thơ còn xao xuyến/
Rung nắng vàng ban mai.
Anh cho em mùa xuân/ Nhạc thả tràn muôn lối.