Việt Văn Mới
Việt Văn Mới





POCAHONTAS & SAGAGAWEA :

Hai Cô Gái Da Đỏ Nổi Tiếng Thời Lập Quốc của Mỹ




T hời kỳ tiền sử của người bản địa Mỹ ngày càng trở nên phổ biến hơn khi được lấy làm mốc khởi đầu cho lịch sử của Hoa Kỳ. 

Người bản địa sống tại nơi mà ngày nay là Hoa Kỳ trước khi những người thực dân châu Âu bắt đầu đi đến, phần lớn là từ Anh Quốc, sau năm 1600. Vào thập niên 1770, Mười ba thuộc địa Anh có đến 2 triệu rưỡi người sinh sống. Các thuộc địa này thịnh vượng và phát triển nhanh chóng, phát triển các hệ thống pháp lý và chính trị tự chủ của chính mình. Nghị viện Anh Quốc áp đặt quyền lực của mình đối với các thuộc địa này bằng cách đặt ra các thứ thuế mới mà người Mỹ cho rằng là vi hiến bởi vì họ không có đại diện của mình trong nghị viện. Các cuộc xung đột ngày càng nhiều đã biến thành cuộc chiến tranh toàn lực, bắt đầu vào tháng 4/1775. Ngày 4/7/1776, các thuộc địa tuyên bố độc lập khỏi Vương quốc Anh bằng một văn kiện do Thomas Jefferson viết ra và trở thành bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và đầu tiên của thế giới.


-Thời kỳ Lập quốc


Trên núi Rushmore ở tiểu bang South Dakota, 100 năm qua vẫn sừng sững tượng cao 18 mét của 4 Tổng thống Mỹ tạc vào đá núi: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln (Trên núi, từ trái sang phải). Ước tính có khoảng 2 triệu du khách đến thăm di sản này mỗi năm. Họ đến đó để ngắm chân dung của 4 vị Tổng thống kiệt xuất và đọc lại bản Tuyên ngôn Độc lập cùng bản Hiến pháp của nước Mỹ. Đến đó, họ hiểu thêm về những tiền nhân đã khai quốc, mở mang bờ cõi và bảo vệ nền cộng hòa ra sao.


-Thời kỳ tiền sử của người bản địa Mỹ


Là cư dân tiên khởi ở lục địa Châu Mỹ trước khi Cristoforo Colombo "khám phá" đại lục này vào cuối thế kỷ 15. Các sắc tộc bản địa sinh sống ở cả Bắc lẫn Nam Mỹ. Hậu duệ của họ nay vẫn còn nhưng là thiểu số. Một số được đồng hóa và hòa nhập vào xã hội chung ở châu Mỹ. Họ cũng thường được gọi là thổ dân châu Mỹ, người da đỏ. (tiếng Anh để chỉ dân da đỏ: Native Americans, American Indians, Indians, hay Indigenous, Aboriginal hay Original Americans).

-Về nhân chủng học, thổ dân châu Mỹ đều thuộc đại chủng Á. Các giả thuyết hiện nay xác định tổ tiên của họ đã di cư sang Bắc Mỹ vào khoảng 13.500 năm trước đây. Vào thời kỳ 10.000 năm về trước là thời kỳ băng hà, mực nước biển thấp hơn hiện nay cỡ 120m, dải đất liền ở nơi nay là eo biển Bering nối liền hai châu lục. Sau này mực nước dâng, dải đất đó chìm và thành thềm lục địa hiện tại.

Họ sống thành những bộ lạc du cư, sinh sống bằng cách săn bắt thú và hái lượm.

-Tục lệ "bắt chồng" của thổ dân da đỏ mang tính cưỡng ép và thậm chí có phần khá... khôi hài: Những thổ dân da có tục lệ rất kỳ lạ đó là "bắt chồng". Người da đỏ vẫn theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ là những người có quyền hành cao nhất trong xã hội và họ có thể tự chỉ định người làm chồng của mình. 


Khu dành riêng cho người bản địa Mỹ (American Indian reservation)


Là một khu vực đất do một bộ lạc thổ dân người da đỏ điều hành dưới sự giám sát của Cục Bản địa vụ thuộc Bộ Nội vụ Hoa Kỳ. Có khoảng 210 khu dành riêng cho người bản địa Mỹ tại Hoa Kỳ, điều đó không có nghĩa là tất cả trên 550 bộ lạc người bản địa Mỹ, được công nhận tại Hoa Kỳ, có một khu dành riêng cho mình. Tổng diện tích của tất cả các khu dành riêng cho người bản địa Mỹ tại Hoa Kỳ là 55,7 triệu mẫu Anh(225.410 km²), chiếm 2,3% diện tích Hoa Kỳ.

