"Kính tặng các cô giáo vùng cao”
N
hững dòng chữ
phấn trắng, đều đặn nổi lên trên nền bảng đen.
Lòng Nga nao nao với bao cảm súc kỳ lạ, có điều gì đó
gắn bó với Nga lắng dần, dày thêm cùng với thời gian.
Có lẽ đó là những kỷ niệm yêu mến, chứa chan, những
kỷ niệm đó trở thành niềm vui mỗi khi các em học sinh
của Nga đạt được kết quả học tập tốt. Nhưng đồng
thời cũng lóe lên những giây phút buồn, bởi khi các em
học tập không tốt, yếu kém trong rèn luyện. Cái nghề
đứng trên bục giảng thường có những vui buồn như
thế, đã nhiều đêm Nga trằn trọc không sao chợp mắt
được, ôn laị những sự kiên, nguyên nhân ảnh hưởng
đến kết quả học tập của học sinh và tìm ra những
biện pháp khắc phục.
Nhớ những ngày đầu
mới đến nhận công tác ở một trường vùng xa, vùng
sâu này Nga cảm thấy đơn độc, lẻ loi đến lạ lùng,
khác hẳn với nơi thành thị, làng quê mà bao năm Nga đã
từng sống. Nỗi cô đơn ấy nhiều lúc làm Nga bật khóc,
nhưng rồi những ngay lên lớp dần dần làm Nga vơi đi
nỗi buồn và rồi làm cho Nga quen dần với môi trường
mới. Với những cô, cậu học trò rất đáng yêu và tinh
nghịch ở nơi này và lạ thay Nga cũng đã học và làm
những việc mà từ khi cha sinh, mẹ đẻ chưa bao giờ làm.
Đó là nhiều lần Nga đã theo các cô cậu học trò của
mình vào rừng, hái rau, kiếm măng, rồi xuống khe mò cá.
Những lần cùng bà con dân bản lên nương tỉa bắp, công
việc tuy mệt nhọc nhưng rất vui. Những kỷ niệm ấy
làm sao Nga có thể quên được. Ngoài công việc
chuyên môn ở trường, trong những ngày rảnh rỗi Nga
thường đến tận các gia đình để tìm hiểu nguyên do
mà có những học sinh vắng học nhiều lần, rồi từ đó
Nga trao đổi với nhà trường, đồng nghiệp để tạo
điều kiện giúp đỡ các em học tốt hơn. Cá biệt có
học sinh gặp khó khăn như gia đình em Minh, bố hy sinh
trong chiến tranh biên giới, mẹ thường xuyên đau ốm, em
lại tật nguyền, vì thế Minh thường xuyên bỏ học vào
rừng kiếm củi, hái măng đem xuống chợ bán lấy tiền
thuốc thang cho mẹ. Khi đã rõ ngọn ngành Nga đã tổ chức
cho lớp tạo điều kiện giúp đỡ Minh và gia đình, ngoài
ra hàng tháng Nga còn dành một phần lương của mình giúp
đỡ em Minh. Từ những việc làm và cử chỉ đó của
Nga, không nhưng Minh và gia đình mà bà con trong bản rất
yêu mến kính phục Nga. Riêng em Minh từ một học sinh yếu
kém đã vươn lên trở thành học sinh giỏi của trường.
Thầm thoát thời gian trôi đi ngày nhà Giáo Việt Nam 20/11
đã tới, Nga lại nhớ tới những ô sân trường rợp
bóng mát, những giờ dạy ngoài trời, rồi những buổi
vào bản, lên nương cùng các em học trò nhỏ thân yêu.
Xa ngôi trường cũ đến với một ngôi trường mới, bất
chợt cảm giác cái ngày mới vào nghề lại hiện lên,
làm trào dâng trong lòng Nga một cảm xúc, hưng phấn của
một cô giáo. Tuy xa quê hương, xa gia đình nhưng Nga thấy
vui, tin yêu cuộc sống và yêu nghề hơn bởi tầm hồn
trẻ trung trong sáng của các em, cùng với những kết quả
học tập là những cột mốc, những điểm tựa để Nga
vươn tới và vượt qua đạt đến một niềm hy vọng./. -