Việt Văn Mới
Việt Văn Mới
      


tranh của nữ họa sĩ Thanh Trí (HoaKỳ)

MÙA HOA QUỲNH NỞ




C hiếc xe đỗ ngay trước cổng, cửa không đóng. Ông Hạo lúi cúi làm việc trong vườn nên không để ý, đến lúc ngước lên mới nhìn thấy nó. Trống không. Đó là chiếc xe của Đoan, con trai ông, nhưng ông không nghĩ là con ông sử dụng chiếc xe ấy. Có thể là ..vợ nó. Cũng khó gọi là vợ, theo quan niệm của ông. Không phải là kẻ câu nệ nhưng ông nghĩ, chỉ có thể gọi là vợ chồng khi hai kẻ yêu nhau chịu nói ra một lời có tính cách cam kết rǎ̀ng sẽ sống với nhau dài lâu, lời nói ấy họ có thể tuyên bố một cách trịnh trọng giữa mọi người, chǎ̉ng hạn ở tòa thị chính, ở nhà thờ hoặc một nơi trang nghiêm khác; mà cùng lǎ́m nếu không muốn làm rình rang thì trong vòng gia đình cũng được. Và sau đó, hai kẻ sẽ coi gia đình bên kia như gia đình của chính mình, ông không buộc họ phải có những bổn phận, không cần như vậy, nhưng một cử chỉ thân mật... một chút gì đó khiến mọi thành viên trong gia đình không cảm thấy phải ké né, giữ gìn là đủ. Đàng này...

Nhưng F. đâu ? Ông chǎ́c là vừa đỗ xe thì có người gọi nên nàng vội đến với họ ngay. Thiếu gì người, bà hàng xóm nhà đối diện chǎ̉ng hạn. Có công ǎn việc làm nhưng vẫn nhàn nhã, đi làm trễ, về nhà sớm, mùa hè ra nǎ̀m dài cạnh bể bơi đọc sách, mùa đông bà vào trong chǎ̉ng biết làm gì nhưng luôn luôn khoan thai tươi tǎ́n, sǎ̃n sàng bǎ́t chuyện với bạn bè. Hoặc giả ông nhà giàu sát bên cạnh, chiều chiều khi trời đẹp thường ra cổng nhìn người qua lại. Chiều nay ông gọi người đến tỉa hàng rào, đang giám sát công việc của kẻ làm thuê, chǎ́c tình cờ trông thấy F. nên gọi lại chuyện trò chứ gì. Còn có nhiều cách giải thích khác nữa, thí dụ nàng có công việc gần khu phố này, cần một nơi đậu xe, tại sao không lợi dụng nhà "bố mẹ chồng" ? Ông Hạo tiếp tục công việc thêm một lúc lâu, tuy không thật sự thǎ́c mǎ́c nhưng thỉnh thoảng lại liếc ra phía cổng. Chiếc xe vẫn nǎ̀m đấy, vǎ́ng người.

Vào mùa hè, ngày xuống chậm, nhưng dù chậm, chiều vẫn đang xuống dần khó chối cãi. Ông Hạo muốn làm việc thêm tưởng như nếu ông còn làm thì thời gian sẽ nhượng bộ ông, thôi không trôi nữa. Để còn chỗ cho những gì bất bình thường kịp thời xoay trở và quay lại với khuôn mặt tỉnh khô của nó, như trò đùa của người làm ảo thuật. Nhưng quả thật là có một cái gì bất thường. Bây giờ thì ông hết kiên nhẫn. Ông đứng lên, rửa tay dọn dẹp và đi ra cổng nhìn vói về hai đầu đường. Con đường dẫn vào xóm vǎ́ng tanh, nhà nhà im ỉm. Ánh mặt trời chỉ còn trên đọt cây và nhấp nháy nơi các tấm cửa kính của tòa lâu đài nǎ̀m một mình trên đồi cao. Ông vào nhà, không do dự nữa, quay điện thoại gọi con trai. Không có người trả lời ở đầu máy, ông để lại lời nhǎ́n. Bà Hạo cũng vừa về tới nơi, theo dõi lời ông nói trong điện thoại và có vẻ đã nǎ́m rõ câu chuyện. Hai người trở ra cổng hì hục đẩy chiếc xe vào hǎ̉n trong sân lấy lối cho bà Hạo đưa xe của bà vào nhà chứa xe. Bữa cơm chiều trậm trờ trậm trật không kêu gọi được những chiếc bụng rỗng. Như sực nhớ điều gì, ông Hạo tìm ra cạnh chiếc xe, tò mò tìm kiếm. Nhìn vào chỗ ghế ngồi của người lái, ông tẩn mẫn xếp lại từng đïa hát, tờ nhật báo nhầu nhò, ngǎn gạt tàn thuốc đầy tro; ông khám xét hộc đựng giấy tờ, lục soát khoang sau để hành lý. Không có dấu vết gì của một F. giận dỗi, không F. trốn chạy, cũng chǎ̉ng F. tuyệt vọng hoặc âu lo. Nhưng liệu người ta có khả nǎng nhận ra dễ dàng dấu vết gãy đổ bất thường trong không gian nhỏ hẹp của khoang xe như viên thanh tra ngành tội phạm truy tìm dấu vết hung thủ ? Ông ngạc nhiên bǎ́t gặp sự quan tâm đến dǎ̀n vặt đến đau xót đối với đứa con trai đã trên ba mươi tuổi của ông. Thế nhưng khi vào nhà, trông thấy Đoan đã lặng lẽ ngồi đấy từ lâu, ông không tỏ một thái độ nào. Đoan hút thuốc, đǎm chiêu nhìn khoảng trống trước mặt.

Hai ngày. Là bốn mươi tám tiếng đồng hồ. Có thể là mới đây thôi nhưng cũng có thể là chậm quá rồi, như nhân viên tiếp khách ở sở cảnh sát đã nói, theo góc nhìn của bố anh. Vì trách nhiệm pháp lý bố anh thấy cần phải khai báo, nhưng với anh, anh chỉ thấy trách nhiệm của lương tâm. Dấu hiệu duy nhất cho phép anh hiểu rǎ̀ng việc ra đi do chính nàng sǎ́p xếp là xâu chìa khóa bỏ lại trong thùng thư trước cửa, gồm chìa khóa xe và chìa khóa nhà. Nhưng vì sao ? Ông Hạo thúc hối anh đến trình sở cảnh sát và thấy thái độ dửng dưng của con, ông quyết định tháp tùng anh. Cho đến khi người ta đặt câu hỏi về sự liên hệ giữa kẻ "mất tích" đối với hai người thì Đoan bóp nhẹ lên vai bố, đẩy ông về một phía để thay bố đáp lời. Anh được mời vào phòng riêng của viên thanh tra để trả lời một số câu hỏi. Xong đâu đó, họ rời sở cảnh sát, ai về nhà nấy.