Hiện nay, phần đông người bản địa Mỹ và người bản địa Alaska sống bên ngoài các Khu dành riêng. Theo điều tra dân số năm 2010, Mỹ có 5,2 triệu người có một phần hay toàn bộ dòng máu của người bản địa (2,9 triệu là hoàn toàn người bản địa), trong đó có 22% người sống trong các Khu dành riêng cho người bản địa.

-Tù trưởng Si’ahl (Seattle) của bộ lạc da đỏ Duwamish và Supuamish (Thành phố Seattle, bang Washington, bờ Tây của Mỹ, được đặt theo tên ông): năm 1854, Tổng thống Mỹ thứ 14 Franklin Pierce muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Seattle đã trả lời với người đại diện của TT Mỹ. Bài trả lời được Tiến sĩ Henry A.Smith ghi và dịch ra tiếng Anh. Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc:

"Bầu trời này, nguồn sưởi ấm đất đai của chúng tôi làm sao Ngài có thể mua bán nổi? Ý nghĩ sao mà lạ lùng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không có bầu không khí trong lành này và mặt nước long lanh, thì làm sao Ngài có thể mua nổi? …


1. Công chúa da đỏ Pocahontas-


Câu chuyện tình lãng mạn trong lịch sử Anh – Mỹ

Câu chuyện tình lãng mạn giữa công chúa Pocahontas và chàng John Smith trong bối cảnh mâu thuẫn hai dân tộc Anh – Mỹ dâng cao được Disney tái hiện qua bộ phim hoạt hình cùng tên năm 1995 khiến người xem bùi ngùi xúc động, nhưng ít ai biết sự thật đằng sau nó.

Pocahontas & ảnh màu in minh họa việc Pocahontas cứu John Smith.

Mặc dù hãng được biết đến với những bộ phim tưởng tượng, song nhiều người tin bộ phim này của Disney là câu chuyện tình chân thật về “nàng Pocahontas xinh đẹp đã cứu sống chàng John, song đôi uyên ương này lại có kết cục bi thương khi chàng John chia tay Pocahontas trở nước Anh để trị bệnh”. Trong khi sự thật về cuộc đời nàng Pocahontas lại khác xa bộ phim này.

Pocahontas sinh năm 1595, là con gái tù trưởng Powhatan. Cô sinh ra tại bộ lạc Matoaka và còn có tên khác là Amonute. “Pocahontas” là biệt danh dùng để chỉ những đứa trẻ “ngỗ nghịch” và “hư hỏng”. Vào thời đó, có khoảng 30 bộ lạc nói tiếng Algonquian, và bộ lạc Matoaka ở Tidewater thuộc Virginia ngày nay. Virginia là Tiểu bang “Mẹ của các Tổng thống (7 TT)”,“Mẹ của các Tiểu bang (4 TB)”và quê cùa nhiều vị lãnh đạo thời Lập quốc Mỹ.

Khi còn nhỏ, Pocahontas thường chứng kiến những cuộc xung đột giữa thực dân Anh và thổ dân Mỹ trong khi đế quốc này tiến hành các cuộc thám hiểm đến “Vùng đất mới”.

Vào năm 1607, Đô đốc hải quân kiêm nhà thám hiểm người Anh là John Smith cùng 100 thủy thủ đã tiến vào Virginia.

Trong khi thám hiểm trên sông Chickahominy, John Smith đã bị bộ tộc của Powhatan bắt giữ và giải về Werowocomoco. Cuộc đời của ông bước sang một khúc quanh. Trong trang đầu nhật ký, John Smith viết, sau khi được giải tới bộ lạc, ông cùng tù trưởng Powhatan nói chuyện với nhau trong một bữa tiệc lớn. Nhưng trong lá thư gửi Nữ hoàng Anh là Anne, John Smith lại viết, nhờ nàng Pocahontas đã không quản hiểm nguy cứu mạng nên ông mới thoát khỏi bàn tay của tù trưởng Powhatan. Nhiều người cho rằng, John Smith kiêu ngạo đã nói dối để có được danh tiếng.

Trong phiên bản của hãng Disney, mô tả nàng Pocahontas đã bất chấp khó khăn và nguy hiểm để cứu thoát John Smith. Tuy nhiên, lúc đó cô mới chỉ lên 10 tuổi thì chưa thể có khả năng ấy huống chi là tình yêu lãng mạn này.

