DƯƠNG TRỮ LA

  • Tên thật: Dương Ngọc Lạc
  • Sinh ngày 16/3/1937
  • Nguyên quán: An Nhơn, Gò Vấp, Gia Định
  • Bắt đầu làm thơ từ năm 1955
  • Ký bút hiệu Tâm Đạm, ông vào làng văn, làng báo Sài gòn cuối thập niên 50, thế kỷ XX, cùng thời với Hoài Điệp Tử, Ngô Tỵ, Phan Yến Linh, Trần Xuân Thành, Trương Đạm Thủy, Thiên Hà, Phương Triều, Tô Kiều Phương, Song Phố, Thanh Việt Thanh, Hoài Hương Tử…
  • Sau khi đoạt giải nhất truyện ngắn báo Tiếng Chuông năm 1963, bút hiệu Dương Trữ La mới bắt đầu xuất hiện chung với nhà văn Bình Nguyên Lộc trong tiểu thuyết tình cảm xã hội “Lòng ngỡ quên mà nhớ rất xa” đăng “feuilleton” trên báo. Từ đó, với bút hiệu này, ông trở thành nhà văn viết tiểu thuyết hơn là nhà thơ Tâm Đạm, mặc dù ông làm thơ rất nhiều và đăng trên các báo thời ấy.
  • Sau năm 1975, ông ngưng viết một thời gian, làm công tác Bảo tàng.
  • Năm 1982, ông viết tiểu thuyết trở lại cho đến lúc từ giã cõi trần. Ông mất lúc 0giờ ngày 20/7/2000 ( tức 20 tháng 6 năm Canh Thìn ) để lại cho đời nhiều tác phẩm được đánh giá tốt. Tác phẩm của ông ít nhiều phản ánh cuộc sống của tầng lớp dân nghèo thành thị trong giai đoạn 1955 – 1975.
  • TÁC PHẨM TIÊU BIỂU :

    THƠ:

  • Đường máu tâm tư (1961), Giọt linh hồn (1962), Đường thơ dưới mộ (1963)

  • VĂN & TRUYỆN :

  • Bàn tay vào mộng (tập truyện, 1963); Lòng ngỡ quên mà nhớ rất xa (tiểu thuyết đăng “feuilleton” chung với Bình Nguyên Lộc 1963-1964); Nhớ nhung; Vẫn còn dang dở (truyện dài, 1966); Gái hoàn lương; Tình yêu và chiến tranh; Nắng bên kia đồi (tiểu thuyết, 1967); Con gái tuổi Dần (truyện dài, 1968); Tuyển tập mùa thu (truyện ngắn, 1969); Chiều nghiêng bóng nhỏ; Cuối đường kỷ niệm (tiểu thuyết, 1969); Bên kia một dòng sông (tiểu thuyết, 1971); Cho buồn lòng ai (tiểu thuyết, 1972; tái bản 1990, 1997); Tình ơi… chia xa (truyện dài, 1990); Đời em như áng mây (tiểu thuyết, 1991)…




  • ĐĂNG TẢI TRÊN VIỆT VĂN MỚI

    ĐÃ ĐĂNG TẢI TRÊN NEWVIETART.COM

    . DUYÊN HỜ VỚI ĐÊM SẦU ĐÊM CHIA ĐÔI ĐÒ SANG SÔNG RỒI BÀI THƠ TRẮNG .