Nổi khó khǎn đáng ngạc nhiên là làm sao lấy lại nhịp điệu sinh hoạt bình thường trước đó; nhịp điệu mà có lúc đã khiến người ta ghê tởm hay chán ngấy nhưng rõ ràng là nó sẽ một trǎm lần dễ chịu hơn tình trạng lúc này. Con người dù có hai chân nhưng không phải lúc nào cũng đứng vững được trên hai chân; sống trên quả đất nên thế đứng của nó y hệt quả đất, trên không chǎ̀ng, dưới không rễ, vậy mà quả đất đứng, đứng một cách chênh vênh. Con người cũng vậy, luôn luôn chênh vênh nhưng bản nǎng sinh tồn đẩy nó tới chỗ phải tìm quân bình để trụ cho vững. Người ta bảo quả đất đứng được nhờ sức hút, còn con người đứng được nhờ những gì ? -Cũng nhờ sức hút thôi. Sức hút của cuộc sống tủn mủn hàng ngày, của thói quen, của giao tiếp, của những niềm tin không cǎn cội, tất cả những thứ ấy chúng chǎ̀ng chịt giǎng ngang giǎng dọc, có khi chǎ̉ng đâu dính vào đâu nhưng dựa vào nhau, siết vào nhau thét rồi cũng gây được sức bám hút; nhưng cũng do những sơ hở đó mà chỉ cần một rúng động nhỏ đủ làm đổ vỡ rụng rời.

Sau phút hoang mang tê điếng, anh thấy là phải gượng dậy và bǎ́t đầu lại. Biến cố xảy ra vào cuối tuần, đúng vào chiều thứ sáu; hôm nay là sáng thứ hai. Sáng thứ hai là đầu chu kỳ của nǎm ngày làm việc, trừ trường hợp nǎ̀m liệt giường vì bệnh hoạn, hành động hợp lý nhất vẫn là việc rời chiếc giường nǎ̀m, đứng lên, vào phòng vệ sinh, sang nhà tǎ́m, vào bếp..v..v.. Những thói quen đáng ghê tởm nhưng đôi khi từ hành động nọ dẫn sang hành động kia, lôi cuốn ta trong cơn mộng du giúp ta vượt qua một đoạn đường dài đến khi sực tĩnh ta mới ý thức rǎ̀ng ta vừa đi trên đoạn dây cǎng trên không. Ta không ngã, không run rẩy, không choáng ngợp chỉ bởi ta mất ý thức, thế thôi nhưng trong sâu thǎ̉m một điều gì còn nguyên đấy, sǎ́c nét. Vì ta không điều chỉnh được các giác quan nên những lớp mù mờ vẫn lềnh bềnh trôi bên trên, còn dưới đáy là . Gạt ra không được...Mãn giờ làm việc anh đứng lên, thong thả sǎ́p xếp giấy tờ, xếp gọn các ngǎn kéo, tǎ́t đèn, ra nơi để xe. Từ lâu lǎ́m anh chưa hề khoan thai như vậy. Cơn gió của anh, em thấy không, vǎ́ng em, nhịp điệu bổng chậm lại.

Anh xách cặp bước vào phòng mình, lúc vượt qua phòng bên, anh nhìn thấy một thiếu nữ lạ đang hỏi điều gì đó, có vẻ như tìm người có trách nhiệm. Nàng chỉ trỏ, nàng trao đổi vài câu rồi quay ra, vội vã. Người bạn phòng bên đứng lên, đưa nàng ra cửa. Y cũng vội vã, chǎ́c là để bǎ́t kịp tốc độ của thiếu nữ. Liên tiếp nhiều buổi sáng, thiếu nữ đến, tạt qua phòng bên trao đổi vài câu, quay ra, hướng về dãy vǎn phòng đối diện. Đều đặn đến thành thói quen. Rồi một hôm nàng quay nhìn về phía phòng anh, chǎ́n bởi dãy tường bǎ̀ng kính. Hai cái nhìn gặp nhau. Nàng gật đầu chào, anh đáp lễ, nhưng vẫn có bức tường bǎ̀ng kính chǎ́n giữ. Từ hôm đó, mỗi sáng nàng đến, anh lại chào nàng qua bức tường bǎ̀ng kính, cho đến một ngày anh đến sở trễ, nàng đã từ vǎn phòng người bạn bước ra, gặp anh, chìa tay ra cho anh bǎ́t. Anh rất ghét bǎ́t tay đàn bà. Có lẽ vì anh thu nhận đến hai cách thế giáo dục của đông và của tây, đông giang xa, tây áp sát ; thay vì vò lại một cục rồi chia đều, anh lại giữ cả hai bên, cho nên anh xử lối nào cũng được, nhưng nhất định không có lối ở giữa. Bǎ́t tay là lối đứng giữa. Anh từ chối bàn tay, xin phép hôn lên hai má. Không phải anh là kẻ bạo dạn sành sõi ; anh chỉ muốn bảo vệ quan điểm của mình. Nàng vâng lời anh nhưng hai má ửng đỏ. Anh kết luận đó là người con gái tây phương với một tâm hồn hoàn toàn đông phương.

Trong công việc, nàng sống hết sức hối hả, anh gọi nàng là cơn gió ; nhưng với cuộc sống riêng tư nàng vô cùng dè dặt, nàng bước từng bước một, dò dẫm, ngờ vực. Thời kỳ dò dẫm tuy dài nhưng anh không nôn nao, anh có cảm tưởng rǎ̀ng mỗi bước xích lại gần nhau là những cây cọc đóng vững chǎ́c cho cây cầu tương lai sẽ được bǎ́c lên sau đó. Anh nhìn đǎm đǎm nốt ruồi sau mang tai gần chân tóc, những sợi tóc nâu ngã vàng, mảnh mai, uốn cong rối rǎ́m, bết lên nốt ruồi nâu, hôm ấy khi ngày đã xế và khi đầu nàng cúi xuống chiếc máy in, chiếc máy giở chứng, mực cứ nhòe ra ở giòng chữ cuối trang, không cho phép nàng chấm dứt công việc trước khi quay về công ty mẹ cách đấy vài cây số. Tuy anh ra bộ cǎ́m cúi với việc riêng của mình nhưng không hề bỏ sót cử chỉ nào của nàng. Hai lần nàng quay về phía anh tựa muốn cậy nhờ, hai lần anh giật mình ngó lơ nơi khác, không muốn bị bǎ́t gặp nhìn lén. Cuối cùng thì nàng đành qui hàng gọi thǎ̉ng anh cầu cứu. Chỉ tại bộ phận chứa mực không xuống đều . Anh tháo máy, lǎ́c nhẹ cho mực ngấm, đóng lại, cho máy chạy thử vài lần, khi đã nhận thấy ngay cả những đồ biểu vẽ màu cũng phô đủ sǎ́c độ lên mặt giấy mới yên lòng bấm nút cho máy chạy. Mấy trang cuối của tập tài liệu tuôn ra, cũng chǎ̉ng còn bao nhiêu tờ giấy trước khi công việc hoàn tất nhưng cũng đủ thời gian để anh nhận ra thoang thoảng một mùi nước hoa rất đông phương cộng với vị cay cay của mùi mồ hôi nhẹ từ cổ, vai và giữa lần lụa của chiếc áo sơ mi tương đối ngǎ́n và chật so với thân mình no tròn của thiếu nữ.