Pocahontas thường đến thị trấn cảng Jamestown để giúp đỡ những thuyền viên người Anh khi họ thiếu thốn lương thực. Tuy nhiên, vào ngày 13/4/1613, Samuel Argall đã bắt nàng để đổi lấy người những tù binh bị cha cô giam giữ. Mặc dù bị giữ làm con tin ở Jamestown hơn 1 năm, nhưng cô gái trẻ lại được John Rolfe quan tâm đặc biệt. Ông hứa sẽ giải thoát cho cô nếu đồng ý lấy ông. Do đó, Pocahontas đã đồng ý kết hôn với John Rolfe, cô cũng tham gia lễ rửa tội ‘Rebecca’ (lễ rửa tội dành cho cô gái trẻ thơ ngây lấy một đại gia góa vợ) vào năm 1614. Đây được coi là cuộc hôn nhân đầu tiên giữa Châu Âu và người Mỹ bản địa.

John Gadsby Chapman đã làm lễ rửa tội cho Pocahontas. Chapman mô tả, cô mặc áo cưới màu trắng và cuộc hôn nhân của cô được tướng quân Alexander Whiteaker làm chứng ở thị trấn cảng Jamestown. Cô quỳ gối trong buổi lễ rửa tội, xung quanh là những người Anh Quốc. Anh trai cô là Nantequaus đã rời khỏi buổi lễ. Nghi thức này chứng tỏ, thời gian đó người Mỹ bản địa đã chấp nhận Kito giáo và các đạo khác từ Châu Âu.

Hai năm sau, John Rolfe đưa Pocahontas đến nước Anh với hy vọng hỗ trợ cho chiến dịch tuyên truyền về thuộc địa Virginia, cô sẽ trở thành biểu tượng cho hòa bình và mối quan hệ tốt đẹp giữa Anh Quốc và thuộc địa Mỹ. Ông Rolfe còn được ca ngợi là người có công truyền bá Kito giáo tới dân tộc khác.

Tuy nhiên, Disney đã mô tả, mỗi khi ở bên John Smith, cô nghẹn ngào không nói lên lời. Pocahontas đã khóc sướt mướt khi John phải trở về vương quốc Anh để chữa bệnh. Trong thực tế, vào năm 1617, gia đình ông Rolfe có một chuyến hành trình tới Virginia. Mặc dù Pocahontas cùng đi nhưng cô không thể trở về quê hương khi lâm bệnh nặng và qua đời vào ngày 21/3/1617, khi ấy cô mới 21 tuổi.

Pocahontas và cha cô, tù trưởng Powhatan , có nhiều hậu duệ đáng chú ý, trong đó có 2 Đệ nhất phu nhân Mỹ: -vợ TT/28 W.Wilson và vợ TT/40 R.Reagan  ; Diễn viên người Mỹ Glenn Strange , nghệ sĩ Las Vegas Wayne Newton cũng như các thành viên của First Families of Virginia , bao gồm George Wythe Randolph , Đô đốc Richard E. Byrd , và Thống đốc Virginia Harry F. Byrd .


2. Cô gái da đỏ Sacagawea với cuộc thám hiểm ngàn dặm lịch sử


Trước khi có những cuộc di cư về miền viễn Tây làm nên một đất nước rộng lớn trải dài qua 8 múi giờ từ 2 bờ đại dương, một nước Mỹ xinh đẹp giàu có, đa dạng và phong phú về địa hình, khí hậu, phong thổ; thì mấy ai biết đến công lao của Lewis, Clark và Sacagawea trong cuộc thám hiểm thiên lý đầu tiên của lịch sử lập quốc.


Sau khi mua được miền đất mênh mông làm tăng gấp đôi diện tích nước Mỹ, kéo dài từ Louisiana đến biên giới Canada từ người Pháp năm 1803, Tổng thống Thomas Jefferson và quốc hội đã chuẩn y một công trình khảo sát về miền Tây hoang dã này. Vào lúc ấy, ngay cả TT Jefferson vẫn tin rằng những con voi mammoth thời tiền sử còn sống ở đó! 2,500 Ðô la được chi cho đoàn thám hiểm, nhiệm vụ của họ là tìm hiểu, ghi chép chi tiết về các bộ lạc người da đỏ, địa hình, đất đai, khí hậu, thực động vật… Ngoài ra, mục tiêu chính là tìm một thủy trình nối dài chiều ngang Ðông – Tây của đất nước mới sơ khai. TT bổ nhiệm Meriwether Lewis, viên thư ký riêng của mình, 28 tuổi làm trưởng nhóm. Lewis chọn William Clark 32 tuổi người bạn trong quân ngũ cùng điều hành cuộc thám hiểm.

