Việt Văn Mới
Việt Văn Mới




ĐỌC “TRƯỜNG CA ĐÁ CHÁY”

CỦA NHÀ THƠ TRẦN NHUẬN MINH

( NXB HNV- 2020)




  
        

N ăm 1963 tôi về nhận công tác tại công trường xây dựng mỏ than Vàng Danh. Tại đây, tôi đã đọc “Vùng Mỏ” của nhà văn Võ Huy Tâm và đến năm 1986 nghĩa là hơn 20 năm sau, tôi mới được nghe tin nhà thơ Trần Nhuận Minh viết về than, có “Trường ca Đá cháy” của hay lắm. Trong lòng cũng ước ao được đọc xem nó thế nào… Nhưng không có mà đọc. Trong tâm tư, vẫn để ý ở đâu có bán “Trường ca Đá cháy” của thì mua.

Năm 2011, báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, đăng tin “Trường ca Đá Cháy” của của nhà thơ họ Trần, được tặng Giải Đặc biệt của Hội Nhà Văn Việt Nam và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) nhân 75 năm này Truyền thống Công nhân ngành Than và khoáng sản Việt Nam. Điều mong muốn được đọc “Trường ca Đá cháy” của lại mãnh liệt cháy bỏng hơn…

Rất may mắn, vào dịp Kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, dịp 3/ 2/ 2020, tôi đã có bản trường ca này trong tay. Tôi vui khôn tả. Trong buổi sinh hoạt ban Văn học hội Văn học Nghệ thuật TP Uông Bí, tôi đọc ngay vào tác phẩm mà không đọc lời đầu sách, vì trước đó, tôi đã đọc bài “Tôi viết Trường ca Đá cháy ở mỏ Hà Lầm” của của nhà thơ, đăng trên báo Hạ Long số Xuân Canh Tý.

Đọc lần 1, tôi thấy còn nhiều điều vẫn lơ mơ không hiểu được cái sâu xa sắc sảo của tác phẩm, nên tôi đã quyết định đọc lại lần nữa và đọc cả lời đầu sách, cả ý kiến của GS Phong Lê: “Trần Nhuận Minh và 3 lần định vị cho thơ ”, của phần viết về Trường ca Đá cháy, của cả bài “ Giá trị Nghệ thuật thơ Trần Nhuận Minh - Chất sử thi trong Trường ca Đá cháy ” của Phùng Trọng Bình ( GS TS văn học Đại học Trung Hoa) và Dương Hạ Nguyệt ( ThS Văn hoc Đại học Trung Hoa) do Hoàng Thiên Hương ( Nhà báo, hệ Phát thanh đối ngoại Đài TNVN) dịch, khi tác phẩm này được dịch và xuất bản bằng tiếng Trung tại Bắc Kinh, tôi mới có điều kiện thêm để tìm hiểu tác phẩm.

“Trường ca Đá cháy” của có 5 chương” Chương I : Từ đó bắt đầu, của Chương II : Người thợ , của Chương III : Mảnh đất hình cánh dơi, của Chương IV: Sư đoàn Than, của và Chương V : Lửa. của Nội dung phong phú. Sự sắp xếp này theo cá nhân tôi là hợp lý, có sự kết nối liên thông với nhau, đọc liền mạch dễ hiểu… Đọc “Trường ca Đá cháy” của giúp bạn đọc, trong đó có tôi, hiểu thêm về lịch sử hòn than Việt Nam và Những người thợ mỏ Việt Nam. Qua “Trường ca Đá cháy” của cho chúng tôi thấy: Người công nhân khi trở thành người chủ mỏ, đã suy tư trăn trở và tự giác cống hiến như thế nào, kể cả khi còn khó khăn ăn thiếu, mặc rét, ủng rách, lò ngập nước hoặc mất điện… Đọc từng chương, từng chương… giúp bạn đọc như tôi, có sự cảm nhận, cảm xúc thật về Than và cấp độ cảm xúc được tăng dần theo từng chương, và giúp người đọc càng thêm tin, thêm quý người công nhân làm than, trong thời bình thì biết cống hiến cho than, thời chiến thì biết cầm súng để bảo vệ cho than và bảo vệ Tổ Quốc của minh… Cũng qua “Trường ca Đá cháy”, tôi yêu thêm sự nghiệp của giai cấp công nhân, hiểu thêm tấm lòng kiên trinh với Than của tác giả, và qua than là tấm lòng người với gia đình và xã hội, với những câu thơ cảm động viết về mẹ, thắm thiết viết về người yêu, chân thành viết về bạn bè…

Nói về thơ và nhà thơ Trần Nhuận Minh trên các báo và tạp chí văn học đã nhiều rồi, tôi không còn gì để nói thêm, chỉ biết ông là con người hoà đồng chín chắn chỉn chu, nhìn người với lòng tốt và sự bao dung…

Đọc “Trường ca Đá cháy”, với sự trân trọng quý mến tuyệt vời, tôi càng yêu mến và cám ơn ông, đã viết hay về giai cấp công nhân, đề tài này rất khó viết hay, nhất là thơ, đã viết hay về Ngành than và Những người thợ mỏ chúng tôi.



. Cập nhật theo nguyên bản của tác giả chuyển từ Quảng Ninh .