Hoa quỳnh

Trong người đàn ông ấn tượng nhận từ thị giác mạnh hơn các giác quan khác, có lẽ nhờ vậy mà anh vẫn hừng hực khi tấm lưng thon mượt của nàng cơ hồ đã mềm lã đi, chìm nhanh vào cơn đồng thiếp. Ánh điện từ ngoài đường hǎ́t vào tận trong gian phòng của họ tạo một khoảng bóng tối dọc sống lưng thiếu nữ rồi viền bǎ̀ng vành sáng náo nức lên đôi mông, soi rõ từng grains rất mịn trên quả đồi như nụ hoa mãn khai. Anh muốn đánh thức nàng dậy, kể cho nàng nghe về hình ảnh những đóa hoa quỳnh. Khi anh lên mười ba mười bốn tuổi, một đêm đang ngồi học bài thì bố vào vẩy anh ra hiên xem hoa quỳnh nở. Mấy hôm trước đó, bố đã chỉ cho anh thấy những nụ mum múp ; ông đã nhẩm tính biết chǎ́c đêm nào hoa mãn khai. Đêm ấy trǎng tròn, gió dịu. Anh nhìn đǎm đǎm vào nụ hoa chờ bǎ́t gặp cử động của từng cánh hoa mở ra như những cánh tay chào đón. Anh chờ, nhưng thân xác của tuổi niên thiếu không cho phép anh lặng tỉnh bất động như bố. Anh xoay qua xoay lại, đi tới đi lui, không ngờ rǎ̀ng lợi dụng phút lơ đểnh của ý thức anh, các nụ hoa đã thầm lén nhoẻn miệng cười tự lúc nào rồi. Cánh hoa nung núc mơn mởn tươi tǎ́n, mềm mại mà khỏe mạnh, trong trǎ́ng nhưng đầm đìa sức sống, lả lơi mời gọi mà vẫn xa cách lạ lẫm. Hoa quÿnh là loài hoa kín đáo và kiêu kỳ. Và có phản ứng bất ngờ. Tại sao nó không sinh hoạt theo thông lệ? Cây cỏ nào lại không thu nhận ân huệ của thiên nhiên, nhất là ánh sáng mặt trời. Lá xanh của nó chǎ̉ng phải là một ân sủng do thiên nhiên ư? Nếu không có ánh sáng ngày lá của nó có xanh đâu ? Vậy mà nó cũng cố giành giật, cǎ́t xén bớt một chút uy quyền tạo hóa, bǎ́t chước cô bé lọ lem, khoác bộ dạ phục lộng lẫy trong phút chốc giữa lúc khuya khoǎ́t. Anh yêu loài hoa quỳnh từ đó. Trong sâu thǎ̉m của hồn anh, hoa quỳnh là một người con gái. Khi gặp F. anh tin rǎ̀ng F. là một loại hoa quỳnh. F. cũng kín đáo, cũng kiêu kỳ và cũng có những phản ứng thật bất ngờ.

Nàng chấp nhận về thǎm cǎn phòng của anh sau nhiều lần cùng anh đi xem xi-nê, uống cà-phê, nghe hòa nhạc, dạo phố, ǎn điểm tâm, khiêu vũ, mua sǎ́m vật dụng trong khi cả hai vẫn giữ khoảng cách tối thiểu giữa hai thân xác. Xã hội tây phương ít có điều cấm kỵ đối với kẻ trưởng thành, nhưng đó là lề luật xã hội, không phải tập quán cá nhân. Anh rời đất mẹ khi còn thơ ấu, tưởng như những dấu ấn của một nền giáo dục nghiêm khǎ́c, cách ngǎn, đã từ lâu rơi rụng nhưng lạ thay, chúng vẫn bám chặt lấy anh, nấp lén rình chờ trong những ngóc ngách nào đó của u tối tiềm thức. Dù sao, trường hợp của anh còn có chỗ để giải thích nhưng nàng, sinh trưởng trong xã hội không kìm kẹp, tại sao nàng vẫn có những dè dặt ké né ? Có phải chính đặc điểm ấy đã khiến anh tìm đến nàng (và nàng tìm đến anh?). Nàng thử mở cửa chiếc tủ lạnh đặt ở cuối phòng, soát xét những thực phẩm anh tích trữ, hệt như bất cứ người vợ nào lo lǎ́ng cho sức khỏe chồng. Nàng cúi nhìn. Trên tấm lưng thon hǎ̀n dấu sợi dây nịt vú. Dù ngày nay những kẻ vẽ kiểu áo lót phụ nữ đã tận dụng các loại vật liệu thanh lịch nhất cốt che dấu phần nhân tạo để đề cao tài nǎng thiên nhiên, họ cũng chǎ̉ng đạt đến một thành công toàn vẹn. Nhưng chính nhờ đó mà sơ xuất đôi khi trở nên hữu ích, tia nhìn anh đậu lại trên tấm lưng có hǎ̀n dấu. Nàng nhột nhạt quay lại. Và hai người quấn lấy nhau, tự nhiên, không vội vàng tựa như họ đã từng sống với nhau tự bao giờ rồi. Tháng sau, họ đưa nhau đi tìm thuê một cǎn phòng. Anh giã từ bố mẹ và nàng chia tay người bạn gái từ ngày ra trường vẫn chung nhau một gác trọ.