Tháng 12, 1803 đoàn dừng chân cắm lều gần St. Louis, Missouri. Bắt đầu thu nhận những người thợ mộc, chèo thuyền và lính tình nguyện từ các trại lính kế cận. Ðến xuân 1804 thì đoàn có 33 người và bắt đầu hành trình lịch sử vào ngày 14 tháng 5, 1804. Họ đi bộ, có khi chèo thuyền, khi dắt ngựa, qua mùa hè nóng bức xuyên qua phía Tây sông Missouri, đó là điểm cuối cùng của người da trắng. Từ đó họ đi về phía Tây, qua Kansas, Nebraska và Iowa. Mùa đông kế tiếp, đoàn cắm trại ở North Dakota và đi được chừng 1,500 dặm. Họ cắm trại qua mùa đông, tiến hành khảo sát, săn bắn dự trữ lương thực, thu nhập các bộ lông da thú nhằm trao đổi hàng hóa. Thời gian này đoàn gặp một người buôn Canada gốc Pháp tên Toussaint Charbonneau, cùng vợ ông ta đang có thai là Sacagawea, người phụ nữ sau này nổi tiếng trong lịch sử khẩn hoang nước Mỹ bằng trí thông minh, tài giỏi và lòng trung thành.

Sacagawea là người bộ tộc Shoshone ở phía Bắc Mỹ, nằm trong dãy Rocky Mountain viễn Tây, cô nói thành thạo vài ngôn ngữ thổ dân. Tên gọi của Sacagawea vẫn còn là huyền thoại. Một bộ lạc thù địch của Shoshone là Hidatsa đã bắt cóc cô trong cuộc săn bò rừng năm 1800. Trong khi đó bộ lạc của cô thì gọi tên Sacajawea nghĩa là “người đẩy thuyền”. Ðến năm 1803 cô được trao đổi làm thế chấp thanh toán món nợ bài bạc. Và thế là Sacagawea thuộc về tay buôn lông thú người Pháp Toussaint Charbonneau lớn hơn cô 20 tuổi. Toussaint sống cùng người thổ dân đã lâu và theo tập tục đa thê cưới Sacagawea là vợ thứ.

Ðoàn đã mướn Sacagawea và chồng làm thông dịch và hướng dẫn. Trong đoàn có một người biết tiếng Pháp. Thông qua cặp vợ chồng, đoàn và thổ dân bản địa đã vượt qua trở ngại về ngôn ngữ. Tháng 2, 1805 Sacagawea sinh con trai và 2 tháng sau theo đoàn tiếp tục cuộc hành trình. Những ngày tháng nối tiếp, Sacagawea đã giúp đỡ thật nhiều cho đoàn bằng vai trò trung gian hòa giải các vụ đụng độ căng thẳng với người thổ dân, suýt gây ra đẫm máu. Cô cũng đã giúp thương lượng và trao đổi hàng hóa, ngựa thồ cùng thực phẩm cần thiết cho đoàn. Một tháng sau khi gia nhập đoàn, khi thuyền bị lật bởi một cơn gió lốc mạnh, trong khi thuyền trưởng và mọi người hỗn loạn, thì Sacagawea nhanh chóng lao vào dòng nước cứu vớt các sách vở tài liệu, dụng cụ thuốc men cần thiết cho hành trình. Lewis và Clark đã biết ơn và đặt tên một nhánh sông mới khám phá bằng tên cô. Khi tới vùng đất quê tổ Shoshone của mình, đoàn tình cờ gặp lại tù trưởng bộ lạc, chính là anh trai của cô. Với sự giúp đỡ của thổ dân cùng sự thông minh của mình sau 5 năm lưu lạc, Sacagawea vẫn còn nhớ đến từng con suối, vực cao, từng ngọn cỏ đã giúp đoàn dễ dàng trong việc khảo sát. Sự hiện diện của một cô gái thổ dân trong đám người da trắng xa lạ đã làm an tâm và phấn khích đoàn thám hiểm. Cũng như làm dịu đi mối hiểm nguy với người thổ dân.