Nghi vấn viết trong khoảng không

Có những câu hỏi anh không đặt ra. Không lúc này và sẽ chǎ̉ng bao giờ. Chỉ vì anh không đủ thô lỗ để nói lên được. Chǎ̉ng hạn, hỏi người đàn bà nǎ̀m bên cạnh sau một đêm chung chǎn gối rǎ̀ng nàng đánh giá ra sao "công tác" anh vừa thực hiện đêm qua. Không hỏi được nơi nàng, anh phải hỏi chính anh. Khi ta đánh mất vật quý ta vẫn bǎn khoǎn về cách ta giữ gìn báu vật. Anh hỏi anh. Anh hỏi chiếc gối bên cạnh. Anh sǎn tìm tiếng thở dài, tia nhìn tránh né, cử chỉ vội vàng, thái độ xa vǎ́ng. Anh bấm đèn rọi vào từng mảng ký ức, mong phát giác được con sâu lặng lẽ cuốn mình trong tấm lá, con mối với bộ càng chǎ́c nịch và những mảng lá rách, những vụn gỗ nát như chứng cớ hiển nhiên giải thích sự gãy đổ hôm nay. Hai con người sống bên nhau dù lý do chọn lựa mang tên tình yêu, cũng phải có những hồi sao lãng. Một nhà vǎn gọi nó là thứ intermittence của tình cảm. Anh đã có những lúc như vậy, và nàng cũng có những lúc như vậy, nhưng sau hồi buông lơi là những quấn quít, chỗ cao bù chỗ thấp, không lý do gì có thể xem đó như dấu hiệu của sự xuống dốc. Anh không tìm thấy. Không tìm thấy không có nghĩa là không hề có. Anh nghi ngờ ngay cả sự sáng suốt của anh.

Không ngày nào (thường là vào buổi cuối ngày) anh bỏ qua không lục tìm dấu vết trong tủ áo nàng. Nàng không mang chúng đi, hoặc là có mang đi nhưng rất ít. Anh nhìn từng bộ áo quần, lục soát trong các túi họa chǎng một mảnh giấy, một chỉ dấu sẽ giúp anh trả lời những câu hỏi buồn bã, ngán ngẩm mà cứ mỗi va chạm với giai đoạn sống vừa qua lại làm anh giật mình thức tỉnh. Trong loạt bài điều tra về liên hệ gái trai trong một tờ báo, người ta thử đánh giá nhờ đúc kết những câu hỏi thǎm dò phái nữ để thấy rǎ̀ng sinh hoạt tình dục chưa phải là bận tâm số một của họ. Đã có người dám cả quyết rǎ̀ng có thể chịu đựng thiếu vǎ́ng gối chǎn nhưng không chấp nhận được thái độ lơ là của người bạn trai. Nghe vậy, anh lại hướng cuộc tự vấn về hướng khác, như một kẻ ngoan đạo ǎn nǎn tự xét lỗi mình nhờ tham chiếu những tín điều đã thuộc nǎ̀m lòng. Anh vẫn không phát giác được gì ngoài tình yêu toàn vẹn, tràn trề anh dành cho nàng. Không thể chịu đựng ám ảnh mãi, anh xếp đặt tìm về gặp cha mẹ nàng ở cách thành phố hàng trǎm cây số trong một vùng hẻo lánh.


Đoan thân yêu,

Thế hệ chúng ta là thế hệ của những kẻ không biết viết thư, nói vậy để anh hiểu đây là lá thư đầu tiên em viết cho một người. Với những người thân của em (cha mẹ, và đứa em trai) em liên lạc bǎ̀ng điện thoại, đôi khi một "texto" cũng đủ. Nhưng hôm nay em thấy cần phải viết cho anh. Trước, em tưởng cứ giữ yên lặng một thời gian rồi mọi sự sẽ qua đi nhưng việc anh lặn lội tìm về gia đình em đã không cho phép em câm nín mãi được. Có nghĩa là phải giải thích và phải xin lỗi.

Giải thích thế nào đây về việc bỏ đi bất thình lình. Không phải bất thình lình đâu. Đó là kết quả của những suy nghĩ, những đǎ́n đo chín chǎ́n cọng với rất nhiều đau khổ và ái ngại. Nguyên nhân của chúng bǎ́t nguồn từ xa lǎ́m, từ lối sống của xã hội và những niềm tin, những truyền thống của gia đình. Xã hội này là xã hội tiêu thụ ; nên nhớ tiêu thụ không phải là hưởng thụ. Người ta tiêu thụ rất nhiều nhưng hưởng thụ chǎ̉ng bao nhiêu, có thể bảo là không hưởng thụ gì hết nữa là khác. Bởi muốn hưởng thụ phải có thì giờ và phương tiện. Hãy giả thiết rǎ̀ng chúng ta có phương tiện(!) -vì chúng ta có thể tạo phương tiện- nhưng chǎ́c chǎ́n rǎ̀ng chúng ta không tạo thêm được thì giờ. Bỏ đi những tháng ngày thơ ấu, lúc đã đủ trí khôn, xã hội và gia đình chuẩn bị tinh thần cho chúng ta tham gia vào những cuộc chạy đua. Chạy đua khi còn ở học đường để đứng hạng cao để lên lớp đều để thi đỗ sớm ; chạy đua khi ra xã hội để tranh được chỗ làm để đạt địa vị tốt để kiếm tiền nhiều. Em là một đứa con ngoan, biết nghe lời cha mẹ, có kỷ luật, có trách nhiệm. Ba em là kỷ sư nên em dù là gái, cũng sẽ là một kỷ sư (con gái thường dốt toán mà !). Con đường đã được dọn sǎ̃n để em bước theo. Không thể trụt lui. (Đấy là nói về phần em ; em trai em thì ngược lại, nó không muốn chấp nhận lối đi đã vạch sǎ̃n, từ chối mọi điều kiện thuận lợi mà theo lối suy nghĩ của ba em, ông đã phải hy sinh rất nhiều mới đạt tới được) Phải gạt bỏ hết vì khẩu hiệu "tất cả cho sự nghiệp". Em học rất chǎm. Chưa chǎ́c là nhờ thông minh nhưng nhờ chǎm chỉ em lên lớp đều và đứng hạng cao. Đỗ tú tài nǎm 16 tuổi. Nǎm 21 tuổi em đã vào thực tập trong xí nghiệp nơi ba em làm giám đốc. 22 tuổi được nhận ngay vào hãng lớn, chỉ vài nǎm đã được giao trách nhiệm quan trọng. Đến sở mỗi ngày lúc chín giờ sáng, ra về sớm nhất cũng phải vào tám chín giờ đêm, trung bình em cống hiến 12 tiếng đồng hồ cho công việc. Quanh em, mọi người đều làm chừng ấy giờ nên em cũng thấy là tự nhiên. Ông giám đốc của em còn làm việc nhiều hơn thế nữa. Cũng là điều tự nhiên dù có kẻ ác miệng diễu rǎ̀ng ông ta không lập hôn thú với vợ ông ta mà với xí nghiệp. Nếu sống một mình, 12 tiếng còn lại tưởng cũng vừa. Em ít trò giải trí, cũng không chịu được việc dạo phố một mình hàng giờ ngǎ́m các tủ kính, chọn lựa áo quần son phấn... Nhưng em đã gặp anh. Trong cuộc sống chung chúng ta đã chia xẻ cho nhau nhiều điều, em tìm được quân bình, em thêm tin tưởng ở mình ở người, tóm lại em lạc quan hơn và yêu đời hơn. Phải nhân cơ hội này mà nói lên lời cảm ơn : cảm ơn anh, cảm ơn tâm hồn giản dị trong sáng và khoan dung nơi anh, cảm ơn cuộc sống đầm ấm bên anh, ít ra là ở giai đoạn đầu. Em không hiểu em đã làm thế nào để xếp đặt thì giờ lúc ấy, thời kỳ "trǎng mật" của chúng ta, phải chǎng đó là điều huyền diệu của tình yêu ? Nhưng anh ơi, tình yêu không quá huyền diệu như ta tưởng ; em muốn nói rǎ̀ng không nên tin nhiều vào phép mầu của tình yêu. Có lẽ tình yêu có cánh thật nhưng chính chúng ta phải nhón chân, đập cánh để tự nhấc bổng thân mình lên như con chim non lần đầu tập bay. Phải can đảm, ngay cả liều lĩnh nữa. Trong công việc em có can đảm, có liều lĩnh nhưng trong đời sống riêng tư em thiếu những thứ đó. Có lẽ em đã dốc hết nghị lực vào công việc đến nổi em không còn gì cho riêng em ? Em không biết nữa nhưng em đã nhận ra dần dần là em đang thất bại. Tương tự như kẻ bước nhầm lên vũng cát lầy, em thấy nguy cơ đến gần nhưng đã không có khả nǎng bỏ chạy kịp lúc, chỉ biết nhǎ́m mǎ́t đợi chờ.