Xuyên qua suốt 8 ngàn dặm thám hiểm, đoàn đã thu thập vô số dữ liệu quý giá cho buổi đầu lập quốc. Từ muôn thú cây cối, đến các bộ lạc và địa hình phong tục tập quán… Dù đoàn thất bại trong việc tìm ra con đường nối phía Tây-Bắc, nhưng đoàn đã thành công trong việc mở rộng cánh cửa thám hiểm về phía Tây, tiên phong cho các cuộc di dân và lập quốc về miền Tây sau này. Hơn 300 loài sinh thực vật được khám phá. Lần đầu tiên bản đồ nước Mỹ được vẽ chi tiết.  

Năm tháng ấy, Đoàn không hề hình dung là mảnh đất miền Tây rộng lớn đến dường nào. Dụng cụ họ có chỉ là la bàn, thước đo đạc, 1 ống nhòm, 1 kính hiển vi nhỏ, đắt nhất là máy đo kinh tuyến (giá 250 đô) và khối óc mạo hiểm cùng trái tim kiên cường. Khi họ tiếp theo con sông lớn Missouri đi vào lãnh thổ Montana, nơi đầu nguồn nước cạn và dốc đứng. Từ đó họ phải bỏ thuyền và đi lên bộ. Họ cứ ngỡ rằng các con sông sẽ nối nhau từ bờ biển này sang bờ biển kia. Ðoàn băng qua Idaho và gặp sông Snake, từ đó họ đến Portland, Oregon vào trung tuần tháng 10, 1805. Ðến tháng 11, 1805 sau 18 tháng hành trình từ St Louis gần bờ Ðông, đoàn đã thấy ngọn núi Mt. Hood gần bờ Tây. Mùa đông băng giá buộc họ phải dừng lại, thiếu thốn thực phẩm, thú hoang khan hiếm, vài người đã phải ăn nến đèn cầy (có chất béo) vì quá đói. Sacagawea đã cứu đoàn bằng những mẩu củ rễ trái cây hoang mà thú rừng chôn sâu dưới lòng đất, những kỹ năng sống còn mà chỉ có người thổ dân biết được. Họ đun nước biển để có muối mang theo chuyến trở về.

Hoàn thành chuyến đi và nay chuẩn bị cho lượt về. Ngày 23/3/1806 Lewis và Clark tách làm 2 trở về bờ Ðông, nhằm tìm ra con đường ngắn nhất. Clark dẫn nửa nhóm theo Yellowstone River trong khi Lewis dẫn đoàn còn lại theo hướng Bắc sát biên giới Canada. Nhóm Lewis chạm trán nhóm người da đỏ bộ lạc Blackfeet vào tháng 7 năm đó. 2 người da đỏ bị giết khi tranh chấp. Tháng sau, Lewis bị trúng đạn vào chân từ người trong nhóm trong một cuộc đi săn. Lewis gặp lại Clark ở Missousi River và trở về St. Louis vào 23/9/1806. Ở Washington, DC đoàn thám hiểm được chào đón trọng thể dọc 2 bên đường về.

Về phần Sacagawea, sau hành trình chồng cô được thưởng 320 mẫu đất và hơn 500 đô la. Sacagawea không có gì! Sacagawea mất ngày 22/12/1812 gần Bismarck, North Dakota. Mãi đến gần 200 năm sau, đồng tiền đồng 1 đô la được khắc chạm hình ảnh cô cùng đứa con trai trên lưng mới được phát hành vào năm 2000.

Ngày hôm nay dấu tích của Lewis và Clark còn để lại ở các trail đường mòn lịch sử dọc theo con sông Missouri và Columbia. Một số các đoạn đường mà đoàn thám hiểm đi qua nay đã thay đổi theo năm tháng biển dâu. Nhưng 3,700 dặm trong 8 ngàn dặm vẫn còn nguyên vẹn, mang dấu chân mạo hiểm hào hùng của một thời oanh liệt lập quốc. Bạn có thể tìm thấy bắt đầu ở Illinois, qua Missouri, Kansas, Iowa, Nebraska, South Dakota, North Dakota, Montana, Idaho, Oregon và chấm dứt ở bang Washington. Bạn có thể đi suốt con đường mòn lịch sử này như những người tiên phong, bằng xe, thuyền, xe đạp và chân trần. Vừa đi như vừa nghe âm vọng câu ca dao Nam Bộ của những người dân nước Việt vào mở mang bờ cõi phía Nam thuở nào: Tới đây xứ sở lạ lùng. Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng kinh. Oai hùng thay một thuở lập quốc nhọc nhằn đầy vinh quang. Và ơn biết mấy những người tiên phong như Lewis, Clark và Sacagawea năm xưa.