Anh yêu, em không ngờ tình yêu "tốn kém" quá. Sống với tình yêu, người ta phải hy sinh rất nhiều. Tuyệt đối không được chọn lựa. Chúng ta thức giấc lúc 8 giờ, nǎ̀m trong tay nhau, hít thở mùi da thịt nồng nàn quen thuộc của nhau, trong khi ngoài kia tíếng động cơ của chiếc xe anh hàng xóm nổ dòn và vút đi, ta tự bảo thầm lão ấy đi nhận bánh mì về cho vợ bán rồi, còn ta thì giờ này lẽ ra đã trong buồng tǎ́m với vòi nước nóng dội lên người, sau đó còn phải hong khô tóc phải son phấn qua loa, đường chì trên mǎ́t, chút hồng trên má... nhưng bàn tay bên cạnh đã lần theo chỗ trủng giữa rốn đi dần xuống bên dưới, trong châu thân đã nghe gợn những vòng sóng loang ra càng lúc càng bập bềnh chao chọng. Buông thả để chìm ngập vì kiệt sức chống trả nhưng giữa cơn thác đổ vẫn thấy chờn vờn nét mặt cau có của cấp trên, nhưng bảng chiết toán làm dang dở, kế hoạch tam cá nguyệt chưa thực hiện xong. Em thuộc lòng hoàn cảnh của từng kẻ cộng sự ; có những cô gái còn trẻ hơn em, nuột nà ướt át tưởng như mỗi bước họ đi qua cây cỏ cũng được nhờ ơn mưa móc mà nẩy chồi đâm lộc, hể động đến chuyện tình là đờ đẫn chới với, vậy mà chǎ̉ng cô nào chịu bỏ bàn giấy theo hoàng tử về sống trong chòi hoang uống nước lã để thờ phụng đôi trái tim vàng cả. Riêng em, mỗi sáng thức giấc dù bên ngoài trời lạnh cǎ́t da vẫn mồ hôi toát đầm đìa vì nhớ tới công việc một ngày đang chờ đợi mình, tuy vẫn ước ao được nǎ̀m lại trong chǎn ấm nệm êm, ngụp lặn dưới lớp sóng dập dờn những cơn động biển thân xác. Đêm về không khí khác hǎ̉n không khí của buổi sáng. Phải nghĩ đến bữa cơm tối, cơ hội duy nhất để đối mặt nhau, trao đổi vài câu chuyện vô thưởng vô phạt (trong khi những bực bội kèn cựa khó khǎn ở sở được vùi cạn trong trí, hẹn sẽ tìm giải pháp vào buổi sau) ; sau đó câu hỏi về chương trình truyền hình buổi tối của một trong hai đứa chưa kịp có lời đáp đã nghe cơn rủ rượi len vào tứ chi, mi mǎ́t nặng và mây đục phủ dần lên chân trời. Gối đầu lên tay nhau trong chiếc canapé không để tìm theo cảm giác mượn của những câu chuyện phim dễ dãi mà chỉ để thiếp đi, quên khuấy mọi phiền trọc đày ải của một ngày dài vật lộn cùng công việc.

Những kéo níu và những chống cự mỗi ngày làm mòn mỏi thêm sức sống, làm cùn nhụt hết đam mê để cuối cùng là ráo hoảnh, khô rốc, chǎ̉ng còn biết mình chờ đợi gì nữa. Nguy hiểm hơn là trong những phút mệt mỏi không còn hứng khởi như vậy ta có khuynh hướng muốn đổ lỗi cho người bạn đường : chính hǎ́n và chung quanh hǎ́n đã khiến ta buồn chán, ta nghĩ vậy và muốn thoát ra. Thường là trên một chuyến bay hướng về một nơi chưa hề biết. Không khí phi trường là không khí sân khấu. Người ta chọn những bộ quần áo đẹp nhất để lòe, người ta o bế ngay cả chiếc sac tay đeo bên vai, cuốn sách tờ báo cầm tay, thậm chí cả bộ điệu, cái vuốt tóc, nụ cười ngoại giao, cử chỉ khoan nhã... mội người trong phút chốc trở thành những Casanova những Don Juan. Không gì giản dị hơn trong hoàn cảnh đó là thay vì tìm đôi vai cũ để ngã đầu ta chọn một đôi vai mới. Nhưng như vậy có nghĩa là em đã phản lai em, phá bỏ những nguyên tǎ́c mà chính em đã tự đặt ra cho mình, chỉ vì vết thương âm ỉ qua nhiều nǎm của một đứa con, vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân của tình trạng bất ổn giữa cha mẹ. Trường hợp em không phải là một trường hợp quá ngoại lệ vì người ta có thể bảo ở xã hội này chuyện xào xáo vợ chồng là chuyện cơm bữa. Nếu cha mẹ em dứt khoát xa nhau ai lo phần nấy thì có lẽ việc chia ly của họ chǎ̉ng làm em đau khổ mấy, nhưng ba em là một kẻ yếu đuối, ông có gan chạy theo những người con gái trẻ và đẹp hơn mẹ em nhưng lại không dám dứt khoát chối bỏ gia đình. Ông đi đi về về tin rǎ̀ng sẽ làm giảm nhẹ mặc cảm tội lỗi, thì chính điều đó đã khiến em khổ sở nhiều hơn với những cú điện thoại, những màn ghen tuông, xâu xé của hàng tiểu đội tình nhân của ông cùng những quanh quất dối trá của chính ông nhǎ̀m che dấu cho chuỗi đuổi bǎ́t vô vọng đàng sau những chiếc váy. Phải nói rǎ̀ng lối xử sự của ba em khiến em mất hết lòng kính trọng và thương yêu dành cho ông. Em sợ hãi không khí gia đình và tự hẹn khi lớn lên nếu đã yêu thì nhất định sẽ trung thành suốt đời với người đã chọn lựa.

Đã có những bận em ép anh, em "đãi " anh (thấy "tội" anh quá !) trong hấp tấp vội vàng, muốn cho trọn vai trò làm người tình, vì tính toán rǎ̀ng công việc ngày hôm sau có lẽ sẽ không bận rộn nhiều. Nhưng rồi thấy xấu hổ và bực tức. Tại sao em không nǎ́m được ý nghĩa đơn giản này : tình yêu không thể chỉ là cho chát đãi đǎ̀ng cũng không phải là dâng hiến trang trọng (dù trong sâu thǎ̉m tâm tư mình chỉ coi đó như món nợ phải trả cho xong để được nhẹ người) mà là chia xẻ san sớt cùng nhau, nhiều lúc phải đòi hỏi để được quyền san sớt nữa là khác. Do đó em khám phá ra được một điều quan trọng để giải thích cho lối sống của xã hội chúng ta ngày nay. Vì chúng ta không đủ thì giờ để sống cho tình yêu nên đã mang tình dục ra thay thế. Mà nếu không có tình yêu thì cần gì tới đời sống vợ chồng ?

Chính vì muốn phản đối quan niệm sống ấy mà em đã cố công xây dựng với anh, nhưng em thất bại. (Có lẽ em đã linh cảm về sự thất bại nên em đã không gật đầu khi anh đề nghị xin cưới em). Thất bại nên trốn chạy. Ra đi em chỉ mang theo vài bộ quần áo. Em đã bỏ lại rất nhiều bởi còn mong trở lại nếu giải quyết được bài toán số một này. Em phải chọn một môi trường sống mới để tập sống trở lại và để loại dần mọi thói quen xấu nhiễm vào thân từ gần ba mươi nǎm qua. Một khi rủ bỏ được chúng thì em mới có can đảm gặp lại anh. Lúc ấy em tin rǎ̀ng em sẽ lý trí hơn. Cả anh nữa, anh cũng sẽ "thiền" hơn mặc dù hiện tại cách xử sự của anh cũng không quá xa thái độ của những nhà tu trên ngọn Himalaya.

Em vẫn tiếp tục (theo thói quen) đọc những tờ báo về kinh tế và tổ chức xí nghiệp. Em vẫn cùng một lúc, kinh ngạc và thán phục những "thành công" của một số gương mặt trẻ với bảng kết toán cuối nǎm rực rỡ bǎ̀ng những chiffre d’affaires tính bǎ̀ng bạc triệu lùa về cho kho tài chánh của xí nghiệp, và tưởng tượng đến cuộc sống riêng sau lưng họ : những tình nhân bị bỏ quên, những đứa con rất ít khi được chơi đùa cùng bố, những người vợ ngồi trước bàn tiệc sinh nhật chờ chồng còn bận họp hành, tiếp tân, hay tệ hơn, còn dí mũi vào màn ảnh máy vi tính và dưới gầm bàn là cô thư ký riêng đang hì hục làm công tác của một ..Lewinsky !


♣ ♣

Trong mỗi con người tiềm tàng ý muốn tự hủy diệt (đôi khi cũng thôi thúc không kém bản nǎng sinh tồn), có điều không phải ai cũng làm được đến nơi đến chốn. Còn tùy ở thời cơ. Anh tự nhủ khi bước qua cánh cổng sǎ́t bên trên trồng dây leo, ở đấy chen lấn những chùm hoa tím và trǎ́ng: anh sǎ́p treo cổ, nhưng không bǎ̀ng sợi dây thừng. Có những kẻ, đối đầu với biến cố quan trọng trong đời, đã cạo nhǎ̃n đầu tóc, hành động tượng trưng cho một sự tùng xẻo xác thân. Anh cũng vậy, anh đang thực hiện một cuộc tùng xẻo tâm hồn.

Để vào được trong phòng phải bước qua đến ba cánh cửa, ngoài cùng là cánh cổng sǎ́t cao quá đầu người, thứ đến là cánh cửa gỗ dày và nặng, đen bóng, rồi mới đến cánh cửa bọc da nâu dẫn vào cǎn phòng làm việc. Một khi cánh cửa cuối cùng được đóng lại thì kẻ kia biến mất. Lão như bóng ma. Trong nhá nhem, đôi mǎ́t lão treo lủng lǎ̉ng ngang tầm đầu chiếc ghế dựa. Giọng nói lão trầm trầm, không mang rõ giới tính cũng không biểu tỏ cảm giác, chia đều, vang vọng lềnh bềnh trên mỗi góc của cǎn phòng như hệ thống thu-phát âm của một chiếc máy đǎ́t tiền. Tương tự như cách trao đổi tin tức giữa hai điệp viên hẹn nhau ngoài lộ, những kẻ đối thoại không đối mặt, không nhìn vào mǎ́t nhau : anh theo đuổi trần nhà và lão trong bóng tối mông lung.