LỜI KẾT


Những phụ nữ từng xuất hiện trên đồng tiền USD

-Năm 1907, Pocahontas được vinh danh trên một con tem của Mỹ và là phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên tờ tiền USD, tiếp theo là Martha Washington, “đệ nhất phu nhân đầu tiên của Mỹ” (vợ của TT Washington), xuất hiện trên tờ 1 USD, 20 USD vào các năm 1886, 1891 và 1896. Với việc Bộ tài chính Mỹ công bố sẽ đưa hình bà Harriet Tubman, người phụ nữ da đen đã đấu tranh để bãi bỏ chế độ nô lệ, cũng như sẽ đưa thêm nhiều hình phụ nữ khác vào mặt sau của tờ 5 USD và 10 USD. Sacagawea, một phụ nữ da đỏ, được xuất hiện trên các đồng bạc.

Hai phụ nữ da đỏ: 1. Sacagawea với cuộc thám hiểm ngàn dặm lịch sử

Oai hùng thay một thuở lập quốc nhọc nhằn đầy vinh quang. Và ơn biết mấy những người tiên phong như Lewis, Clark và Sacagawea năm xưa.

2. Pocahontas: Một chuyện tình lịch sử - Ngọn gió của những người da đỏ đã lan tỏa màu sắc ra khắp thế giới và để lại tên tuổi của cô công chúa Pocahontas cho nhiều vùng đất của nước Mỹ.

"Colors of the Wind", bài hát mang câu chuyện lịch sử

Bài hát Colors of the Wind - từng làm nên tên tuổi cho bộ phim hoạt hình Pocahontas và đem về cho soạn giả một giải thưởng Oscar cho nhạc phim.

Pocahontas: Lời tự tình của đất mẹ: Cô gái Pocahontas kể với Captain Smith về câu chuyện của mảnh đất mà mình đang sống. Với một lập luận đơn giản, cô gái thổ dân da đỏ khuyên anh chàng thực dân da trắng hãy thay đổi cách suy nghĩ máy móc mang tính chiếm đoạt. Chỉ với vài câu thơ đơn giản, soạn giả Slephen Schwartz đã trình bày một triết lý sâu xa trong cuộc sống. Đúng như chân lý thường gặp trong cuộc sống, kẻ chiếm đoạt chỉ có thể chiếm được thân xác vô tri vô giác, chứ còn muốn sở hữu một tâm hồn chúng ta phải biết thật tường tận và hiểu thật nhiều về một vùng đất khác, một con người khác, một vật thể khác. Muốn được người khác thương yêu thì chúng ta không thể bắt buộc họ phải ứng xử như một món đồ mình đang sở hữu, mà phải tìm hiểu, phải học cách suy nghĩ của họ, và biết được những điều mà cho đến giờ chúng ta vẫn chưa hề biết đến.

Colors Of The Wind ( Sắc màu ngọn gió) là bài hát cực hay với nội dung nói về tình yêu thiên nhiên. Bạn đã bao giờ ước mơ mình là một cơn gió, cảm nhận cuộc sống tự do giữa thiên nhiên, bài hát là thông điệp với mọi người cần yêu quý, giữ gìn vẻ đẹp của tự nhiên.


Colors of the Wind –lời: Stephen Schwartz –nhạc: Alan Menken


🎵 You think you own whatever land you land on 
The Earth is just a dead thing you can claim 
But if you know every rock and tree and creature 
Has a life, has a spirit, has a name 
You think the only people who are people 
Are the people who look and think like you 
But if you walk the footsteps of a stranger 
You'll learn things you never knew, you never knew

(còn 4 lời nữa).

🍀 DỊCH: Bạn nghĩ rằng những vùng đất bạn đặt chân đến đều thuộc về mình
Bạn có thể khẳng định trái đất này chỉ là một thứ chẳng còn sự sống
Nhưng nếu bạn biết mỗi hòn đá, mỗi cái cây và sinh vật nơi này đều có sự sống, có linh hồn và sỡ hữu một cái tên riêng / Bạn nghĩ rằng chỉ những người, những con người có cách nhìn và cách nghĩ giống bạn/ Nhưng nếu bạn bước đi với những bước chân chập chững của một người lạ lẫm/ Bạn sẽ học được những thứ bạn chưa bao giờ biết, những điều bạn chưa được khám phá…


(Tham khảo: Sách báo - Internet)



Cập nhật theo nguyên bản của tác gỉa chuyển từ SàiGòn ngày 30.7.2018 .