Thói thường kẻ ra đi rồi trở lại hay cảm thấy khó khǎn trong lối xử sự. Đàng này ngược lại, chính tôi còn cảm thấy khó khǎn hơn. (Anh để rơi một âm thanh không trọn, một tiếng không hǎ̉n là tiếng cười nhưng tựa như cười, để che ngượng) Nghe tiếng máy xe thǎ́ng ở cổng tôi nhìn ra, nhận thấy dáng nửa sau chiếc xe mầu khói nhạt, tôi vội đứng lên. Thay vì ra cửa đón nàng, tôi thụt lùi vào sâu, đứng cạnh cửa vào phòng ngủ. Tiếng động bên ngoài nghe xa lǎ́c nhưng vẫn rõ ràng : tiếng cửa xe đóng sập, tiếng sột soạt dường như gây bởi những bao bì lôi từ sau khoang xe ra, giọng đối đáp của vài người (toàn giọng đàn bà) thǎm hỏi chuyện trò. Bây giờ lại có tiếng một kẻ thét to, chǎ́c hǎ́n vừa đi vừa nói "hoa đẹp quá" khiến tôi giật mình sực nhớ : lẽ ra tôi nên mua một bó hoa… hoa gì nhỉ, tôi chỉ thích có hoa quỳnh nhưng hoa quỳnh không phải là loại hoa dùng để cǎ́m độc bình, hoa quỳnh là loài hoa ngang ngược không chịu bị giam hãm ; nó khôn lǎ́m nên nó chọn đêm khuya nhoẻn cười và khép lại khi trời rạng sáng, thành ra nó chặn đứng được mọi toan tính chiếm đọạt… Anh ngừng nói, tưởng kẻ kia sẽ phát biểu điều gì đó. Nhưng không. Im lặng hoàn toàn. Lão dám ngủ gục lǎ́m đấy. Anh toan giang chân đạp chiếc ghế ngồi một cú để đánh thức lão dậy nhưng anh kịp dừng lại. Không cần. Anh có thế chỉ kể cho chính anh nghe thôi. Anh có thế bỏ quên lão, coi lão như mọi đồ vật trong gian phòng này. Tích tǎ́c tích tǎ́c. Bây giờ anh nhận ra có một ké khác đang thức là chiếc đồng hồ treo tườ̀ng. Nó to sầm, chân chạm đất vai vươn cao gần sát trần nhà, được chạm trỗ tinh vi. Anh phập phồng tin rǎ̀ng có một con chim cu từ trong ấy sẽ nhảy ra cúc cu cúc cu phá mất sợi ý tưởng đang được kéo ra từ ruột anh như hình ảnh người đàn bà kéo vải sợi mà anh từng trông thấy dạo nhỏ khi đi tản cư về vùng quê. Anh vội vàng tiếp tục mặc dù biết rǎ̀ng những ý nghĩ của mình rời rạc như cơm nguội: Có ông thi sĩ ở xứ tôi viết rǎ̀ng“con sóng tình vỗ mãi một âm” ; tôi thì tôi cho rǎ̀ng tiếng sóng không độc điệu, mỗi lần vỗ bờ sóng gây một tiếng động lạ. Trong suốt cuộc đời dài chúng ta không chỉ một lần xôn xao theo con sóng vỗ. Tôi ở Nha Trang khá lâu. Nha Trang là một thành phố biển. Mà hầu như tất cả những thành phố miền trung xứ tôi đều là thành phố biển. Tôi lên bốn hay nǎm tuổi gì đó. Đêm đối với tôi hồi ấy luôn có tiếng sóng vỗ ru tôi trong giấc ngủ, nhưng tiếng sóng không hề độc điệu. Nó trầm lǎ́ng dịu dàng khi có hơi thở mẹ kề bên ; nó gầm gừ khi bên ngoài những trận gió đuổi nhau xô vào mấy tấm phên mỏng mảnh ; nó nín hơi phập phồng khi con chó sủa thất thanh ; về sáng, khi bàn chân nhỏ của tôi đặt lên làn cát, nó không nói gì nữa, chỉ xào xạc như tiếng lá khô rơi…

Những ngày xa nàng có lúc tôi quay quǎ́t muốn đối hết mọi thứ để có nàng, chấp nhận mọi điều kiện, bất cứ điều kiện nào. Giờ nàng đã trở về, tôi đòi g̀i hơn ? Đôi khi tôi tự hỏi có phải tại tôi quá khiêm tốn chǎng. Bản chất con người là như thế, đừng cho rǎ̀ng người ta dữ hay lành, gán cho họ những phẩm từ hay/dở đều nhầm cả… Có một đêm, gia đình chúng tôi nǎ̀m tại sân ga ngủ để chờ con tàu từ phương bǎ́c về. Chỉ duy nhất một chiếc tàu ấy, người ta bǎ́t nó chạy từ phương bǎ́c về, không kịp nghĩ thở dốc, nó đã bị thúc hối lên đường ngược nẻo tìm về nơi đã ra đi. Hình như thành phố có tên là Sài gòn. Trên sân ga vô số kẻ đợi chờ, ban đầu đứng, sau mỏi quá bèn ngồi, ngồi lâu thì nǎ̀m. Thế đứng và thế ngồi chí chiếm ít chỗ thôi, nhưng ở thế nǎ̀m người ta cần nhiều chỗ hơn. Bố mẹ chúng tôi trong bất cứ việc gì cũng hành động sau mọi người nên khi họ có ý muốn nǎ̀m thì không còn chỗ nữa. Với một sự việc cỏn con như vậy chúng ta cũng có thể xét đoán và phê phán. Bố tôi vốn quen thói chẻ sợi tóc làm tư, đã nhân việc ấy bàn về thái độ sống của ông. Bố tôi cho rǎ̀ng ông có sǎ̃n thái độ đầu hàng, chịu thua tự thuở sơ sinh. Ngồi trên ghế không bao giờ ông ngồi vào giữa lòng ghế, ông chỉ ngồi bên mé để “sǎ̃n sàng ra đi”nhường lối cho kẻ khác. Người ta có thể cho rǎ̀ng bố tôi tốt có giáo dục, biết nhường nhịn ; người ta cũng có thể cười khỉnh cho ông là đứa hèn nhát bất tài không biết tranh đua… Riêng tôi tôi không khen mà cũng chǎ̉ng chê ông, tôi hành động hệt như ông, nhưng đồng thời tôi nghĩ giá tôi có thể hành động ngược lại. Mẹ tôi mỏi quá không chịu nổi đành ngồi xuống. Em tôi, con bé mới chỉ lên ba, nó không biết nhường nhịn như chúng tôi, chǎ̉ng những ngồi xuống, còn xô chân người bên cạnh để chiếm lấy một chỗ nǎ̀m. Người nọ hé mǎ́t nhìn, rụt chân lại. Thế đấy. Sống là phải gõ lên mọi cánh cửa, nếu cửa không mở thì gõ mạnh hơn, liên tục cho đến khi nào kẻ bên trong chịu thua mới thôi. Tôi thì không bao giờ đấm mạnh lên một cánh cửa đã đóng chặt. Vả lại, tình yêu không phải van xin mà có được. Ngọn đèn bên cạnh người nghe bổng sáng lên báo hiệu giờ đã mãn. Chỉ thảnh thơi ngồi nghe mà cũng mệt ư ? Anh nhìn lão, với kẻ xa lạ mà anh bổng dưng mang tâm tình riêng ra kể lể, chiếc áo may bǎ̀ng một loại hàng đǎ́t tiền nhưng nhàu nhò thảm hại, cà-vạt nới lỏng, kính trǎ́ng trể tận sống mủi, một mẩu người hoặc đang theo đuổi những lý tưởng cao vời hoặc chỉ tượng trưng cho chuỗi thất chí liên tục đến không còn biết mình là ai nữa. Lão ngồi vào bàn ghi chép vài giòng lên trang giấy trǎ́ng quên cả đáp lễ anh khi cánh cửa nhỏ hé ra vừa cho một người khác bước vào (và anh bước ra).

Mỗi tuần một lần anh bước trên lối cũ, lề đường buối sớm bao giờ cũng ngập lá rụng, quán cà-phê mở mǎ́t ngáp dài, sạp báo ngọ nguậy, chiếc xe rác hấp tấp há miệng tợp gọn hàng tấn phế thải, những ngọn đèn đường càng lúc càng lún sâu trong vực thǎ̉m của sương mù. Mùa lạnh đã về trên thành phố núi, mọi người chuẩn bị mùa lễ Các Thánh bǎ̀ng những đóa hoa cúc vàng rực, đồng óng ánh, tím biêng biếc, trǎ́ng bạch tang chế và từng vạt hoa anh thảo, loài hoa cỏ rác nhưng duyên dáng và kiểu cách quá chừng. Nét yểu điệu cúa hoa anh thảo, cái lối che nửa mặt của nó dễ thương làm sao ! Chỉ tiếc cái người ta đã dùng nó để trang trí các ngôi mộ. Anh đỗ xe khá xa nên phải cuốc bộ một đoạn dài, vừa đi vừa thả ý nghĩ trôi về F. Ngay cả những ý nghĩ về các cây hoa vừa rồi cũng có chút hơi hướm F. đấy. Hơi hướm nàng không chỉ ở nơi thân thể một thước sáu lǎm, bốn mươi tám cân, da trǎ́ng, tóc nâu đậm ; nó còn tỏa ra và còn thấm từng giọt vào mọi vật chung quanh anh. Giờ nàng đã không còn là F. của những nǎm tháng đầu tiên. Nàng là mẫu người hoạt động nhưng càng hoạt động, nàng càng lo lǎ́ng, sợ hãi ; sợ tính toán nhầm, sợ vấp váp trên đường đi, sợ không đạt nổi mục đích nhǎ̀m tới, vì vậy nàng như bị công việc cuốn hút không rứt ra được. Trách nhiệm khiến nàng quên bǎ̉ng cuộc sống của chính nàng còn nói gì đến kẻ chung quanh. Trong một thời gian dài anh làm kế toán cho một công ty nọ, ngồi chung phòng với bà phó giám đốc. Bà này có thói quen mở nhạc rất to, những bản nhạc cổ điển tây phương trong khi làm việc, điều này khiến anh không tập trung được tư tưởng. Một cách vô ý thức anh nhíu mày đúng vào lúc bà ta ngẩng lên nhìn anh, chợt hiểu ra bà ta cười khoái trá, giải thích rǎ̀ng đấy là khả nǎng đặc biệt chỉ có nơi người đàn bà : nàng có thể làm hai việc cùng một lúc, vừa thưởng thức nhạc vừa làm việc… Thế tại sao F. đã thất bại vì theo đuối công việc đến quên cả đời sống lứa đôi ? Chốc nữa, khi đến nơi anh sẽ đặt câu hỏi này với lão. Mỗi lần trên đường đến gặp lão anh lại dự liệu một số điều định nói ; lẽ ra với lối xử sự của lão, anh tự do nói hươu nói vượn, nói gì thì lão cũng gật gù ra điều là ta có chú ý nghe, mỗi điều đều hàm chứa đâu đó một phương trình ẩn, chỉ cần cân bǎ̀ng chúng, nhận ra đâu là x đâu là y và cuối cùng sẽ cho phép lão phǎng ra con đường tìm kiếm, nó sẽ dẫn lão đến ánh sáng phía cuối đường hầm, cho phép lão dìu cả anh, theo lối ấy cùng thoát ra. Nhưng lão quên rǎ̀ng lão đang thực hành khoa học về con người chứ không phải khoa học thuần lý. Có nghĩa là anh chǎ̉ng mong đợi một cứu rổi nào nơi lão. Thì ra anh đến với lão không với tư cách bệnh nhân tìm thầy thuốc . Anh chỉ cần một con người chịu nghe anh nói ; vậy tại sao anh không chọn một người đàn bà ? Giá anh chọn một người đàn bà hǎ̉n bà ta đã chịu khó nghe anh hơn lão. Người đàn bà rất thích nghe người ta tố khổ một người đàn bà khác, miễn không phải là chính họ bị tố khổ. Hoặc giả, tại sao anh không thể ghi lên trang giấy tất cả những điều anh kể với lão, trang giấy còn chịu yên lặng nghe anh hơn cả lão mà lời anh còn được giữ lại vĩnh viễn …


♣ ♣ ♣

Một buổi chiều ông Hạo ra vườn và lại nhìn thấy chiếc xe đỗ ở cổng. Mọi chuyện xảy ra y hệt lần trước. Ông báo tin cho con trai qua điện thoại đoạn ra vườn tiếp tục sǎn sóc hoa. Ông chǎ́c mẫm khi xong việc trở vào sẽ thấy cậu con trai ngồi yên lặng hút thuốc như lần trước. Nhưng không. Khi ông vào nhà con ông đã lái xe đi. Trông thấy bà ông đưa mǎ́t dò hỏi. Bà Hạo có vẻ nhẹ thở giải thích : Nó đi về rồi. Lần này không có vẻ buồn như lần trước. Rồi bà thêm, giọng tươi cười : Cái thǎ̀ng thiệt vô duyên, khi không nó hỏi tui mùa nào thì hoa quỳnh nở hở má.






| UNIVERSELLE LITERATUR | UNIVERSAL LITERATURE | LITERATURA UNIVERSAL | LETTERATURA UNIVERSALE | УНИВЕРСАЛЬНАЯ ЛИТЕРАТУРА |
vietvanmoinewvietart007@gmail.com